Phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt

Khi mí mắt có các triệu chứng bất thường không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt đúng cách.

Mi mắt là nếp da mỏng, bao quanh vùng mắt. Mí mắt được kết nối với các cơ giúp đóng mở. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ mắt, giữ ẩm giác mạc, cản ánh sáng khi ngủ,… Mí mắt có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thị lực và tính thẩm mỹ của gương mặt. Dù kích thước rất nhỏ nhưng bộ phận này lại có cấu trúc phức tạp. Gồm các các lớp da, cơ, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu và mỡ. Do cấu trúc phức tạp cùng với việc phải tiếp xúc với nhiều yếu tố gây hại, mí mắt có nguy cơ mắc một số bệnh lý.
Viêm bờ mi, quặm mi, chắp, lẹo, u mí mắt, sụp mí,… là một số bệnh lý về mí mắt thường gặp. Khi thấy mắt có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín như Bệnh viện mắt Thiên Thanh để được thăm khám bởi bác sĩ, chuyên gia đầu ngành và có chỉ định phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt một cách chính xác. Không nên tự điều trị tại nhà hoặc làm theo các bài thuốc dân gian. Điều này có thể gây nhiễm trùng, làm bệnh trở nặng và khó điều trị hơn thậm chí để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến thị lực hoặc thẩm mỹ của người bệnh.

1. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một căn bệnh khá phổ biến đặc biệt ở những người có da dầu. Nguyên nhân do vi khuẩn bám vào bờ mi gây viêm tấy. Ngoài ra, căn bệnh này cũng liên quan đến chứng khô mắt, tình trạng bội nhiễm vi khuẩn hoặc một số bệnh ngoài da khác.

bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm (đau, nóng, sưng) ở mí mắt. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể xảy ra trên:

  • Bên trong mí mắt (viêm bờ mi sau)
  • Bên ngoài mí mắt (viêm bờ mi trước)
  • Góc của mí mắt (viêm bờ mi góc)

Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm bờ mi không ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu vì tình trạng ngứa, sưng tấy, bỏng rát.

1.1 Nguyên nhân gây viêm bờ mi

  • Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bờ mi là do vi khuẩn. Điều này có thể xảy ra ở gốc lông mi hoặc trong các tuyến của mí mắt.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm:
  • Nhiễm virus hoặc nấm.
  • Dị ứng.
  • Kích ứng với thuốc nhỏ mắt hoặc mỹ phẩm.
  • Các tuyến dầu bị chặn ở rìa mí mắt.
  • Nhiễm ve.
  • Các vấn đề về da như: viêm da (ví dụ chàm hoặc vảy nến), gàu, bệnh rosacea, các vấn đề về tuyến bã nhờn.

1.2 Triệu chứng viêm bờ mi

  • Khô mắt.
  • Cộm xốn, cảm thấy có vật lạ trong mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Mắt đỏ, bờ mi đỏ.
  • Cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt.
  • Mí mắt xuất hiện nhờn.
  • Mí mắt ngứa, đỏ, sưng.
  • Bong da, bám vảy ở quanh mắt và lông mi.
  • Chớp mắt thường xuyên hơn.
  • Mờ mắt nhưng thường cải thiện khi chớp mắt.

triệu chứng viêm bờ mi

1.3 Những ai dễ mắc bệnh viêm bờ mi?

Viêm bờ mi có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ em ở cả hai giới. Nhưng những người có da dầu, có gàu hoặc có một số bệnh lý về da nhất định thường có nguy cơ dễ mắc viêm bờ mi hơn.

1.4 Chẩn đoán

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm để chỉ ra bệnh viêm bờ mi. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ cần thực hiện một loạt các thao tác. Bao gồm kiểm tra tiền sử sức khỏe, kiểm tra mí mắt, lông mi, kiểm tra thị lực, khám sinh hiển vi, lấy dịch tiết nuôi cấy, kiểm tra nhãn áp.

1.5 Chẩn đoán và điều trị

Việc điều trị viêm bờ mi sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Nhưng nhìn chung bệnh viêm cơ mi không cần thực hiện các thủ pháp phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt phức tạp. Sau khi kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm, người bệnh có thể được chỉ định một số hoặc tất cả những phương pháp sau:

  • Đắp gạc ấm: Sử dụng gạc hoặc khăn sạch và thấm nước ấm. Vắt nước thừa và đặt gạc hoặc khăn lên mí mắt. Thời gian đắp thường kéo dài vài phút. Lặp lại thao tác này để giữ nhiệt độ trên gạc/khăn. Việc này sẽ giúp làm mềm các phần vảy cứng bám quanh mí mắt. Đồng thời còn làm tan dầu từ các tuyến nhờn, tránh phát triển thành lẹo mắt.
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh viêm bờ mi có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt. Thuốc kháng sinh giúp giải quyết nhiễm trùng do vi khuẩn và giảm kích ứng. Trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể cần sử dụng thêm kháng sinh đường uống.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng omega-3 có trong cá hoặc dầu hạt lanh sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ăn rau lá xanh và tránh thức ăn nhiều chất béo cũng đem lại hiệu quả. Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia.
  • Đảm bảo vệ sinh: Vệ sinh kém có thể là một yếu tố gây viêm bờ mi. Việc đảm bảo thường xuyên làm sạch vùng mí mắt có thể hạn chế tình trạng tái phát. Ngoài làm sạch lông mi, gội đầu và lông mày bằng dầu gội chống vi khuẩn cũng sẽ giúp kiểm soát tính trạng bệnh.

2. Chắp

Chắp là hiện tượng sưng hoặc hình thành một khối u không đau ở khu vực trên mí mắt. Khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành khi tuyến dầu (còn gọi là meibomian) bị tắc nghẽn. Chắp thường hình thành ở mí mắt trên nhưng đôi khi có thể hình thành ở mí mắt dưới.

bệnh chắp mắt

Dù cùng gây ra “1 cục u trên mí mắt” nhưng Chắp và Lẹo là hai tình trạng khác nhau. Lẹo là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và gây đau. Trong khi đó Chắp thường không hoặc ít đau và xuất hiện ở xa hơn trên mí mắt.

2.1 Triệu chứng chắp mắt

Khi bị Chắp, bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Vết sưng không đau ở mí mắt, thường ở mí mắt trên.
  • Kích ứng nhẹ, khiến mắt người bệnh chảy nước mắt.
  • Nhìn mờ do khối sưng lớn chèn vào nhãn cầu.

triệu chứng chắp mắt

2.2 Chẩn đoán – Điều trị chắp

Khi có các triệu chứng trên, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu chưa thể gặp bác sĩ bạn có thể thực hiện một số lưu ý sau để giảm nhẹ tình trạng bệnh.

  • Tuyệt đối không ấn, nặn chắp vì có thể chèn ép làm tổn thương mắt.
  • Chườm ấm: Làm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước ấm. Giữ nó trên vùng bị chắp trong 15 phút. Lặp lại ít nhất ba lần một ngày để giúp tuyến dầu bị tắc mở ra.
  • Massage: Nhẹ nhàng xoa bóp mí mắt vài lần một ngày. Massage vài phút mỗi ngày, sử dụng áp lực từ nhẹ đến trung bình. Massage nhẹ nhàng có thể giúp mở tuyến dầu bị tắc.
  • Vệ sinh cẩn thận: Không trang điểm mắt khi bạn bị chắp. Sau khi chắp xẹp, giữ vùng mắt sạch sẽ, tránh chạm vào mắt.
    Thông thường chắp sẽ biến mất trong một tháng hoặc ít hơn.

Trong trường hợp, chắp quá lớn, không biến mất hoặc liên tục tái phát người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm sưng hoặc thực hiện thủ thuật để chích chắp.

phẩu thuật điều trị bệnh lý mí mắt chắp mắt
Phẫu thuật trích chắp mắt

3. Lẹo

Lẹo là vết sưng đỏ, gây đau ở vùng mí mắt. Lẹo hình thành khi tuyến dầu trong nang lông mi hoặc da mí mắt bị bít tắc và nhiễm khuẩn.

bệnh lẹo mắt

Lẹo có thể xảy ra cả ở bên trong và bên ngoài mí mắt. Trong hầu hết các trường hợp, lẹo sẽ tự khỏi sau một đến hai tuần.
Lẹo và Chắp là hai tình trạng dễ bị nhầm lẫn. Chắp là vết sưng thường xuất hiện xa hơn trên mí mắt. Chắp không gây đau và không gây ra do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cách điều trị chắp và lẹo gần như tương tự nhau.

3.1 Triệu chứng lẹo

Các dấu hiệu và triệu chứng của lẹo mắt bao gồm:

  • Sưng đỏ kèm đau dọc theo mép mí mắt gần lông mi.
  • Sưng một vùng mí mắt hoặc toàn bộ mí mắt.
  • Đóng vảy dọc mí mắt.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Đau và ngứa.
  • Chảy nước mắt.
  • Cộm mắt, cảm giác rằng có một cái gì đó trong mắt.

3.2 Điều trị lẹo

Mụn lẹo thường sẽ tự biến mất sau một đến hai tuần mà không cần can thiệp phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt. Để giảm bớt các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh, người bệnh có thể chườm ấm vùng mí mắt. Việc này sẽ giúp làm giảm tắc nghẽn các tuyến dầu và giảm cảm giác sưng đau. Đồng thời cần giữ vệ sinh và thường xuyên làm sạch nhẹ nhàng vùng mí mắt. Lưu ý tuyệt đối không cố nặn hoặc chà xát mụn lẹo. Ngoài ra tránh sử dụng kính áp tròng và các sản phẩm trang điểm mắt cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế nếu đã thực hiện các biện pháp trên nhưng vẫn không cải thiện hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn với các triệu chứng sau:

  • Vết lẹo to, đau đớn hơn hoặc bị chảy máu.
  • Lẹo che khuất tầm nhìn và ảnh hưởng thị lực.
  • Vùng mí mắt bị đóng vảy.
  • Vết mẩn đỏ lan sang toàn bộ mí mắt, má hoặc các vùng khác trên mặt.
  • Mụn lẹo liên tục tái phát ngay khi vừa khỏi.

Khi đến các cơ sở y tế và được thăm khám, bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng các phương pháp điều trị y tế cho bệnh lẹo mắt bao gồm:

  • Rạch một đường nhỏ để rút mủ trong mụn lẹo.
  • Chỉ định sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên mí mắt hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Đôi khi sẽ sử dụng kháng sinh đường uống với trường hợp bị nhiễm trùng quanh mắt hoặc sau khi rạch rút mủ.
  • Tiêm thuốc giúp giảm sưng.

3.3 Phòng ngừa bệnh lẹo

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lẹo là giữ gìn vệ sinh da mặt tốt, bao gồm:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào mặt và mắt.
  • Rửa tay trước và sau khi tháo kính áp tròng. Làm sạch kính bằng dung dịch chuyên dụng. Tuân thủ các quy định về sử dụng kính áp tròng của nhà sản xuất.
  • Rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn hoặc lớp trang điểm trước khi đi ngủ.
  • Tuân thủ các quy định về hạn sử dụng của đồ trang điểm mắt. Không dùng chung đồ trang điểm mắt với bất cứ ai.

4. U mí mắt, u mỡ vàng

Bệnh u vàng, ban vàng là tình trạng các mảng màu vàng nằm dưới da xuất hiện quanh mí mắt (thường tập trung ở gần khóe mắt). Vùng tổn thương có thể lồi lên hoặc bằng phẳng. Bệnh u vàng, ban vàng xảy ra do rối loạn chuyển hóa lipid khiến hình thành các mảng chất béo tích tụ dưới da. Dù u vàng, ban vàng không gây hại nhưng người bệnh thường muốn loại bỏ các vùng tổn thương vì lý do thẩm mỹ.

bệnh u vàng ban vàng
4.1 Nguyên nhân gây bệnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng một nửa số người mắc bệnh u vàng, ban vàng có lượng cholesterol hoặc chất béo trong máu cao. Do đó những người có các đặc điểm sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Thừa cân.
  • Nghiện thuốc lá, rượu bia.
  • Cholesterol cao.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Cao huyết áp .
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Tiền sử gia đình có cholesterol cao hoặc xanthelasma.

Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người mắc bệnh không có các dấu hiệu bất thường về cholesterol.

4.2 Chẩn đoán

Việc chẩn đoán u vàng, ban vàng khá dễ dàng vì màu sắc và vị trí đặc thù. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kiểm tra mức lipid trong máu. Điều này có thể cho biết liệu có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào là nguyên nhân gây ra u vàng, ban vàng hay không.

4.3 Điều trị bệnh u vàng, ban vàng mắt như thế nào?

Bệnh u vàng, ban vàng không tự biến mất. Các vết u có xu hướng giữ nguyên kích thước hoặc phát triển lớn hơn. Dù bệnh u vàng, ban vàng thường không gây hại tới sức khỏe nhưng vẫn có thể điều trị loại bỏ các vết bệnh vì mục đích thẩm mỹ.
Với các trường hợp không có rối loạn lipid máu: Sử dụng chủ yếu các phương pháp cắt bỏ hoặc can thiệp phá hủy để loại bỏ các vùng u vàng, ban vàng. Các phương pháp loại bỏ phổ biến bao gồm: sử dụng hóa chất, áp lạnh, loại bỏ bằng tia laser, phẫu thuật cắt bỏ. Các phương pháp này cần phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn phẫu thuật điều trị các bệnh lý về mắt tại các cơ sở y tế. Các phương pháp loại bỏ rất hữu hiệu và đã được sử dụng từ lâu. Tuy nhiên các phương pháp này vẫn có tỉ lệ tái phát bệnh.
Với trường hợp có rối loạn lipid máu: Việc sử dụng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu sẽ khiến các u vàng biến mất. Để áp dụng phương pháp này cần phải theo dõi kĩ lượng các bệnh lý gây ra sự tăng lipid máu từ đó có phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài ra việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế bệnh u vàng, ban vàng.

5. Bệnh quặm mi

Mi mắt tuy là bộ phận rất nhỏ của mắt nhưng lại có vai trò rất quan trọng là bảo vệ đôi mắt khỏi các tác động từ môi trường như nắng, gió, bụi… Tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, vùng mi mắt này có thể bị ảnh hưởng và gây nên một số bệnh lý nguy hiểm trong đó có có bệnh quặm mi.

5.1 Quặm mi là gì?

Quặm mi là hiện tượng mí mắt hướng vào trong nhãn cầu. Tình trạng này làm cho da mí mắt và lông mi cọ xát với mắt gây khó chịu và kích ứng cho giác mạc.Quặm thường xảy ra ở mí mắt dưới của bạn và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên (quặm hai bên). Căn bệnh này khiến người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra sẹo giác mạc, tăng nguy cơ viêm loét, làm hỏng giác mạc thậm chí dẫn đến mất thị lực .

quặm mi

5.2 Nguyên nhân gây ra quặm mi

Những nguyên nhân sau đây có thể gây ra bệnh quặm mi:

  • Yếu cơ: Ở người lớn tuổi các cơ dưới mắt có xu hướng yếu đi và các gân giãn ra. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh quặm mi.
  • Sẹo hoặc phẫu thuật trước đó: Sẹo bỏng hóa chất, chấn thương hoặc biến hậu chứng phẫu có thể làm ảnh hưởng đường cong bình thường của mí mắt khiến lông mi quặp vào trong gây ra bệnh quặm mi.
  • Nhiễm trùng mắt: Nhiễm trùng mắt còn gọi là đau mắt hột. Đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều nước bao gồm cả Việt Nam. Nhiễm trùng mắt có thể gây ra sẹo ở mí mắt bên trong, dẫn đến quặm mi và thậm chí mù lòa.
  • Viêm nhiễm: Mắt bị kích ứng do khô hoặc viêm có thể khiến người bệnh cố gắng làm dịu các triệu chứng bằng cách dụi hoặc nhắm chặt mí mắt lại. Điều này có thể dẫn đến co thắt cơ mí mắt khiến mép mi cuộn vào trong so với giác mạc.
  • Bấm sinh: Ở một số trẻ em có tình trạng khuyết tật cấu trúc sụn mi, nếp da thừa hoặc tăng sản cơ vòng mi. Điều này có thể khiến bờ mi lộn vào trong dẫn đến bệnh quặm mi.

5.3 Triệu chứng của bệnh quặm mi

Quặm mi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong mắt người bệnh. Trong giai đoạn mới phát bệnh, các triệu chứng có thể chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, sau một thời gian, các triệu chứng trở nên thường xuyên. Triệu chứng bệnh quặm mi bao gồm:

  • Ngứa ngáy và cảm giác có gì đó mắc kẹt trong mắt.
  • Chảy nước mắt quá nhiều.
  • Đóng vảy hoặc tiết dịch nhầy trên mí mắt.
  • Đau ở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, gió.
  • Da chảy xệ quanh mắt.
  • Đỏ trong lòng trắng mắt.
  • Các vấn đề về thị lực cũng có thể xảy ra, đặc biệt nếu giác mạc bị tổn.

bệnh quặm mi

5.4 Điều trị bệnh lý quặm mi

Với trường hợp nhẹ, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo làm dịu triệu chứng. Bệnh nhân cũng có thể dùng kính áp tròng chuyên dụng để bảo vệ mắt. Ngoài ra các phương pháp như dùng băng dính, đốt điện, áp lạnh, laser cũng được áp dụng. Nhưng đây không phải cách khắc phục vĩnh viễn.

Mặc dù các phương pháp điều trị không phẫu thuật rất hữu ích trong thời gian ngắn. Nhưng phẫu thuật quặm thường là giải pháp cần thiết để khắc phục hoàn toàn và vĩnh viễn tình trạng này. Phẫu thuật thường được thực hiện để giải quyết tình trạng mí mắt xoay vào trong và đưa nó trở lại vị trí bình thường. Phương pháp này bắt buộc phải được thực hiện bởi người có chuyên môn phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt tại cơ sở y tế.

Cách phòng ngừa:
Vì lông quặm thường xảy ra tự nhiên khi lão hóa hoặc sau khi để lại sẹo nên rất khó để phòng ngừa. Để giảm nguy cơ phát triển bệnh quặm do chấn thương, hãy đeo kính bảo vệ trong các hoạt động có thể làm tổn thương mắt.

6. Bệnh lý sụp mí

Bạn nhận thấy mắt mình có dấu hiệu sụp mí? Bạn đang băn khoăn về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị chứng sụp mí mắt? Bệnh viện Mắt Thiên Thanh sẽ giải đáp giúp bạn những băn khoăn trên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mí mắt. Tương ứng với đó là các phương pháp điều trị khác nhau. Cần xác định rõ tình trạng cụ thể của từng trường hợp để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

bệnh sụp mí mắt

6.1 Sụp mí mắt là gì?

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên sa xuống vị trí thấp hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt. Ở mắt sụp mí, khoảng cách từ tròng đen đến bờ dưới mi trên nhỏ hơn 4mm. Bờ mi trên có thể che một phần giác mạc. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, sụp mí có thể cản trở hoặc làm suy giảm thị lực. Sụp mí mắt có thể xuất hiện từ khi mới sinh hoặc phát triển sau này. Sụp mí mắt xảy ra do cơ nâng mi mất khả năng co giãn, da mí nhão, nhăn nheo, hoặc do các tổn thương bẩm sinh.

6.2 Nguyên nhân gây sụp mí

Sụp mí được chia làm hai nhóm dựa trên nguyên nhân gây ra là sụp mí mắc phải và sụp mí bẩm sinh.

  • Sụp mí mắc phải: sụp mí mắc phải có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân do cơ nâng mi mất sự đàn hồi và tách ra khỏi mí mắt. Tình trạng này có thể do lão hóa, chấn thương mắt hoặc đôi khi là tác dụng phụ sau phẫu thuật mắt.
  • Sụp mí bẩm sinh: Trẻ em có thể được sinh ra với mí mắt sụp, được gọi là sụp mí bẩm sinh. Nguyên nhân có thể đổi các vấn đề với cơ nâng mi trên (cơ chính nâng đỡ mí mắt). Trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực nếu mắc chứng sụp mí. Nếu mí mắt che khuất tầm nhìn có thể dẫn tới bệnh nhược thị khiến một mắt có thị lực kém hơn bên còn lại.

6.3 Các mức độ sụp mí

Dựa vào khoảng cách giữa bờ mi trên và đồng tử, sụp mí được chia làm 4 mức độ khác nhau:

  • Mức độ I: sụp mí ở mức độ nhẹ, chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ thường không ảnh hưởng thị lực.
  • Mức độ II: sụm mí ở mức trung bình, bờ mi trên che mất một phần đồng tử. Thị lực bị ảnh hưởng.
  • Mức độ III: sụp mí mức nặng, bờ mi sụp xuống nhiều, vượt quá ½ đồng tử.
  • Mức độ IV: sụp mí rất nặng, đồng tử bị bờ mi che kín. Ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng.

6.4 Biểu hiện bệnh sụp mí

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh sụp mí là mí mắt bị sụp xuống và mức độ sụp mí ở mỗi người là khác nhau.

  • Người bệnh có thể phải nghiêng đầu ra sau để nhìn bên dưới mí mắt (điều này có thể gây ra các vấn đề về đầu và cổ).
  • Nhướn lông mày liên tục để cố gắng nâng mí mắt.
  • Hai bên mắt không bằng nhau.
  • Sụp mí mắt do một vấn đề y tế tiềm ẩn gây ra có thể có thêm các triệu chứng liên quan đến căn bệnh đó.

Để chẩn đoán chính xác trường hợp mắt có bị sụp mí hay không cần được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bởi một số trường hợp có tình trạng “giả sụp mí” do các nguyên nhân khác.

6.5 Điều trị sụp mí

Phương pháp điều trị sụp mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Nếu tình trạng này là do tuổi tác hoặc do bẩm sinh, có thể không cần can thiệp vì tình trạng này thường không gây hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nếu muốn giảm tình trạng sụp mí.

Nếu mí mắt che khuất tầm nhìn ở các trường hợp sụp mí mức độ trung bình đến rất nặng sẽ cần phẫu thuật để cải thiện tình hình. Có hai phương pháp phẫu thuật thường được dùng trong điều trị bệnh sụp mí gồm cắt ngắn cơ nâng mi và treo cơ nâng mi. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt như sụp mí khá đơn giản. Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày. Phẫu thuật nhằm nâng mí mắt lên vị trí mong muốn và làm cho độ mở khe mi trở lại bình thường. Tuy nhiên sẽ không đảm bảo sau khi phẫu thuật hai mắt có thể giống nhau hoàn toàn.

phẫu thuật điều trị bệnh lý mí mắt sụp mí

Một số lưu ý cần biết khi phẫu thuật sụp mí mắt

  • Phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn ở khu vực mí mắt, không tác động tới tròng mắt.
  • Trong 1-2 tháng đầu sau phẫu thuật, khi ngủ mắt sẽ không thể nhắm kín. Do đó cần kết hợp điều trị chống khô mắt.
  • Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh nước, bụi bẩn tiếp xúc với vết mổ.
  • Sử dụng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn.

Để được tư vấn gói khám và điều trị phù hợp, bệnh nhân vui lòng liên hệ với Bệnh viện mắt Thiên Thanh qua hotline 0243 2265 999 để được sắp lịch hẹn với Bác sĩ chuyên khoa Mắt hàng đầu Việt Nam mà không cần phải chờ đợi.

Đánh giá bài viết page

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 024 32 265 999