Phẫu thuật điều trị Glocom – ngăn chặn mù loà vĩnh viễn

Phẫu thuật điều trị Glocom là phương pháp hữu hiệu giúp kiểm soát tình hình bệnh, làm chậm tiến trình ảnh hưởng thị lực.

Bệnh Glocom là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có gần 80 triệu người mất thị lực do Glocom. Căn bệnh này còn được gọi là “kẻ cắp thị lực thầm lặng” vì phần lớn người bệnh không biết và không đi khám khi mắc bệnh. Do đó bất cứ ai cũng cần nắm rõ những thông tin về bệnh Glocom. Đặc biệt là các triệu chứng để phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này và có phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị Glocom kịp thời trước khi quá muộn.

1. Bệnh Glocom là gì?

Glocom hay tăng nhãn áp là từ để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết nối và gửi hình ảnh từ mắt tới não. Đây là một bộ phận rất quan trọng trong các cơ quan phân tích thị giác. Do đó bệnh Glocom có thể làm ảnh hưởng thị lực và gây mù lòa. Sự tăng áp lực bên trong mắt gây ra bởi thủy dịch tích tụ ở khu vực trước mắt là nguyên nhân chính gây bệnh Glocom.

glocom là gì
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh Glocom có thể gây ra mất thị lực. Các triệu chứng bệnh diễn tiến rất chậm và khó nhận thấy. Khám mắt định kỳ 3-6 tháng là giải pháp duy nhất để xác định bệnh Glocom.
Dù có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng người lớn trong độ tuổi 70 – 80 tuổi là nhóm người mắc Glocom nhiều nhất. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn Glocom, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể ngăn chặn bệnh tiến triển và bảo vệ thị lực. Những cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc, dùng tia laser hoặc làm phẫu thuật điều trị Glocom.

2. Phân loại

Có một số loại bệnh tăng nhãn áp Glocom khác nhau. Phổ biến nhất bệnh Glocom góc mở. Đây là bệnh mãn tính và có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm.
Ngoài ra còn các loại bệnh tăng nhãn áp khác, bao gồm:

  • Glocom góc đóng: tình trạng này hiếm gặp hơn, xảy ra do áp lực trong mắt tăng lên trong một thời gian ngắn.
  • Glocom thứ phát: biến chứng từ các bệnh về mắt hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid trong thời gian dài
  • Glocom bẩm sinh: một tình trạng hiếm gặp xảy ra ở trẻ nhỏ do các dị tật bất thường ở mắt.

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp

  • Người trên 40 tuổi. Glocom có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Nhưng đối với người càng cao tuổi càng có nguy cơ dễ mắc Glocom hơn.
  • Trong gia đình có người mắc Glocom. các yếu tố di truyền cũng có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc Glocom.
  • Mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim hoặc chấm thương mắt có thể biến chứng thành bệnh Glocom.
  • Người có thị lực kém, mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị.

4. Triệu chứng của bệnh Glocom

Bệnh Glocom thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Bệnh có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm và ảnh hưởng đến phía rìa của tầm nhìn (tầm nhìn ngoại vi) trước tiên.
Vì lý do này, nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh Glocom. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi kiểm tra mắt định kỳ hoặc khi đã chuyển biến nặng. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy một số triệu chứng nhẹ như mờ mắt thoáng qua hoặc nhìn thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả hai mắt. Mặc dù một bên mắt có thể nghiêm trọng hơn bên còn lại
Trong một số ít trường hợp, bệnh tăng nhãn áp có thể phát triển đột ngột và gây ra:

  • Đau mắt dữ dội
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Mắt đỏ
  • Nhức đầu
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn
  • Mờ mắt

5. Phòng ngừa bệnh Glocom

Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp phát hiện và kiểm soát tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu. Từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình mất thị lực mà không cần can thiệp phẫu thuật điều trị Glocom.

  • Đi khám mắt thường xuyên: Kiểm tra mắt toàn diện thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh Glocom ở giai đoạn đầu, trước khi tổn thương nghiêm trọng xảy ra. Thông thường, nên khám mắt tối thiểu 1 lần/năm. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi, tình trạng mắt sẽ yêu cầu khám thường xuyên hơn. Đặc biệt là những người có nguy cơ mắc Glocom. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ đề xuất lịch khám mắt phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mắt hiện tại
  • Nắm rõ tiền sử sức khỏe mắt của gia đình: Bệnh Glocom có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu trong gia đình có người mắc Glocom, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Và cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn.
  • Đeo kính bảo vệ mắt: Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh Glocom. Vì vậy cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng dụng cụ điện hoặc chơi thể thao.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhãn áp cao sẽ tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp. Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi chưa có triệu chứng.

6. Chẩn đoán bệnh Glocom

Cách chắc chắn duy nhất để chẩn đoán bệnh Glocom là khám mắt toàn diện. Trong một cuộc kiểm tra bệnh Glocom, bác sĩ sẽ:

  • Đo nhãn áp.
  • Kiểm tra góc thoát thủy dịch của mắt.
  • Kiểm tra dây thần kinh thị giác.
  • Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi.
  • Chụp ảnh hoặc đo lường trên máy tính dây thần kinh thị giác.
  • Đo độ dày giác mạc.

7. Điều trị bệnh Glocom

7.1 Điều trị bằng thuốc

Bệnh Glocom thường được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt sử dụng hằng ngày sẽ có tác dụng hạ thấp nhãn áp. Thuốc nhỏ mắt trị Glocom giúp chất lỏng trong mắt thoát ra tốt hơn và làm giảm lượng chất lỏng mà mắt tạo ra.
Thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp có thể giúp bạn duy trì thị lực, nhưng chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy không nên tự tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt trị Glocom mà cần thăm khám để được chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ.

điều trị glocom bằng thuốc

7.2 Phẫu thuật điều trị Glocom bằng laser

Có hai loại phẫu thuật laser để điều trị bệnh Glocom. Phẫu thuật này giúp thoát các loại chất lỏng trong mắt:

  • Tạo hình vùng bè: Phẫu thuật này dành cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở và có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho thuốc. Bác sĩ phẫu thuật mắt sử dụng tia laser để làm cho góc thoát nước hoạt động tốt hơn. Bằng cách đó, chất lỏng trong mắt chảy ra và nhãn áp giảm xuống.
  • Phẫu thuật mống mắt: Phương pháp này dành cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Bác sĩ nhãn khoa sử dụng tia laser để tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt. Lỗ này có tác dụng giúp chất lỏng chảy đến góc thoát thủy dịch trong mắt.

7.3 Phẫu thuật điều trị Glocom xâm lấn

Trong một số trường hợp bệnh năng, sử dụng thuốc và laser không hiệu quả, hoặc mắc Glocom bẩm sinh, bác sĩ phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là cắt bè củng giác mạc. Phẫu thuật cắt bè củng mạc sẽ tạo ra một lỗ rò để giải phóng ra ngoài thuỷ dịch dư thừa trong mắt.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như đặt thiết bị dẫn lưu, phẫu thuật đục thủy tinh thể,…

8. Tiên lượng sau điều trị và lưu ý

Mục đích của việc điều trị là ngăn chặn bệnh phát triển và làm giảm khả năng ảnh hưởng đến thị giác. Glocom không thể điều trị dứt điểm nhưng phần lớn có thể kiểm soát.

tái khám định kì sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật điều trị Glocom (laser hoặc xâm lấn), người bệnh cần thường xuyên tái khám để được theo dõi kĩ. Đặc biệt là các chỉ số về thị lực và nhãn áp. Người mắc Glocom cần được theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời để kiểm soát tình hình bệnh. Do đó người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị, thăm khám và theo dõi tình hình bệnh.

Bệnh viện mắt Thiên Thanh tự hào là địa chỉ hàng đầu trong phẫu thuật điều trị Glocom với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị hiện đại, cùng các dịch vụ chăm sóc, theo dõi tận tâm, đảm bảo làm hài lòng bệnh nhân và người nhà.

4.8/5 - (12 bình chọn)

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 024 32 265 999