Phẫu thuật lác trẻ em: Mọi thông tin cha mẹ nên biết

Phẫu thuật lác trẻ em vừa giúp cải thiện thẩm mỹ và thị lực nhưng cần đúng thời điểm và có chỉ định của bác sĩ.

Lác mắt là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ như nhiều người vẫn nghĩ mà còn tác động đến chức năng thị giác ở trẻ. Trong y khoa hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị lác mắt. Trong số đó, phẫu thuật lác trẻ em là phương pháp được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bậc cha mẹ có con bị lác mắt. Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu chi tiết về phương pháp này qua bài viết sau đây!

1. Tìm hiểu về bệnh lác mắt

1.1 Bệnh lác mắt là gì?

Mắt lác hay còn được gọi là mắt lé. Đây là tình trạng hai mắt khi nhìn một vật, đồng tử ở mắt không cùng nhìn về một phía mà nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng, mắt còn lại, tùy theo dạng cơ vận nhãn mắt bị ảnh hưởng mà có thể nhìn ở các hướng khác nhau: ra ngoài, vào trong, lên trên hoặc xuống dưới. Tình trạng nhìn thẳng và nhìn lệch ở hai mắt có thể luân phiên nhau và hướng nhìn của mắt cũng có thể không cố định mà có sự thay đổi.

Cấu tạo mắt người có 6 cơ vận nhãn, bao gồm 4 cơ vận nhãn thẳng và 2 cơ vận nhãn chéo. Các cơ nào hoạt động dưới sự điều khiển của 3 dây thần kinh số III, IV và VI. Lác mắt xảy ra khi các cơ vận nhãn bị mất cân bằng do cơ hoặc các dây thần kinh chi phối cơ này bị tổn thương.

Xem thêm: Mắt lác là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

phẫu thuật lác trẻ em

1.2 Lác mắt do nguyên nhân nào gây ra?

Lác mắt có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Mắt có tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị ở mức quá nặng, trong khoảng thời gian dài.
  • Người mắc các bệnh như: ung thư võng mạc, đục thủy tinh thể, bệnh lý về đáy mắt,…
  • Cơ ngoại nhãn bị liệt bẩm sinh hoặc cơ và dây thần kinh vận nhãn có vấn đề.
  • Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh lác mắt.
  • Trẻ đẻ non, sinh non hay không đủ cân nặng có thể bị lác bẩm sinh.
  • Có các tổn thương về dây thần kinh hoặc về não bộ.
  • Mắc một số bệnh lý khác về tuyến giác, đái tháo đường hay huyết áp,…

trẻ cận thị nặng

1.3 Dấu hiệu nhận biết mắt lác

Mắt lác là bệnh lý rất dễ nhận biết. Thông qua việc quan sát, người bị mắt lác thường có một hoặc một vài biểu hiện sau:

  • Một mắt nhìn bình thường, mắt kia nhìn sai hướng.
  • Một mắt đứng yên trong khi mắt còn lại di chuyển được.
  • Thường phải nhìn nghiêng hoặc quay đầu để nhìn rõ vật.
  • Một mắt hay bị nheo lại khi nhìn, hay phải dụi mắt.
  • Mắt thường nháy nháy, đặc biệt là khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Hình ảnh qua mắt thường chuyển động dù mắt không hề chuyển động.
  • Xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.
  • Nhận thức chiều sâu của các hình ảnh qua mắt bị kém đi.
  • Thường xuyên đau đầu, mỏi mắt, khó tập trung trong khoảng thời gian dài.

Lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng thị giác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mắt lác có thể gây ra các biến chứng như nhược thị, rối loạn cơ vận nhãn…

hai mắt trẻ nhìn theo hai hướng khác nhau

2. Thắc mắc thường gặp về phẫu thuật lác trẻ em

Mắt lác ở trẻ em có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chỉnh quang, tập quy tụ, tập liếc mắt,… Trong đó, phẫu thuật lác có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, việc phẫu thuật lác trẻ em thường được các bác sĩ chỉ định khi những phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Bên cạnh đó, thời gian chỉ định phẫu thuật còn tùy thuộc vào dạng lác và mức độ tổn thương thị giác ở 2 mắt. Ở nước ta, trẻ bị mắt lác có thể phẫu thuật sớm nhất từ 18 tháng đến 22 tháng tuổi. Quá trình phẫu thuật được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt đáp ứng đầy đủ các điều kiện phẫu thuật và gây mê. Tuy nhiên, phẫu thuật mắt lác trẻ em thường tiến hành khi trẻ từ 2 tuổi trở lên để đảm bảo cơ mắt đã ổn định. Đặc biệt, với trường hợp trẻ lác ngoài thì thời gian phẫu thuật có thể chậm hơn. Cụ thể là khoảng từ 4 – 5 tuổi khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Như vậy độ tuổi phát hiện và điều trị lác mắt ở tốt nhất là từ 2 đến 6 tuổi. Mức độ phục hồi thị giác cũng sẽ tùy thuộc vào thời gian can thiệp. Điều trị sớm khi trẻ càng nhỏ tuổi thì hiệu quả phục hồi càng cao. Khi trẻ điều trị trước 3 – 4 tuổi, hiệu quả điều trị có thể lên đến 92%. Tỉ lệ này sẽ đạt khoảng 62% với trẻ được điều trị trong độ tuổi 6 – 8 tuổi và chỉ còn 18% với trẻ trên 10 tuổi.

Ngoài ra, nếu tình trạng lác mắt kéo dài đến khi trưởng thành, việc phẫu thuật lác có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lý do là vì việc điều chỉnh dây thần kinh thị lực cùng các tật xấu khác ở mắt sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

điều trị lác mắt bằng phương pháp phẫu thuật

2.1 Các trường hợp trẻ thường được chỉ định phẫu thuật lác

Từng trường hợp lác cụ thể sẽ được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lác cho trẻ:

  • Trẻ có tình trạng lác ở mức độ nặng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
  • Trẻ đã trên 6 tuổi nhưng tình trạng lác không được cải thiện.
  • Mắt trẻ thuộc dạng lác ngoài sẽ chỉ định mổ khi trẻ lên 4 – 5 tuổi đồng thời khi việc điều trị bằng phương pháp khác không hiệu quả.
  • Tình trạng lác ở trẻ kéo dài dai dẳng, tái lại nhiều lần.
  • Trẻ lác bẩm sinh cần mổ chỉnh trục nhãn cầu trước 24 tháng tuổi.

chỉ định mổ cho trẻ bị lác nặng

2.2 Phẫu thuật lác trẻ em có đau và nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, phẫu thuật lác trẻ em được xem như một thủ thuật ngoại trú không đau và không nguy hiểm. Trước khi thực hiện phẫu thuật, trẻ sẽ được tiêm thuốc tê vào cạnh mắt. Đồng thời sau phẫu thuật, trẻ sẽ được sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình mổ lác trẻ em diễn ra an toàn và không gây nguy hiểm cho mắt trẻ. Bởi thị lực trước khi mổ của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng. Sau khi mổ, trẻ có thể gặp phải một số tình trạng như: đỏ mắt do tụ máu, sưng mắt, phù mí mắt hoặc phù kết mạc,… Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn dề này. Bởi các triệu chứng trên có thể được khắc phục hiệu quả. Các biến chứng nặng sau phẫu thuật lác như: nhiễm trùng, nhìn đôi, bong võng mạc, chảy máu,… là cực kỳ hiếm gặp. Cha mẹ cần xem xét và tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của bác sĩ về các nguy cơ trước khi đưa ra quyết định.

Xem thêm:

đỏ mắt do tụ máu sau mổ lác

3. Quy trình phẫu thuật lác trẻ em

Trước khi phẫu thuật, trẻ đã được thăm khám để xác định tình trạng lác cùng kỹ thuật can thiệp phù hợp. Quy trình phẫu thuật lác ở trẻ em và người người cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Thường bao gồm 4 bước chính sau:

  • Bước 1: Thực hiện gây mê và gây tê

Trong suất quá trình phẫu thuật lác, trẻ em sẽ được bác sĩ gây mê toàn thân. Thuốc gây tê sẽ được bác sĩ tiêm cạnh mắt trẻ trước khi can thiệp.

  • Bước 2: Tiến hành can thiệp tiếp cận

Với mắt cần thực hiện phẫu thuật lác, bác sĩ sẽ tiến hành mở mi mắt và cố định bằng bằng vành mi. Một đường mổ nhỏ sẽ được bác sĩ tạo ra trên kết mạc để có thể tiếp cận việc can thiệp đến cơ mắt.

  • Bước 3: Điều chỉnh cơ mắt để khắc phục tình trạng lác

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ khắc phục tình trạng lác mắt ở trẻ theo các kỹ thuật khác nhau: làm yếu cơ mắt, kéo căng cơ mắt,…

  • Bước 4: Chăm sóc mắt sau phẫu thuật

Sau ca mổ, trẻ sẽ được theo dõi ở phòng hậu phẫu khoảng 1 – 2 tiếng. Nếu không có gì bất thường trẻ sẽ được xuất viện ngay trong ngày. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc mắt cho trẻ . Đồng thời cũng sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau,… Trẻ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng mắt. Nếu tình trạng lác không được cải thiện hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định tái phẫu thuật.

quy trình mổ lác

4. Chăm sóc mắt cho trẻ sau phẫu thuật lác

Để trẻ có thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật lác, cha mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Sau phẫu thuật, mắt trẻ có thể xuất hiện một số tình trạng như: mắt đỏ, kết mạc bị phù,…. Tình trạng này có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày và sẽ hết dần mà không cần điều trị.
  • Trẻ cần đeo kính bảo vệ mắt để tránh bụi bẩn, nhiễm trùng. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm,…và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thuốc tê hết tác dụng, trẻ có thể dùng thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định để giảm đau.
  • Trẻ em có thể đi học bình thường trở lại sau 2 ngày phẫu thuật lác.
  • Không cho trẻ đi bơi trong 2 tuần sau phẫu thuật, tránh để mồ hôi, bụi bẩn dính vào mắt.
  • Trẻ có thể ăn uống bình thường, nên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt.
  • Không để trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, sách báo trong thời gian dài. Cha mẹ nên phân nhỏ các khoảng thời gian cho con để mắt quen dần với điều tiết mới.

Trong quá trình chăm sóc mắt, nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện gì bất thường, cha mẹ cần cho con gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp khắc phục kịp thời.

trẻ mổ lác không đi bơi sau 2 tuần phẫu thuật

5. Phẫu thuật lác trẻ em ở đâu uy tín?

Phẫu thuật lác trẻ em không nguy hiểm nhưng cha mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa mắt đủ điều kiện để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hiệu quả. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh là cơ sở chuyên sâu khám và điều trị các bệnh lý về mắt nói chung, bao gồm cả phẫu thuật lác trẻ em.

Bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu thế giới. Không những vậy, đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Nổi bật là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hà Huy Tài – chuyên gia nhãn nhi đầu ngành. Bác sĩ Tài đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tổng quát các bệnh về mắt. Đặc biệt, bác sĩ có thế mạnh trong khám và điều trị các bệnh lý như: lác, sụp mí, quặm mi,… cho trẻ em.

bác sĩ tài khám bệnh nhân mổ lác

Xem thêm: Cách chữa mắt lác ở người lớn hiệu quả, phổ biến hiện nay

Tóm lại, phẫu thuật lác trẻ em mang lại hiệu quả phục hồi thị lực, thẩm mỹ tốt khi trẻ được điều trị vào thời điểm thích hợp. Cha mẹ cần cho trẻ thăm khám và cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho trẻ phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *