Các tiểu phẫu thực hiện trên mắt

Tiểu phẫu là những ca phẫu thuật nhỏ, được thực hiện không cần gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ. Trước khi tiểu phẫu cần làm xét nghiệm máu để đảm bảo công thức máu và khả năng đông máu bình thường.

Thực hiện

1. Xử lý vết thương phần mềm, tổn thương nông

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

Có thể gây tê tại chỗ hoặc gây mê khi thực hiện thủ thuật này.

  • Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu.
  • Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 không tiêu.
  • Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.
  • Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.
  • Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt. Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

2. Lấy dị vật giác mạc

Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy.

Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Giác mạc mắt rất dễ bị các dị vật bay vào. Đối với những dị vật lớn, gây hại lớn, cần được làm thủ thuật lấy dị vật giác mạc sớm để tránh biến chứng.

Lấy dị vật giác mạc là thủ thuật chuyên môn nhãn khoa khá phổ biến, cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng chuyên nghiệp.

Lấy dị vật giác mạc gồm 02 loại:

Nông: Là trường hợp dị vật ở trên hoặc trong kết mạc, có thể lấy ra ngay. Nhân viên thực hiện lấy dị vật giác mạc (nông) bằng cách rửa tay thật sạch rồi vạch mắt bệnh nhân và dùng một miếng vải sạch mềm để đẩy nhẹ dị vật dần ra khỏi mắt hoặc cho ho bệnh nhân chớp mắt trong một chén nước sạch, hoặc dùng nước sạch rửa mắt liên tục để làm trôi dị vật ra.
Sâu:

  • Dị vật nằm trên giác mạc hoặc xuyên nhãn cầu: nhân viên y tế có thể cần phải nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước hay xuyên thủng do dị vật gây ra. Trong một số trường hợp cần phải cho siêu âm hay chụp X quang.
  • Dị vật lớn và ghim sâu: có thể gây tê bề mặt bằng dung dịch nhỏ mắt rồi dùng các dụng cụ chuyên dùng để gắp, lấy dị vật ra. Sau đó cho thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt có kháng sinh vào rồi băng lại.

Sau khi lấy dị vật ra, có thể vệ sinh mắt bằng nước sạch rồi cho dùng chloramphenicol dạng thuốc mỡ mỗi ngày 3 lần.

3. Lấy dị vật kết mạc

Kết mạc là một màng mỏng, trong, bóng che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt, đảm bảo cho mi mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể trượt dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc.

Lấy dị vật kết mạc nhằm mục đích loại bỏ dị vật ra khỏi kết mạc. Thủ thuật này chỉ cho phép thực hiện bởi các bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo y tế bài bản, chuyên nghiệp.

Lấy dị vật kết mạc được thực hiện bởi bộ dụng cụ lấy dị vật kết mạc và các loại thuốc cần thiết: Thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng sinh.

Quy trình lấy dị vật kết mạc:

  • Đặt vành mi.
  • Sử dụng kim bơm tiêm 1ml, phanh vi phẫu để lấy dị vật kết mạc.
  • Rửa kết mạc cùng đồ.
  • Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
  • Băng mắt.

Trong trường hợp xảy ra hiện tượng nhiễm trùng mắt, bác sĩ điều dưỡng sử dụng kháng sinh toàn thân để xử lý.

4. Tiêm nội nhãn

Tiêm nội nhãn gồm tiêm thuốc vào tiền phòng và tiêm thuốc vào buồng dịch kính là phương pháp điều trị một số bệnh nhãn khoa. Tiêm nội nhãn giúp đạt nồng độ thuốc tối đa trong nhãn cầu và hạn chế các tác dụng toàn thân của thuốc.

Các nhóm thuốc thường được dùng tiêm nội nhãn hiện nay là:

  • Nhóm kháng sinh: Vancomycin, Ceftazidim, Amikacin, Amphotericin B …
  • Nhóm chống viêm: Dexamethason, Triamcinolon,…
  • Thuốc chống tăng sinh tân mạch: Bevacizumab, Pegaptanib, Ranibizumab,…

Chỉ định và chống chỉ định Chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị võng mạc tiểu đường.
  • Glôcôm (tăng nhãn áp) bẩm sinh.
  • Bệnh glocom tân mạch.
  • Điều trị một số bệnh lý nhãn khoa như: viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, phù hoàng điểm và một số bệnh lý mạch máu võng mạc.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có tiền sử tắc mạch.
  • Bệnh nhân đột quỵ.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc.
  • Không tiêm nội nhãn khi đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt (trừ tiêm kháng sinh để điều trị viêm nội nhãn).
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc được tiêm.
  • Phụ thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn, có các chống chỉ định riêng: Chống viêm: glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh. Thuốc chống tăng sinh tân mạch: tiền sử bệnh tim mạch.

Ưu điểm – Nhược điểm

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao.
  • Bệnh nhân không cần lưu viện dài ngày.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân phải tiêm nhiều lần.
  • Có thể xuất hiện biến chứng.

Để được tư vấn gói khám và điều trị phù hợp, bệnh nhân vui lòng liên hệ với Bệnh viện mắt Thiên Thanh qua hotline 0243 2265 999 để được sắp lịch hẹn với Bác sĩ chuyên khoa Mắt hàng đầu Việt Nam mà không cần phải chờ đợi.

Đánh giá bài viết page

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 024 32 265 999