Nguyên nhân viêm giác mạc và cách điều trị hiệu quả

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân viêm giác mạc sẽ góp phần giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, tránh biến chứng không mong muốn.

Viêm giác mạc là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của người bệnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu rõ về tình trạng này. Tìm hiểu ngay nguyên nhân viêm giác mạc và cách điều trị bệnh lý này hiệu qua bài viết dưới đây!

1. Bệnh viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là một bộ phận được cấu tạo từ 5 lớp khác nhau: biểu mô, màng Bowman, nhu mô giác mạc, màng Descemet và nội mô. Đây là một lớp màng mỏng, trong suốt, không chứa mạch máu nhưng lại chứa nhiều dây thần kinh. Giác mạc có vai trò quan trọng trong việc cho phép ánh sáng đi qua và hội tụ đúng trên võng mạc, tạo ra hình ảnh mà mắt nhìn thấy.
Viêm giác mạc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng lớp giác mạc, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng viêm nông hay sâu của giác mạc. Tuy nhiên, bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng trên giác mạc, thậm chí là mù lòa.
nguyên nhân viêm giác mạc

2. Nguyên nhân viêm giác mạc phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân viêm giác mạc thường gặp nhất. Tình trạng nhiễm trùng có thể có vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Trong đó, phổ biến nhất là: virus herpes simplex, adenovirus, staphylococcus và pseudomonas,… Khi bị chúng xâm nhập, cơ thể phát hiện và phản ứng lại bằng việc tạo ra các tế bào miễn dịch để tấn công, tiêu diệt mầm bệnh, gây ra tình trạng viêm.
Chấn thương mắt
Bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt giác mạc, chẳng hạn như vết xước hoặc va đập có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus,… xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Tiếp xúc với hóa chất
Một số loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp hoặc mỹ phẩm có thể gây kích ứng và  tổn thương cho mắt khi tiếp xúc nếu không được xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm kết mạc như:
  • Sử dụng kính áp tròng không đúng cách trong thời gian dài.
  • Hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch thường dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ viêm giác mạc hơn.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc.

3. Triệu chứng phổ biến bệnh viêm giác mạc

Các dấu hiệu nhận biết của tình trạng viêm giác mạc thường rõ ràng và có thể gây khó chịu cho người bệnh:
  • Đỏ mắt, đặc biệt là ở rìa tròng đen của mắt: Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của viêm giác mạc.
  • Đau nhức mắt: Tình trạng này có thể từ nhẹ đến nặng, các cơn đau cũng có thể kéo dài và tăng lên khi người bệnh nhắm/chớp mắt hoặc khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Chảy nước mắt nhiều: Tình trạng viêm giác mạc kích thích tuyến lệ sản xuất nhiều nước mắt hơn bình thường để làm dịu giác mạc bị kích ứng, gây chảy nước mắt liên tục.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng): Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau khi nhìn vào ánh sáng do giác mạc bị tổn thương, làm mắt trở nên nhạy cảm hơn với các nguồn ánh sáng.
  • Nhìn mờ: Thị lực của người bệnh suy giảm tùy mức độ và không nhìn thấy rõ chi tiết. Tình trạng này thường do sự viêm nhiễm làm thay đổi độ trong suốt của giác mạc hoặc gây tích tụ dịch trên bề mặt mắt.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt: Do viêm giác mạc làm tổn thương đến bề mặt của giác mạc nên người bệnh có thể cảm thấy như có hạt cát hoặc bụi trong mắt, gây khó chịu và cộm mắt.
  • Tiết dịch hoặc mủ: Một số trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn, mắt có thể tiết ra dịch mủ hoặc chất nhầy màu vàng hoặc xanh, làm dính mắt và gây khó khăn khi người bệnh mở mắt sau khi ngủ dậy.

dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm giác mạc

4. Điều trị tình trạng viêm giác mạc như thế nào?

Viêm giác mạc cần được điều trị sớm để không gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người mắc: loét giác mạc, sẹo giác mạc,…
Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh cho biết, điều trị tình trạng viêm giác mạc chủ yếu dựa trên nguyên nhân viêm giác mạc cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến:
  • Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, kháng virus hay kháng nấm phù hợp. Hầu hết bệnh nhân sẽ sử dụng dạng nhỏ mắt nhưng một số trường hợp có thể cần kết hợp thêm dạng uống để giảm tình trạng viêm hoặc tăng hiệu quả điều trị.
  • Phẫu thuật: Với các trường hợp nặng, viêm giác mạc gây ra những biến chứng nghiêm trọng và không thể phục hồi bằng việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật laser hoặc ghép giác mạc.

5. Bệnh viêm giác mạc có thể phòng ngừa được không?

Bệnh viêm giác mạc có thể lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng. Để phòng tránh nguy cơ mắc và lây lan bệnh lý này, mọi người nên:
Đối với người đã mắc bệnh
  • Sử dụng riêng đồ vệ sinh cá nhân: khăn mặt, khăn tắm,…
  • Tránh chạm, dụi tay vào mắt.
  • Vệ sinh mắt và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nào khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đối với người chưa mắc bệnh
  • Vệ sinh mắt hằng ngày với nước muối sinh lý, đặc biệt là khi làm việc trong các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Nếu sử dụng kính áp tròng thì cần vệ sinh, bảo quản đúng cách.
  • Giữ gìn vệ sinh tay luôn sạch sẽ, không dụi hay chạm tay lên mắt.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt.
  • Sử dụng kính bảo hộ mắt hay kính mát khi làm việc trong môi trường bụi bẩn, hóa chất hoặc chứa nhiều tia UV có hại cho mắt.

bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Viêm giác mạc là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân viêm giác mạc giúp chúng ta có thể phòng tránh và bảo vệ sức khỏe mắt một cách tốt nhất. Để bảo vệ giác mạc và duy trì thị lực luôn khỏe mạnh, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường ở mắt.
Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *