Mắt lác là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Mắt lác là gì? Mắt lác là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng thị giác của người bệnh.

Mắt lác là gì hay cách chữa mắt lác là chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm mọi người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ như nhiều người vẫn nghĩ. Mắt lác cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xấu. Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết hôm nay nhé!

1. Mắt lác là gì?

Có khá nhiều cách lý giải tình trạng mắt lác là gì. Theo các chuyên gia y khoa, mắt lác (mắt lé) là tình trạng lệch trục ở mắt. Hay nói cách khác thì đây là tình trạng lệch hướng nhìn giữa hai mắt khi cùng nhìn vào một vật. Tình trạng mắt lác có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai mắt. Theo khảo sát của Bộ Y tế, số người mắc bệnh lý mắt lác tại nước ta vào khoảng 2 – 3 triệu người. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực. Đồng thời, mắc lác cũng khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Ở mắt bình thường, khi tập trung nhìn cùng một điểm, hình ảnh ở 2 mắt được tổng hợp thành 1 ảnh duy nhất truyền về não bộ, gọi là ảnh 3 chiều hay thị giác tinh tế. Ở người lác mắt, hai mắt nhìn hai hướng khác nhau khiến hình ảnh thu về cũng khác nhau. Ở trẻ nhỏ, não bộ có khả năng loại bỏ hình ảnh mờ hoặc ở mắt nhìn không đúng hướng. Về lâu dài khiến trẻ mất mất đi thị giác tinh tế. Tuy nhiên, ở người lớn không có khả năng loại bỏ này nên sẽ xuất hiện tình trạng nhìn đôi.

Lác mắt cũng được phân thành 2 loại như sau:

  • Lác cơ năng (lác đồng hành): là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Mắt lác giống nhau ở các hướng nhìn hay được gọi là cùng độ lác.
  • Lác liệt (lác bất đồng hành): là tình trạng thường gặp ở người lớn. Cơ vận nhãn bị liệt làm hạn chế khả năng vận động của nhãn cầu gây độ lác khác nhau ở các hướng nhìn khác nhau.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và loại mắt lác mà có thể xuất hiện nhiều hình thái lác như: lác ngoài, lác trong, lác kết hợp.

mắt lác là gì

2. Dấu hiệu nhận biết mắt lác

Lác mắt có thể nhận biết thông qua các triệu chứng thực thể hoặc chủ quan.

Triệu chứng thực thể

Người lác mắt có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa đôi mắt của mình với người bình thường khi soi gương. Ở trường hợp lác ẩn thì cần phải thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để xác định chính xác.

Triệu chứng chủ quan

  • Đôi mắt thường xuyên có dấu hiệu mỏi.
  • Khả năng tập trung không cao, thiếu chính xác trong lúc làm việc.
  • Nhìn vật không chuẩn xác, thường hay té ngã, vụng về khi đi đứng.
  • Hay nghiêng đầu hoặc nheo mắt để nhìn vật rõ hơn.
  • Xuất hiện tình trạng nhìn song thị (ở người lớn).

tình trạng song thị

3. Nguyên nhân gây mắt lác

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra lác mắt:

Nguyên nhân bẩm sinh

Trẻ ngay khi sinh ra hoặc trong 6 tháng đầu đã bị mắt lác với các biểu hiện rõ ràng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do cơ vận nhãn bị liệt một cách bẩm sinh.

Theo nghiên cứu, có tới 1/4 các trường hợp mắt lác liên quan đến các yếu tố di truyền. Ngoài ra, trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân cũng có nguy cơ bị lác mắt cao hơn.

Nguyên nhân thứ phát

  • Một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân khiến mắt bị mắc phải bệnh lác như:
  • Mắc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) mức độ nặng nhưng không đeo kính sớm và đeo đúng độ.
  • Mắc bệnh lý ảnh hưởng đến thị lực của mắt như: đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, bệnh lý võng mạc,…
  • Người bệnh có tổn thương ở não, dẫn đến sự không bình thường ở các cơ vùng sọ mặt, gây liệt cơ vận động mắt hoặc các bất thường về bám của cơ mắt.
  • Người bệnh nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh lác thứ phát.

mắt lác bẩm sinh

4. Mắt lác có nguy hiểm không?

Nhiều người vẫn nghĩ. lác mắt chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, diện mạo của người bệnh. Nhưng thực tế, lác mắt có thể đe dọa đến chức năng thị giác, thậm chí gây mất thị lực. Khi không phát hiện và can thiệp kịp thời, lác mắt sẽ gây suy giảm thị lực. Lâu dần sẽ biến chứng sang nhược thị, sau cùng sẽ gây mù lòa vĩnh viễn. Cụ thể:

  • Mắt lác lâu ngày khiến chức năng thị giác suy giảm. Về lâu dài lác khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biến chứng sang nhược thị. Ở người mắc nhược thị, thị lực sẽ hầu như không thể cải thiện được bằng việc dùng hay chỉnh kính.
  • Người bị lác mắt bị suy giảm khả năng nhìn nổi, nhìn chiều sâu do thị giác bị tổn thương. Lác mắt gây thương tổn thị giác hai mắt, suy giảm khả năng nhìn theo chiều sâu, nhìn nổi. Hai mắt sẽ không thể phối hợp nhịp nhàng để cho ra một hình ảnh 3 chiều duy nhất.
  • Lác mắt khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin, rụt rè và ngại giao tiếp.
  • Lác mắt có thể dẫn đến một số biến chứng khác như: rung giật nhãn cầu, vẹo cổ lệch đầu, hạn chế liếc mắt,…

biến chứng mắt nhược thị

5. Điều trị mắt lác như thế nào?

Trong nhãn khoa, mục tiêu điều trị lác ở trẻ nhằm bảo toàn chức năng hợp thị ở mắt và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa. Đối với người lớn, việc điều trị lác hầu như chỉ giúp cải thiện vấn đề thẩm mỹ. Với một số trường hợp lác cấp, quá trình can thiệp giúp phục hồi chức năng hợp thị cho mắt.

Lác mắt được phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi thị lực càng hiệu quả. Số liệu thống kê cho thấy khi điều trị lác trước 3 tuổi thì tỉ lệ thành công lên đến 92%. Ở độ tuổi 6 – 8 tuổi, tỉ lệ chữa lác thành công vào khoảng 62% và chỉ còn 18% khi trẻ trên 10 tuổi. Tùy theo tình trạng mắt lác cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định và phối hợp các phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

điều trị lác mắt

5.1 Điều trị mắt lác bằng phương pháp đeo kính

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ nhỏ và trẻ đi học. Việc đeo kính giúp mắt nhìn thẳng, bảo toàn chức năng hợp thị và ngăn ngừa suy giảm thị lực. Trẻ bị lé do quy tụ điều tiết hoặc đi kèm với tật khúc xạ khác cần sử dụng kính thuốc và khám mắt định kỳ để theo dõi.

đeo kính

5.2 Phương pháp phục hồi chức năng hợp thị

Các trường hợp lác cấp. lác góc nhỏ và lác không liên tục thường được chỉ định phương pháp này. Người bệnh sẽ cần thực hiện một số bài luyện tập giúp phục hồi chức năng hợp thị ở mắt như: tập quy tụ, tập liếc,…

5.3 Phương pháp tiêm thuốc Botulinum toxin

Các bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành bị lác mắt thứ phát do liệt cơ vận nhãn thường được chỉ định tiêm loại thuốc này trong thời gian chờ đợi phẫu thuật. Việc tiêm thuốc giúp người bệnh khắc phục tạm thời tình trạng song thị ở mắt.

tiêm thuốc

5.4 Phương pháp phẫu thuật chỉnh lác mắt

Đây được xem là phương pháp tối ưu với các trường hợp cơ vận nhãn mất cân bằng. Phẫu thuật chỉnh lác thường được chỉ định sau khi các phương pháp trên không giúp đạt được hiệu quả điều trị. Phẫu thuật chỉnh lác có thể điều chỉnh các cơ của nhãn cầu, từ đó giúp điều chỉnh hướng nhìn giúp bệnh nhân nhìn thằng. Với người lớn, phẫu thuật chỉnh lác giúp cải thiện tốt vấn đề thẩm mỹ. Ở trẻ em, phẫu thuật sớm giúp nâng cao cơ hội sớm hồi phục hoàn toàn vấn đề về thị lực.

Xem thêm: Phẫu thuật lác trẻ em: Mọi thông tin cha mẹ nên biết 

phẫu thuật chỉnh lác

6. Địa chỉ khám và điều trị mắt lác uy tín

Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tự tin là một trong những cơ sở chuyên khám và điều trị mắt lác bằng phương pháp phẫu thuật uy tín. Bệnh viện trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng điều kiện thực hiện phẫu thuật theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho từng trường hợp. Đội ngũ nhân viên luôn túc trực, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại bệnh viện.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý lác mắt cũng như khám và điều trị tổng quát các bệnh về mắt, vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

khách hàng thăm khám mắt tại bệnh viện mắt thiên thanh

Xem thêm: Cách chữa mắt lác tại nhà hiệu quả, dễ dàng thực hiện

Như vậy, thắc mắc mắt lác là gì cùng những thông tin liên quan đến bệnh lý này đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong kho tàng kiến thức y khoa rộng lớn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *