Tật khúc xạ ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và cách điều trị an toàn

Tật khúc xạ ở trẻ em là tình trạng suy giảm khả năng nhìn ở trẻ, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, vui chơi hàng ngày của trẻ.

Hiện nay, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em có xu hướng gia tăng khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy tật khúc xạ là gì, điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn bằng phương pháp nào,… Hãy cùng Bệnh viện mắt Thiên Thanh đi tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay.

1.Giới thiệu về tật khúc xạ ở trẻ em

1.1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng đi vào nhãn cầu không hội tụ đúng trên võng mạc tạo ra các hình ảnh mờ, không sắc nét. Tật khúc xạ nhìn chung đều khiến thị lực bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

1.2. Một số tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp

  • Cận thị:

Trẻ cận thị thường nhìn xa mờ và nhìn các vật ở gần thì rõ do hình ảnh đi vào nhãn cầu hội tụ tại điểm nằm trước võng mạc. Đây cũng là tật khúc xạ phổ biến nhất trong lứa tuổi học đường.

  • Viễn thị:

Ngược lại với cận thị, trẻ có mắt bị viễn thị có thể nhìn xa rõ nhưng nhìn gần mờ. Nguyên nhân là do hình ảnh đi vào nhãn cầu hội tụ tại điểm nằm phía sau võng mạc.

  • Loạn thị:

Trẻ bị loạn thị thường nhìn mọi vật đều mờ nhòe ở mọi khoảng cách do hình ảnh đi vào nhãn cầu hội tụ tại nhiều điểm khác nhau.

Bên cạnh đó, một số trẻ em thường mắc cả tật khúc xạ phối hợp như: cận – loạn thị hay viễn- loạn thị.

phân loại các tật khúc xạ ở trẻ

2. Các triệu chứng và dấu hiệu của tật khúc xạ ở trẻ em

Đa phần trẻ em chưa thể tự nhận biết được việc bản thân bị mắc tật khúc xạ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể nhận biết được con mình có mắc tật khúc xạ hay không thông qua các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Trẻ hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn
  • Trẻ không thể nhìn rõ chữ trên bảng, có xu hướng đưa sách gần mắt để nhìn cho rõ
  • Trẻ hay chép nhầm bài, đọc sai chữ hoặc nhầm hàng
  • Trẻ hay dụi mắt, mỏi mắt, kêu đau đầu

Khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được kiểm tra, phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Tại Bệnh viện mắt Thiên Thanh sử dụng hệ thống kiểm tra khúc xạ tự động đảm bảo cho kết quả chính xác nhất, kể cả ở trẻ nhỏ.

3. Nguyên nhân và những yếu tố tác động đến tật khúc xạ ở trẻ em

Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ thường là do bẩm sinh hoặc di truyền từ cha mẹ. Khi cha hoặc mẹ mắc tật khúc xạ thì khả năng con bị tật khúc xạ cũng sẽ cao hơn.

Xem thêm: Những điều cha mẹ cần biết về tật khúc xạ bẩm sinh

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ mắc tật khúc xạ là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh:

  • Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều giờ liên tục khiến mắt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Ngồi sai tư thế khi học, nhìn sách vở ở khoảng cách quá gần hay điều kiện ánh sáng không đủ

4. Cách phòng và điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

4.1. Phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ, các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ, chăm sóc mắt cho trẻ, cụ thể:

  • Đặt lịch khám mắt định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần, đặc biệt là những trẻ đã mắc tật khúc xạ để theo dõi và có kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt: ngồi đúng tư thế khi học, hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử,…
  • Không cho trẻ chơi các trò chơi nguy hiểm như bắn thun, đánh găng,… để tránh đánh trúng vào mắt, gây tổn thương mắt.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đôi mắt

Xem thêm: Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

4.2. Điều trị tật khúc xạ ở trẻ

Để điều trị tật khúc xạ ở trẻ, bác sĩ cần tiến hành thăm khám chuyên sâu. Từ đó, xác định tình trạng mắc tật khúc xạ rồi mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, đeo kính gọng và sử dụng kính áp tròng cứng Ortho – K được xem là hai phương pháp hiệu quả, an toàn đối với trẻ.

  • Kính gọng:

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến. Kính gọng được lựa chọn nhiều bởi sự tiện lợi và có chi phí hợp lý. Tuy nhiên, trẻ thường hiếu động nên có thể làm vỡ hoặc gãy kính khi sử dụng.

  • Kính tiếp xúc cứng Ortho – K:

Đây là loại kính áp tròng được thiết kế để sử dụng vào ban đêm, trong lúc ngủ. Kính có tác dụng điều chỉnh tạm thời giác mạc về hình dạng bình thường. Sau khi tháo kính, giúp mắt có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng. Kính Ortho – K là giải pháp tối ưu trong điều chỉnh tật khúc xạ cho trẻ. Ngoài ra, kính cũng hạn chế sự tiến triển tật khúc xạ ở trẻ rất tốt.

Xem thêm: Tật khúc xạ là gì? Điều trị tật khúc xạ như thế nào?

trẻ đeo kính ortho k

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tật khúc xạ ở trẻ. Tật khúc xạ ở trẻ nên được phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến thị lực của trẻ.

Liên hệ ngay với Bệnh viện qua số hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 hoặc Fanpage Bệnh viện mắt Thiên Thanh để đặt lịch thăm khám và điều trị tật khúc xạ ở trẻ an toàn cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *