Các loại kính tiếp xúc Ortho K và Scleral K

Hiện nay, kính chỉnh hình giác mạc Ortho K và kính áp tròng Scleral K là hai loại kính được nhiều bệnh nhân và người dùng lựa chọn nhằm cải thiện tình .hình giác mạc. Hãy cùng bệnh viện mắt Thiên Thanh tìm hiểu thông tin về 2 loại kính này

1 Kính điều chỉnh giác mạc Ortho K

1.1 Ortho K là gì?

Kính Ortho-K hay còn gọi là Orthokeratology, là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau. Kính hoạt động bằng cách làm phẳng trung tâm giác mạc trong khi ngủ, từ đó giúp ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc và bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho-K ra mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng khác. Những thấu kính qua đêm này là thấu kính cứng, thấm khí, đủ cứng để định hình lại giác mạc, nhưng cũng cho phép oxy đi qua để đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh.

1.2 Tác dụng điều trị

Kính Ortho-K được bác sỹ chỉ định cho hai mục đích:

  • Điều chỉnh tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị và loạn thị): Bằng việc đeo kính trong khoảng thời gian 6-8 tiếng lúc ngủ, bệnh nhân có thể nhìn rõ mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng trong một khoảng thời gian nhất định sau đó.
  • Để làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em: Đây là phương pháp có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng cận thị, có thể áp dụng cho các trường hợp trẻ em có tiển triển cận thị nhanh.

1.3 Đặc trưng của kính Ortho K

Đeo vào ban đêm

Không giống như kính áp tròng thông thường, Ortho-K được đeo khi ngủ và tháo ra khi thức dậy

Cần thời gian để đạt hiệu quả tối đa

Kính Ortho-K cần một khoảng thời gian để định hình giác mạc một cách ổn định, do đó tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu của mắt, bệnh nhân sẽ đạt được thị lực tối đa sau trung bình từ 1 đến 4 tuần. Đối với mắt có độ cận thấp, thị lực có thể đạt mức tối đa sau vài ngày. Cho đến khi mắt được điều chỉnh hoàn toàn, mắt có thể bị mờ, chói và quầng sáng xung quanh ánh đèn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải đeo một cặp kính với số độ thấp hơn ban đầu trong quá trình chỉnh hình để hỗ trợ thị lực.

Tính khả hồi

Việc điều chỉnh giác mạc chỉ là tạm thời, do vậy bệnh nhân sẽ cần đeo kính Ortho-K thường xuyên. Khi ngừng sử dụng kính, hình dạng giác mạc và độ khúc xạ của mắt sẽ phục hồi lại.

Hiệu quả nhất với cận thị nhẹ đến trung bình

Tùy thuộc vào hãng kính, ngưỡng điều trị của Ortho-K có thể lên tới -10 diop cận thị và -3 diop loạn thị. Tuy nhiên, kính phát huy hiệu quả cao nhất với mắt có độ cận thấp đến trung bình (từ -1 diop đến -4 diop) và loạn thị nhẹ (không quá -1 diop).

1.4 Đối tượng phù hợp với phương pháp Ortho K

  • Có độ cận, loạn thị nằm trong ngưỡng điều trị của kính Ortho-K (dưới 10 độ cận và dưới 3 độ loạn).
  • Trẻ em dưới 18 tuổi mắc tật khúc xạ nhưng chưa đủ tuổi để thực hiện phẫu thuật.
  • Trẻ em mắc tật khúc xạ, tiến triển cận thị nhanh.
  • Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi mang kính gọng hay kính tiếp xúc thông thường.

trẻ đeo kính ortho k

Điều kiện để thực hiện phương pháp Ortho-K

Ortho-K là phương pháp chống chỉ định với những trường hợp dưới đây:

  • Có viêm nhiễm ở mắt
  • Bị khô mắt kéo dài hoặc rối loạn tuyến nước mắt
  • Bệnh nhân bị dị ứng với contact lens nói chung
  • Có các bệnh về giác mạc hoặc giác mạc hình chóp
  • Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc bệnh tự miễn hoặc bệnh tiểu đường
  • Có bất thường ở cấu trúc giác mạc, kết mạc hoặc mi mắt
  • Người hay đỏ mắt, thường có cảm giác cộm vướng bên trong mắt
  • Bệnh nhân không thể tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ
  • Bệnh nhân không thể tuân thủ lịch kiểm tra định kỳ
  • Bệnh nhân có công việc đòi hỏi thị lực ổn định kéo dài
  • Bệnh nhân có loạn thị không đều hoặc độ khúc xạ giác mạc không ổn định
  • Độ nhạy cảm trên bề mặt giác mạc thấp
  • Có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác

Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính Ortho-K

Ortho-K với cơ chế làm phẳng giác mạc ở phần trung tâm, nhưng không thay đổi hình dạng giác mạc phần ngoại vi và phần viền, gây nên sự khác nhau về công suất khúc xạ ở ba phần giác mạc này. Từ đó có thể gây ra hiện tượng mờ nhòe hoặc chói sáng (glare và halo). Hiện tượng này có thể gây khó chịu nhất định cho bệnh nhân.

Cũng giống như các loại kính tiếp xúc khác, kính áp tròng cứng ban đêm cũng có thể gây nên một số triệu chứng trên mắt như:

  • Chảy nước mắt, mắt đỏ, cộm, vướng, có ghèn
  • Khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ
  • Xước hoặc viêm giác mạc

Để tránh gặp phải các triệu chứng trên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng và bảo quản kính cũng như tái khám định kỳ. Trường hợp xảy ra các triệu chứng trên, bệnh nhân cần thông báo với bác sỹ để được hướng dẫn xử trí và nhận chỉ định điều trị bằng thuốc để hỗ trợ.

bệnh nhân cần tái khám định kỳ

2. Kính Scleral K

Nếu bạn chưa quen hoặc mới bắt đầu đeo thử kính áp tròng, bạn có thể cần đến kính áp tròng thấm khí Scleral (gọi tắt là:kính áp tròng Scleral). Đây là loại kính áp tròng có đường kính lớn hơn và bao phủ toàn bộ giác mạc và một phần lòng trắng của mắt bạn, giúp bạn dễ thích nghi và cảm thấy thoải mái khi đeo.

Với thiết kế như vậy, kính áp tròng thấm khí giúp cho giác mạc của bạn trở nên nhẵn hơn, có thể khắc phục tình trạng giác mạc hình nón (bệnh keratoconus) và các bất thường khác của giác mạc.

Ngoài ra, kính áp tròng này cũng giúp cho nước mắt có thể đọng lại, tạo sự thoải mái cho những người bị mắt khô hoặc những người khó đeo kính áp tròng thông thường.

Các loại kính áp tròng Scleral

Người ta thường phân loại kính áp tròng Scleral dựa theo kích thước (đường kính) của thấu kính áp tròng. Đường kính của kính áp tròng thấm khí Scleral khoảng 14.5 mm đến 24mm, lớn hơn nhiều so với các kính áp tròng thấm khí (GP) tiêu chuẩn và bằng hoặc lớn hơn kính áp tròng mềm.

Ngay cả kính áp tròng thấm khí nhỏ cũng có đường kính khoảng 18mm, lớn hơn so với giác mạc người trung bình khoảng 11.8 mm. Trong khi đó, kính áp tròng tiêu chuẩn GP có đường kính từ 9mm- 9.5 mm và chỉ bao phủ được 75%-80% giác mạc, khiến cho người đeo cảm thấy khó chịu.

Một loại kính áp tròng thấm khí khác gọi là corneo-scleral, thường có đường kính khoảng 13 đến 15 mm. Loại này cũng được sử dụng sau khi phẫu thuật LASIK hoặc phẫu thuật khúc xạ khác để điều chỉnh loạn thị không đều.

Trong buổi thử kính áp tròng, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mắt để chọn kích thước phù hợp. Nếu mắt bị bệnh giác mạc hình chóp (keratoconus) nhẹ và loạn thị không đều từ ghép giác mạc và phẫu thuật khúc xạ, bạn có thể sử kính áp tròng kính có kích thước nhỏ bởi vì loại này dễ đeo, ít tốn kém và dễ chăm sóc hơn các sản phẩm có đường kính lớn.

Nếu mắt bạn bị mắc các vấn đề phức tạp hơn như keratoconus nặng, khô mắt, hoặc các bệnh bề mặt mắt nghiêm trọng thì kính áp tròng lớn hơn có khả năng giữ nước mắt.

kính áp tròng cứng ortho k

Kính áp tròng Scleral điều trị triệu chứng giác mạc hình chóp

Rất nhiều bác sĩ nhãn khoa sử dụng kính áp tròng scleral điều trị các vấn đề về mắt khác nhau, bao gồm cả vấn đề giác mạc hình chóp-keratoconus.

Loại kính áp tròng Scleral được thiết kế để bao phủ toàn bộ bề mặt giác mạc, giúp tạo cảm khác thoải mái cho người bị keratoconus. Ngoài ra, loại kính này ít hoặc không di chuyển trong khi bạn chớp mắt, tạo sự ổn định hơn trên mắt so với ống kính thấm khí truyền thống.

Trong trường hợp keratoconus nhẹ, bạn có thể sử dụng kính áp tròng GP tiêu chuẩn. Tuy nhiên, loại kính này có kích thước nhỏ gây khó chịu khi chớp mắt.

Kính áp tròng Scleral dành cho các vấn đề về mắt khác

Ngoài keratoconus, kính áp tròng Scleral có thể được sử dụng cho mắt đã trải qua cấy ghép giác mạc và cho những người bị khô mắt nghiêm trọng do các tình trạng như hội chứng Sjogren hay hội chứng Stevens-Johnson gây nên.

Kính áp tròng thẩm mỹ Scleral

Đôi khi thuật ngữ “kính áp tròng thẩm mỹ scleral” cũng được sử dụng để mô tả các loại kính áp tròng thẩm mỹ, có hiệu ứng đặc biệt làm thay đổi vẻ bề ngoài của mắt hoặc màu mắt.

Tuy nhiên, những chiếc kính áp tròng hóa trang này thường là những ống kính mềm có đường kính lớn có che lấp hoàn toàn giác mạc. Ngoài ra, kính áp tròng hóa trang mềm thường được thiết kế cho mục đích thẩm mỹ mà không điều chỉnh thị lực.

Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc về các dịch vụ khám mắt tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, vui lòng gọi đến Hotline 0243 2265 999 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

Đánh giá bài viết page

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 024 32 265 999