Những điều cha mẹ cần biết về tật khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ bẩm sinh là bệnh lý về mắt nguy hiểm ở trẻ, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tật khúc xạ thường đem đến những phiền toái, khó khăn trong suốt quá trình lớn lên của trẻ. Vậy làm sao để phát hiện bệnh lý này? Cùng Bệnh viện mắt Thiên Thanh tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Giới thiệu về tật khúc xạ bẩm sinh

1.1. Tật khúc xạ bẩm sinh là gì?

Tật khúc xạ bẩm sinh là tình trạng mắt trẻ từ khi sinh ra đã mắc tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị). Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường liên quan đến yếu tố di truyền. Cha mẹ mắc tật khúc xạ thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao hơn.

Theo điều tra, nếu chỉ có mẹ hoặc cha mắc tật khúc xạ thì khả năng di truyền sang cho con là khoảng 23%-40%. Tỉ lệ này sẽ ở mức 33%-60% nếu cả cha và mẹ cùng mắc tật khúc xạ. Ngay trong trường hợp cả cha và mẹ đều khỏe mạnh thì tỉ lệ con mắc tật khúc xạ bẩm sinh cũng nằm trong khoảng 6%-15%.

tật khúc xạ bẩm sinh

1.2 Tật khúc xạ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Cũng giống như tật khúc xạ, tật khúc xạ bẩm sinh thường không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, các trẻ mắc tật khúc xạ bẩm sinh thường có tình trạng rất nặng, khả năng phục hồi thấp. Nếu bệnh lý không được phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị, kiểm soát tiến triển tật khúc xạ kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa: bong võng mạc, nhược thị, lác mắt,…

Xem thêm: Tật khúc xạ có nguy hiểm không?

2. Phân loại tật khúc xạ bẩm sinh thường gặp

Có 4 loại tật khúc xạ bẩm sinh thường gặp: cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ. Trong số đó, trẻ bị cận thị bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao nhất.

  • Cận thị: Trẻ có khả năng nhìn gần nhưng gặp khó khăn khi nhìn xa. Tuy nhiên khi nhìn gần quá nhiều, thủy tinh thể sẽ phồng lên làm thay đổi độ cong của giác mạc và khiến độ khúc xạ ở mắt trẻ tăng lên.
  • Viễn thị: Ngược lại với cận thị, trẻ mắc viễn thị bẩm sinh sẽ có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường khiến hình ảnh hội tụ phía sau võng mạc. Từ đó, trẻ sẽ nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa nhưng hình ảnh lại mờ nhòe khi nhìn ở khoảng cách gần.
  • Loạn thị: Do cấu tạo giác mạc hình cầu ở mắt không đều đều dẫn đến việc hình ảnh hội tụ trên các trục kém khiến trẻ dù nhìn gần hay nhìn xa đều gặp khó khăn.
  • Lệch khúc xạ: Trẻ bị lệch khúc xạ sẽ có thị lực ở hai mắt không cân bằng, có thể một bên cận, 1 bên viễn hoặc cả hai đều cận nhưng độ khúc xạ khác nhau.

Xem thêm: Tật khúc xạ là gì? Điều trị tật khúc xạ như thế nào?

phân loại tật khúc xạ bẩm sinh

3. Cách nhận biết tật khúc xạ bẩm sinh ở trẻ

Ở các trẻ sơ sinh, tật khúc xạ rất khó để nhận biết vì trẻ còn quá nhỏ. Thường thì phải đến 5-8 tuổi, cha mẹ mới có thể phát hiện tình trạng tật khúc xạ ở con một cách rõ ràng thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ có xu hướng ngồi ở khoảng cách gần khi xem tivi.
  • Trẻ thường cúi sát trong quá trình đọc, viết hoặc nheo mắt khi nhìn bảng.
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt, bị nhức mắt hoặc đau đầu.
  • Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng, có thể chảy nước mắt khi gặp nguồn ánh sáng mạnh.

Khi bắt gặp con có các biểu hiện trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám mắt chuyên sâu để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu dẫn tới suy giảm khả năng nhìn, thậm chí là mù vĩnh viễn.

Xem thêm: Tật khúc xạ ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và cách điều trị an toàn

4. Phương pháp điều trị tật khúc xạ bẩm sinh

Bệnh lý này không thể điều trị khỏi bằng thuốc nên thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng 1 trong các phương pháp sau:

4.1. Sử dụng kính gọng

Đây là cách điều trị tật khúc xạ đơn giản, nhanh chóng và phổ biến nhất. Tuy nhiên nó chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời chứ không điều trị khỏi hoàn toàn tật khúc xạ.

Trẻ sẽ được các bác sĩ nhãn khoa thăm khám và chỉ định cắt kính phù hợp. Trẻ sẽ sử dụng kính trong quá trình học tập, vui chơi và sinh hoạt và tháo kính khi đi ngủ. Tuy nhiên, kính của trẻ mắc tật khúc xạ bẩm sinh thường dày và nặng khiến trẻ gặp không ít khó khăn.

đeo kính gọng điều trị tật khúc xạ bẩm sinh

4.2. Sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K

Kính Ortho-K có tác dụng điều chỉnh tạm thời lại độ cong của giác mạc. Trẻ sẽ đeo kính trong quá trình ngủ (từ 6-8 tiếng) vào tối hôm trước. Sau khi tháo kính, trẻ sẽ có thể học tập, sinh hoạt bình thường mà không cần sử dụng kính gọng vào ngày hôm sau.
Phương pháp này giúp trẻ mắc tật khúc xạ tránh phải đeo cặp kính dày nặng, thoải mái vận động và vui chơi.

4.3. Thực hiện phẫu thuật

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị tật khúc xạ hiệu quả và tiên tiến nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những người ở độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên).

Ba phương pháp phẫu thuật hiện đại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Femtosecond laser, ReLEx SMILE và Phakic ICL. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm khác nhau và tùy theo thể trạng mắt của mỗi người, các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

phẫu thuật tật khúc xạ bẩm sinh

5. Cách chăm sóc mắt cho trẻ mắc tật khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ bẩm sinh do yếu tố di truyền gây ra nên không thể phòng tránh. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc đôi mắt đúng cách, các bậc cha mẹ có thể giúp con kiểm soát tiến triển của bệnh lý này cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm khi tăng độ quá cao.

Một số biện pháp đơn giản mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con như:

  • Cho con kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ nhãn khoa.
  • Cân đối đầy đủ các nhóm dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt của trẻ: ớt chuông, cá hồi, đậu, trứng, khoai lang, bí đao,…
  • Bố trí không gian học tập của trẻ đầy đủ ánh sáng, hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tủ và khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Hướng dẫn con tập các bài thể dục hay các động tác massage thư giãn cho mắt.

Mong rằng qua những chia sẻ trên của Bệnh viện mắt Thiên Thanh, các bậc cha mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về tật khúc xạ bẩm sinh để có thể giúp con mình bảo vệ đôi mắt tốt hơn.

Để được tư vấn trực tiếp hoặc giải đáp thắc mắc liên quan đến bệnh lý này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 hoặc fanpage Bệnh viện mắt Thiên Thanh.

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *