Bệnh viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh

Bệnh viêm kết mạc mắt thường xảy ra vào mùa hè, rất dễ lây lan và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh viêm kết mạc mắt có nguy hiểm hay không điều băn khoăn của rất nhiều người. Bởi bệnh gây ra cảm giác khó chịu và cũng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết sau đây.

1. Bệnh viêm kết mạc mắt là gì?

Kết mạc mắt là một lớp màng mỏng trong suốt, bên trong có chứa các mạch máu. Kết mạc bao phủ phần mặt trong của sụn mi và củng mạc của nhãn cầu, tạo thành hai túi cùng đồ phía trên và dưới.

Viêm kết mạc mắt hay còn được biết nhiều với cái tên là bệnh đau mắt đỏ. Khi mắc bệnh, phần niêm mạc thường xuất hiện tình trạng sưng tấy hoặc nhiễm trùng do bị vi khuẩn xâm nhập. Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện mọi thời điểm trong năm nhưng thường phát triển nhanh và lây lan thành dịch chủ yếu vào mùa hè.

bệnh viêm kết mạc mắt

2. Phân loại bệnh viêm kết mạc mắt

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, viêm kết mạc mắt được phân thành 3 loại như sau:

2.1 Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn, virus

Các loại viêm kết mạc mắt này có thể xảy ra cùng với một số triệu chứng như: cảm lạnh, đau họng,… Viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus đều có thể ảnh hưởng đến một mắt hoặc cả hai bên. Đặc biệt, chúng rất dễ lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết từ người mắc một cách trực tiếp và gián tiếp.

2.2 Viêm kết mạc mắt do dị ứng

Bệnh viêm kết mạc mắt dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng. Chẳng hạn như: phấn hoa, khói bụi, lông động vật,… Để chống lại các tác nhân này, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể Immunoglobulin E (IgE). Loại kháng thể này sẽ kích hoạt các tế bào đặc biệt có trong niêm mạc, đường hô hấp giúp giải phóng chất gây viêm. Điều này tạo ra một số triệu chứng: đỏ mắt, ngứa mắt, sưng phù.

Viêm kết mạc mắt dị ứng không có yếu tố lây nhiễm. Bệnh thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng. Tình trạng này không gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người mắc không bị dị ứng toàn thân hoặc tái lại nhiều lần.

lông động vật

2.3 Viêm kết mạc mắt do kích ứng

Khi hóa chất hoặc các dị vật rơi vào mắt có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt. Lúc này cơ chế báo động tại mắt được kích hoạt khiến nước mắt chảy ra để rửa trôi dị vật, làm sạch hóa chất. Viêm kết mạc kích ứng thường có các triệu chứng như: nhức mắt, chảy nước mắt, tiết dịch nhầy,… Bệnh thường tự khỏi trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị.

Đối với trường hợp hóa chất rơi vào mắt, nếu nước sạch không thể cải thiện các triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Việc hóa chất rơi vào mắt có thể gây ra các tổn thương hoặc thương tật vĩnh viễn cho mắt.

chảy nước mắt

3. Nguyên nhân nào gây bệnh viêm kết mạc mắt?

Có không ít các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm kết mạc. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến và hay gặp nhất là:

3.1 Virus, vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn như:lậu cầu, phế cầu, tụ cầu vàng,…có trong bụi bặm, không khí khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào giác mạc gây ra phản ứng viêm kết mạc ở mắt.

Bên cạnh đó, các loại virus: Herpes zoster, Enterovirus,… cũng gây ra tình trạng viêm. Tuy nhiên, viêm kết mạc do virus gây ra thường phổ biến hơn và chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh. Bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày khi được điều trị tích cực.

Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn, virus gây ra có thể dễ dàng lây nhiễm và nhanh chóng bùng phát thành dịch.

virus

3. 2 Dị ứng

Tình trạng viêm kết mạc mắt là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên: phấn hoa, bụi bẩn,… Bệnh không lây nhiễm và thường gặp ở những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác như: hen suyễn, sốt,… Ngoài phản ứng sưng ngứa, chảy nước mắt thì người bệnh có thể chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng,…

phấn hoa

3.3 Hóa chất, dị vật

Cũng giống như viêm kết mạc do dị ứng gây ra, hai yếu tố trên cũng không có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh. Với các trường hợp hóa chất và dị vật rơi vào trong mắt thông thường, sau khi rửa sạch mắt có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hoặc mỡ tra mắt để giảm tình trạng đỏ mắt, khó chịu. Với trường hợp hóa chất có tính ăn mòn thì cần rửa sạch mắt ngay lập tức với nước để loại bỏ chất độc hại. Sau đó, người bệnh cần di chuyển ngay đến các cơ sở chuyên khoa gần nhất để được kiểm tra và điều trị.

hóa chất

3.4 Sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng là một trong những nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng viêm kết mạc mắt. Việc bảo quản và vệ sinh kính áp tròng không thường xuyên khiến vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ nhiều, gây nguy cơ nhiễm trùng. Loại viêm kết mạc mắt này không có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh.

sử dụng lens mắt

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc mắt

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà người mắc viêm kết mạc sẽ có một số dấu hiệu khác nhau. Những người mắc viêm kết mạc do dị ứng có thể thấy mắt ngứa ngáy, rất khó chịu. Nếu nguyên nhân đến từ virus thì mắt sẽ thường sưng, khô nên chảy nhiều nước mắt. Ngoài ra mắt sẽ sưng tấy và có cảm giác đau âm ỉ nếu nguyên nhân viêm kết mạc xuất phát từ vi khuẩn.

Bên cạnh một số triệu chứng riêng kể trên, viêm kết mạc cũng có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Mắt đỏ, tiết nhiều nước mắt.
  • Mắt có cảm giác cộm và ngứa dữ dội.
  • Mắt liên tục tiết dịch nhầy, mủ màu xanh.
  • Khi ngủ dậy, thấy mắt có màng, nhiều ghèn mắt.
  • Cảm thấy chói mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Xem thêm:

mắt tiết nhiều dịch nhầy

5. Bệnh viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc mắt đều lành tính và không gây nguy hiểm. Khi được phát hiện và điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh khỏi trong khoảng 1 tuần. Với các trường hợp nặng hơn thì cần từ 10 -15 ngày. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và bùng phát thành dịch nên cần được kiểm soát và phòng ngừa cẩn thận.

Mặc dù vậy, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Bệnh kéo dài trên 20 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Người bệnh không đáp ứng điều trị với các loại thuốc thông thường.
  • Bệnh viêm kết mạc mắt tiến triển nặng, sưng tấy to, đau đớn dữ dội.
  • Người mắc có dấu hiệu mắt mờ, thị lực bị ảnh hưởng.

Viêm giác mạc có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Viêm kết mạc mùa xuân: Nhú gai quá phát triển ở kết mạc sụn mi trên, gây loét trợt nông giác mạc.
  • Mắt hột gây sẹo giác mạc, khô mắt, bờ mi biến dạng, lông quặm, mù lòa.
  • Viêm kết mạc do virus Adenovirus có thể gây bệnh viêm giác mạc chấm nông.
  • Viêm kết mạc do khuẩn lậu có thể gây viêm loét giác mạc, thậm chí là thủng nhãn cầu.

giác mạc bị loét

6. Điều trị viêm kết mạc mắt như thế nào?

Theo các bác sĩ, nguyên tác điều trị bệnh viêm kết mạc mắt là loại bỏ các tác nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng.

Nếu viêm kết mạc do virus gây ra thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh có thể rửa sạch mắt bằng nước, chườm mát mắt. Hoặc dùng thêm nước mắt nhân tạo để giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc kháng sinh để phòng chống việc bội nhiễm do vi khuẩn. Với người mắc viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định điều trị kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt.

Trong trường hợp viêm kết mạc do dị ứng thì người bệnh cần tìm ra tác nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc. Việc điều trị trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống dị ứng. Đồng thời có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác khó chịu.

nhỏ nước mắt nhân tạo

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc

Bệnh rất dễ lây nhiễm và cũng dễ tái phát. Bởi vậy, mỗi người cần chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh qua các cách sau:

  • Hạn chế thói quen đưa tay chạm hoặc dụi mắt.
  • Sử dụng kính chống bụi bẩn tránh các tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào mắt.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm chứa dưỡng chất tốt cho mắt: Vitamin, A, E, C, axit béo omega-3,…
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt , mỹ phẩm,…
  • Xây dựng thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi tiếp xúc với mắt.
  • Thường xuyên thăm khám mắt tổng quát để theo dõi tình trạng sức khỏe mắt, phát hiện và điều sớm các bệnh lý về mắt (nếu có).

Xem thêm:

bổ sung thực phẩm giàu omega 3

Tóm lại, bệnh viêm kết mạc mắt không quá nguy hiểm khi được phát hiện và điều trị sớm. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh rất dễ lây lan và có thể tái phát nhiều lần nên mỗi người cần có ý thức chủ động phòng tránh bệnh.

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *