Bệnh cườm nước là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Bệnh cườm nước thường tiến triển âm thầm và có thể gây mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh cườm nước là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau đục thủy tinh thể. Theo ước tính, trong số hơn 80 triệu người mắc bệnh thì có 11,2 triệu người mất đi ánh sáng vĩnh viễn. Không những vậy, có hơn 50% người mắc bệnh không phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Con số này ở những nước đang phát triển như Việt Nam lên đến 90%.

1. Giới thiệu về bệnh cườm nước

1.1 Bệnh cườm nước là gì?

Bệnh cườm nước hay còn được gọi là bệnh Glaucoma. Đây là một nhóm bệnh gây ra các tổn thương đến dây thần kinh thị giác mà không thể hồi phục lại. Các dây thần kinh thị giác có vai trò trong việc dẫn truyền các tín hiệu hình ảnh nhận được từ mắt về cho não để phân tích. Điều này khiến cho người mắc bị suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh khá phổ biến và rất khó nhận ra khi ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng. Phần lớn khi phát hiện ra bệnh cườm nước đã ở giai đoạn muộn. Lúc này thị lực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không thể hồi phục được nữa.

bệnh cườm nước

1.2 Đối tượng dễ mắc bệnh cườm nước

Các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh cho biết, những người có các đặc điểm sau đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước:

  • Người có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh cườm nước.
  • Người mắc tật khúc xạ: cận thị, viễn thị.
  • Người mắc các bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp cao,…
  • Người sử dụng corticosteroid trong khoảng thời gian dài.
  • Người từng có các chấn thương vùng mắt trước đây hoặc từng thực hiện phẫu thuật mắt.

người mắc cận thị

2. Phân loại cườm nước

Bệnh cườm nước được phân thành 2 loại chính là Glaucoma góc đóng và Glaucoma góc mở. Cả hai bệnh đều gây ra những tổn thương thị giác không thể phục hồi. Tuy nhiên, glaucoma góc mở thường gặp ở những người châu u. Trong khi đó, bệnh Glaucoma góc đóng lại phổ biến ở những người châu Á.

2.1 Glaucoma góc mở

Loại bệnh cườm nước này thường phổ biến hơn hẳn. Ở người mắc Glaucoma góc mở, lượng thủy dịch lưu thông trong mắt bị cản trở nhưng không hoàn toàn khiến áp suất trong mắt tăng cao.

Glaucoma góc mở thường rất khó để nhận biết triệu chứng của bệnh. Lý do là vì chúng thường tiến triển từ từ trong âm thầm mà không gây đau đớn cho người mắc. Người bệnh thường cảm thấy mỏi mắt, đôi khi nhìn vật thấy mờ.

Các dây thần kinh thị giác ở người mắc dần dần bị tổn thương trong yên lặng theo thời gian. Ở giai đoạn sớm, người mắc thường không thể phát hiện. Chỉ đến khi thị lực bị suy giảm nhiều mới phát hiện ra thì đã muộn, không thể hồi phục.

mắt bị mỏi

2.2 Glaucoma góc đóng

Glaucoma góc đóng còn được biết nhiều với tên là bệnh thiên đầu thống. Loại bệnh lý này khiến hệ thống lưu dẫn thủy dịch trong mắt bị cản trở hoàn toàn do góc thoát thủy dịch bị đóng lại. Mắt lúc này do bị gia tăng áp suất một cách đột ngột sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức vùng mắt dữ dội.

Loại cườm nước này dễ phát hiện hơn vì nhờ các triệu chứng đau nhức điển hình. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ đau hơn đau hơn khi cúi đầu hoặc trong phòng thiếu sáng và thường xảy ra đột ngột.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh Glaucoma góc đóng như:

  • Cảm thấy nhức mắt , buồn nôn và đau đầu (có thể rất dữ dội).
  • Tầm nhìn bị suy giảm.
  • Cảm thấy có quầng sáng xung quanh khi nhìn vào nguồn sáng.
  • Có cảm giác căng cứng, đồng tử giãn ra, có thể đi kèm đau bụng.

đau mắt dữ dội

3. Nguyên nhân gây bệnh cườm nước

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân chính xác gây bệnh cườm nước. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến việc tăng áp suất lượng thủy dịch chảy trong mắt. Hoặc lượng máu cần cung cấp để nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác bị suy giảm.

Tình trạng này có thể do những tổn thương ở bên trong mắt hoặc do yếu tố bẩm sinh. Quá trình gia tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh cườm nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khi bị cườm nước thì thủy dịch trong mắt đều tăng áp suất.

sự tăng áp suất thủy dịch

4. Bệnh cườm nước có triệu chứng gì?

Tùy theo từng loại cườm nước mà mỗi loại thường có biểu hiện, dấu hiệu khác nhau.

Bệnh Glaucoma góc mở không gây đau đớn nên rất khó phát hiện. Khi mắc bệnh,các điểm mù lớn dần từ nhiều tháng cho tới nhiều năm và hợp nhất lại với nhau. Phần thị lực ngoại vi thường bị ảnh hưởng trước, sau dần là thị lực phần trung tâm. Bệnh nhân có thể nhìn thẳng về phía trước nhưng lại bị mù ở tất cả các hướng khác. Nếu không được điều trị thì có thẩn bị mù hoàn toàn.

Tương tự, Glaucoma góc đóng mạn tính cũng sẽ có một số biểu hiện như vậy. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bị đỏ, mờ mắt. Đối với Glaucoma góc đóng cấp, nhãn áp tăng nhanh và gây đau mắt, nhức đầu một cách dữ dội. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bởi vì người mắc có thể mất thị lực nhanh chóng từ 2 đến 3 giờ sau đó nếu không được điều trị kịp thời.

Những người đã từng bị cườm nước ở một mắt thì sẽ có khả năng phát triển bệnh này ở mắt còn lại.

Xem thêm:

mắt đỏ

5. Phương pháp điều trị bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước có thể khiến người mắc mất thị lực vĩnh viễn. Bởi vậy. việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời điều vô cùng quan trọng. Mục đích của việc điều trị bệnh cườm nước là làm giảm nhãn áp. Từ đó, giúp ngăn ngừa tổn thương các dây thần kinh thị giác và mất đi thị lực vĩnh viễn.

Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến để điều trị bệnh cườm nước: dùng thuốc và phẫu thuật.

5.1 Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị bệnh có thể dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc dạng thuốc viên. Thuốc có tác dụng giúp thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn, làm giảm nhãn áp.

Việc sử dụng thuốc thường an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Người bệnh cũng cần duy trì việc sử dụng thuốc đến suốt cuộc đời. Quá trình sử dụng thuốc, kiểm soát và theo dõi nhãn áp cần thực hiện định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

thuốc nhỏ mắt điều trị cườm nước

5.2 Phẫu thuật

Khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả hoặc trong trường hợp bệnh cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Người bệnh cần được khám mắt chuyên sâu bệnh lý Glocom trước khi phẫu thuật để các bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng mắt trước khi quyết định.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị Glocom sau:

  • Phẫu thuật laser: Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để tạo vùng bè giúp thủy dịch được lưu thoát tốt hơn.
  • Phẫu thuật mống mắt: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở rìa mống mắt giúp thủy dịch tích tụ có thể chảy qua đó.

phẫu thuật cườm nước

6. Bệnh cườm nước có phòng ngừa được không?

Rất khó có thể phòng ngừa được bệnh cườm nước bởi hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa cụ thể nào. Việc phát hiện và điều trị sớm luôn là điều quan trong giúp người bệnh không mất đi ánh sáng vĩnh viễn. Tuy nhiên, mỗi người có thể dự phòng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng các cách sau:

  • Thực hiện việc khám mắt định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường ở mắt. đặc biệt là những gia đình có tiền sử người mắc bệnh.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp,… để tránh gây ra biến chứng cho mắt.
  • Không tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không làm việc, học tập trong môi trường không đủ ánh sáng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức đêm hay lo âu quá mức.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,…
  • Chú ý khi mắt có các dấu hiệu bất thường: mờ mắt, nhìn lóa, đau đầu,…

Xem thêm: 

không sử dụng chất kích thích

Bệnh cườm nước là một trong những bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm. Không chỉ tiến triển một cách thầm lặng, bệnh còn khiến người mắc có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích, giúp bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *