Cách chữa mắt lác ở trẻ em hiệu quả mà cha mẹ nên biết

Cách chữa mắt lác ở trẻ em luôn là chủ đề được nhiều cha mẹ quan tâm với mong muốn tìm ra giải pháp điều trị lác hiệu quả cho con.

Lác không phải một tình trạng bệnh lý về mắt hiếm gặp. Đây là một trong top 4 các bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em đã được Hiệp hội Nhãn khoa Hoa kỳ đưa ra lời cảnh báo. Bệnh không chỉ khiến trẻ trở nên tự ti, ngại giao tiếp mà còn có thể ảnh hưởng đến cả chức năng thị giác của trẻ. Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu những cách chữa mắt lác ở trẻ em hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về mắt lác

Mắt lác là tình trạng mỗi mắt nhìn về một hướng khác nhau khi cùng nhìn vào một vật hay một điểm. Chẳng hạn như mắt bên trái nhìn thẳng, khi đó mắt phải có thể nhìn vào trong hoặc ra ngoài. Một số trường hợp khác, mắt có thể nhìn lệch lên trên hoặc hướng xuống phía dưới. Sự di chuyển hướng nhìn có thể luân phiên giữa hai mắt, xảy ra một cách cố định hoặc tạm thời.

Mắt lác có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi. Cấu tạo mắt của con người bao gồm tất cả là 6 cơ vận nhãn. Trong đó, số cơ vận nhãn thẳng là 4 và số cơ vận nhãn chéo là 2. Các cơ này đều hoạt động dựa trên sự điều khiển của các dây thần kinh số III, IV, VI. Khi cơ hoặc các dây thần kinh điều khiển cơ bị tổn thương sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của các cơ vận nhãn, gây mắt lác.

Bệnh mắt lác gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như: bẩm sinh, di truyền, tật khúc xạ, sự tổn thương dây thần kinh,… Mắt lác có thể khiến người bệnh đi đứng vụng về và rất dễ té ngã. Tùy theo tình trạng ở mỗi người mà mắt lác gây ra sự suy giảm thị lực khác nhau. Đặc biệt là hình ảnh không gian 3 chiều hay còn được gọi là thị giác tinh tế. Ở mức độ nặng hơn lác mắt có thể làm rối loạn cơ vận nhãn, nhược thị,… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Mắt lác là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

các cơ vận nhãn ở mắt

2. Cách chữa mắt lác ở trẻ em

Các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh chia sẻ, trẻ bị lác mắt được phát hiện và điều trị càng sớm thì tỉ lệ hồi phục chức năng thị giác càng cao. Trong một số nghiên cứu, khi trẻ được điều trị lác trước 3 tuổi thì tỉ lệ thành công đạt đến 92%. Tỉ lệ này là 62% với trẻ từ 6 – 8 tuổi và chỉ còn khoảng 18% khi trẻ trên 10 tuổi.

Trong y học hiện nay, có rất nhiều khác để chữa mắt lác ở trẻ em. Tùy theo tình trạng lác mắt của từng trẻ mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất.

mắt lác ở trẻ em

2.1 Phương pháp chỉnh kính

Đây là một trong những cách chữa mắt lác ở trẻ em được nhiều phụ huynh lựa chọn. Đặc biệt là với những trẻ bị lác điều tiết đơn thuần. Phương pháp điều chỉnh kính giúp hình ảnh rõ nét và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thị giác 2 mắt ở trẻ.

  • Chỉnh kính ở trẻ viễn thị: Tùy thuộc vào tình trạng lác và độ tuổi của từng trẻ mà mức độ viễn thị được bác sĩ điều chỉnh sau cho phù hợp. Ở trẻ dưới 2 tuổi không bị lác thì viễn thị ở mức 4 đi-ốp mới cần chỉnh kính. Tuy nhiên, nếu bị lác mắt thì trẻ cần được chỉnh kính cho cả bệnh lác kèm viễn thị ở 2 đi-ốp.
  • Chỉnh kính ở trẻ loạn thị: Trẻ cần được chỉnh kính nếu độ loạn thị từ 1 đi-ốp trở lên.
  • Chỉnh kính ở trẻ cận thị: Trẻ dưới 2 tuổi cần chỉnh kính nếu độ cận từ 5 đi-ốp trở lên. Với trẻ từ 2 – 4 tuổi, độ cận thị cần điều chỉnh kính là 3 đi-ốp. Các trẻ có độ tuổi lớn hơn, độ cận thị cần chỉnh thấp hơn để trẻ có thể đọc, nhìn được chữ trên bảng.

Mục đích cuối cùng của phương pháp này là 2 mắt phối hợp, hoạt động tốt cùng nhau. Trẻ sẽ cần được hướng dẫn đeo kính đúng cách và thường xuyên để đạt hiệu quả tối đa.

cách chữa mắt lác ở trẻ em

2.2 Phương pháp bịt mắt

Bịt mắt là cách chữa mắt lác ở trẻ tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Trẻ có thể được bịt mắt bằng miếng băng mắt cùng băng dính. Hoặc cha mẹ có thể sử dụng miếng vải tối màu hình bầu dục, hai đầu có dây đeo quanh mắt trẻ. Với trẻ đã đeo kính, có thể dùng băng keo đục dán lên mắt kính thay cho bịt mắt.

Có 4 cách bịt mắt cho trẻ lác phổ biến như sau:

  • Bịt mắt lành: Đây là kiểu bịt mắt được áp dụng phổ biến nhất. Khi mắt lành bị bịt lại thì mắt bị lác buộc phải làm việc. Từ đó giúp tăng khả năng phục hồi cho thị lực. Thời gian bịt mắt lành thường phụ thuộc và 2 yếu tố: độ tuổi và tình trạng nhược thị của trẻ. Trẻ có thể bịt mắt là từ 3 đến 6 ngày trong 1 tuần. Trong quá trình này, cha mẹ cần chú ý, tránh trường hợp nhược thị xuất hiện ở mắt lành. Việc quyết định thời bịt mắt ở trẻ cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên môn.
  • Bịt mắt lác: Biện pháp này thường áp dụng với trẻ bị nhược thị kèm định thị trung tâm. Trẻ có thể bịt bên mắt bị lác liên tục trong nhiều tuần. Đồng thời, trong khi đó trẻ bắt đầu tập luyện chỉnh thị.
  • Bịt mắt luân phiên: Trẻ sẽ bịt một mắt lại luân phiên theo ngày. Điều này sẽ tập khả năng cân bằng cả 2 bên mắt.
  • Bịt mắt từng lúc: Mỗi ngày, trẻ sẽ được bịt mắt trong vòng 1 giờ. Trong thời đó, trẻ cũng sẽ kết hợp với bài tập luyện mắt lác.

phương pháp bịt mắt

2.3 Luyện tập các bài tập dành cho mắt lác ở trẻ em

Với các trẻ lớn tuổi hơn, đã tự ý thức về hành vi của mình, cha mẹ có thể hoàn toàn cho trẻ thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị mắt lác. Mỗi ngày, cha mẹ có thể dành ra khoảng 10 phút cho trẻ tập luyện mắt, giảm tình trạng lác ngay tại nhà. Quá trình tập luyện gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn không gian có bức tường sáng màu. Chấm hoặc tô một chấm tròn trên bức tường đó.
  • Bước 2: Một bên mắt được bịt lại. Bên mắt còn lại nhìn vào chấm tròn đảm bảo thị lực tập trung một điểm cố định.
  • Bước 3: Thực hiện bài tập trong khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày.

luyện tập bài tập chữa mắt lác

2.4 Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt là một trong những cách chữa mắt lác ở trẻ em tiếp theo. Thuốc nhỏ có tác dụng giúp mắt lác hoạt động linh hoạt hơn. Bên mắt lác có thể chuyển động cùng hướng mắt còn lại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng như liều lượng sử dụng cần có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.

phương pháp nhỏ thuốc nhỏ mắt

2.5 Thực hiện phẫu thuật

Thực hiện mổ mắt lác được chỉ định khi các cách chữa mắt lác ở trẻ em khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Phẫu thuật lác sẽ giúp điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp mắt hết lác. Tại nước ta, trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên có thể mổ lác. Tuy nhiên, thông thường để đảm bảo cơ mắt đã ổn định, trẻ sẽ mổ lác khi lên 2 tuổi. Phẫu thuật lác được xem như một thủ thuật ngoại trú không nguy hiểm. Trẻ có thể ra về luôn trong ngày sau khi mổ.

Xem thêm: Phẫu thuật lác trẻ em: Mọi thông tin cha mẹ nên biết

phẫu thuật chỉnh lác

3. Chăm sóc mắt lác ở trẻ em như thế nào?

Bên cạnh việc quan tâm đến cách chữa mắt lác ở trẻ em, cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc mắt lác ở trẻ. Việc này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị lác và cải thiện thị lực ở trẻ tốt hơn.

3.1 Chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, tăng cường bổ sung các nhóm chất tốt cho mắt như: vitamin A, C, E, omega 3,… Vitamin A có nhiều trong trứng, cà rốt, đu đủ,… Những thực phẩm này giúp giảm tình trạng mỏi mắt do lác gây ra, góp phần bảo vệ giác mạc.

Ngoài ra, các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây,… cực giàu vitamin C. Vitamin C giúp trẻ tăng cường thị lực và giảm nguy cơ nhược thị. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E như dầu đậu nành, đậu phộng, cải bó xôi,… sẽ giúp bảo vệ võng mạc.

đa dạng nhóm thực phẩm

3.2 Xây dựng thời gian sinh hoạt mắt phù hợp

Thay vì để trẻ tiếp xúc với máy tính thì cha mẹ nên khuyến khích con vui chơi ngoài nhiều hơn. Điều này vừa giúp giảm căng thẳng cho mắt cũng như nâng cao sức khỏe cho thị giác.

Khi trẻ bị lác sử dụng các thiết bị điện tử, cha mẹ cần giới hạn thời gian tiếp xúc trong khoảng 30 phút để tránh tăng thêm áp lực cho mắt.

trẻ em vui chơi ngoài trời

3.3 Tái khám mắt lác định kỳ

Bên cạnh việc khám và điều trị các bệnh lý tổng quát về mắt khác thì việc tái khám lác định kỳ cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần đưa con đi khám định kỳ 6 tháng/ lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tình trạng lác ở trẻ sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao và kịp thời phát hiện các biến chứng để kịp thời điều trị.

tái khám lác định kỳ

Xem thêm: 

Như vậy, bệnh viện Mắt Thiên Thanh đã vừa cùng bạn tìm hiểu về những cách chữa lác ở trẻ em hiệu quả và phổ biến hiện nay. Tùy theo từng trường hợp lác mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Cha mẹ cần cho con đi khám mắt để được tư vấn biện pháp khắc phục lác phù hợp cho con.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *