6 loại bảng đo mắt cận phổ biến hiện nay và cách sử dụng

Sử dụng bảng đo mắt cận là cách kiểm tra thị lực phổ biến nhất hiện nay, giúp xác định tình trạng sức khỏe đôi mắt một cách dễ dàng.

Công nghệ phát triển, thời gian con người tiếp xúc, sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không tốt đến mắt. Để duy trì một đôi mắt luôn sáng khỏe, kiểm tra thị lực định kỳ là việc làm cần thiết. Có nhiều cách để kiểm tra thị lực nhưng bảng đo mắt cận vẫn đang là công cụ được sử dụng nhiều nhất.

1. 6 loại bảng đo mắt cận phổ biến

Mỗi bảng đo mắt cận sẽ có những tính chất, cách sử dụng khác nhau. Vậy nên cần nắm rõ loại bảng mà mình đang sử dụng để thực hiện cho đúng. Bảng đo thị lực được phân thành 2 loại sau:

  • Bảng đo thị lực nhìn xa: bảng đo thị lực chữ C, chữ E, Snellen, bảng đo thị lực dạng hình.
  • Bảng đo thị lực nhìn gần: bảng đo thị lực Parinaud, bảng đo thị lực dạng thẻ.

1.1 Bảng đo mắt cận chữ C (Landolt)

Bảng đo mắt cận chữ C hay còn được gọi là bảng đo mắt cận Landolt, là dạng bảng đo mắt cận được bắt gặp nhiều nhất. Bảng được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người không biết chữ. Bảng bao gồm các vòng tròn hở như chữ C với phần hở quay theo nhiều hướng: trên, dưới, trái, phải,… Các chữ C được sắp xếp trên 11 dòng từ lớn đến nhỏ dần về cuối bảng.

Khi kiểm tra thị lực với bảng chữ C này, người bệnh sẽ đứng cách bảng 5 mét và che một bên mắt. Người bệnh cần đọc vị trí phần hở của chữ C nếu nhìn rõ. Khúc xạ viên sẽ ghi nhận thị lực tương ứng với hàng nhỏ nhất mà người bệnh có thể đọc được.

bảng đo mắt cận chữ c landolt

1.2 Bảng đo mắt cận chữ E (Armaignac)

Tương tự với bảng chữ C, bảng đo mắt cận chữ E bao gồm chữ E xoay theo nhiều hướng và sắp xếp từ lớn đến nhỏ dần phía cuối bảng. Bảng phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là trẻ em vì nó khá đơn giản.

Để sử dụng bảng đo thị lực chữ E đúng cách, bệnh nhân cần đứng cách xa 5 mét so với bảng. Người bệnh che lần lượt từng bên mắt và đọc đúng hướng xoay của chữ E để kiểm tra thị lực.

1.3 Bảng đo mắt cận Snellen

Bảng thị lực Snellen bao gồm các chữ cái in hoa: L, F, T, O, I, F,… Bảng được thiết kế tiêu chuẩn gồm 11 dòng, kích thước chữ giảm dần và số chữ tăng dần về cuối bảng. Vì gồm các chữ cái Latinh nên bảng đo thị lực Snellen chỉ phù hợp với những người biết chữ.

Người bệnh cần đứng cách bảng đo mắt cận Snellen ở khoảng cách là 5 mét. Sau khi che một bên mắt, bệnh nhân bắt đầu đọc đúng chữ cái trên bảng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Đến khi người bệnh không thể nhìn rõ chữ nữa thì chuyển sang mắt còn lại và tiếp tục kiểm tra.

bảng đo mắt cận snellen

1.4 Bảng đo mắt cận Parinaud

Bảng đo thị lực Parinaud phù hợp với các đối tượng biết chữ. Bảng được thiết kế bao gồm những câu ngắn kèm theo số thị lực bên cạnh. Bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế và bắt đầu đọc các ký hiệu có trong bảng theo thứ tự từ trên xuống. Khoảng cách giữa mắt và bảng đo dao động trong khoảng 30 – 35cm.

1.5 Bảng đo mắt cận dạng hình

Bảng đo thị lực dạng hình với các hình ảnh con vật, đồ vật màu đen có kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. Bảng được thiết kế phù hợp với các bạn nhỏ có thể nhận biết con vật, đồ vật hoặc những người không biết chữ. Cũng giống với các bảng kiểm tra thị lực khác, người bệnh cần đọc đúng tên con vật, đồ vật theo yêu cầu của khúc xạ viên. Khoảng cách giữa bệnh nhân và bảng là 5 mét.

bảng đo mắt cận dạng hình

1.6 Bảng đo mắt cận dạng thẻ

Thực chất, bảng đo thị lực dạng thẻ là bảng bao gồm 3 loại khác: bảng chữ C, chữ E và Snellen. Ba loại bảng này được thu nhỏ lại theo kích thước đã quy ước để sử dụng cho việc kiểm tra thị lực nhìn gần. Người bệnh cần đọc các chữ cái, ký hiệu có trong thẻ theo hướng dẫn. Khoảng cách giữa mắt và bảng sẽ nằm trong khoảng từ 30 – 35cm.

2. Cách sử dụng bảng đo mắt cận

2.1 Các bước đo độ cận của mắt với bảng thị lực

Từng bảng thị lực sẽ có khoảng cách đo và cách đọc khác nhau. Ngoài ra, các bước đo độ cận với bảng thị lực thì đều giống nhau. Cụ thể:

  • Bước 1: Lựa chọn vị trí ngồi (hoặc đứng) đúng theo khoảng cách quy định. Bạn cần giữ tư thế thoải mái, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng trong suốt quá trình kiểm tra thị lực.
  • Bước 2: Ánh sáng trên các bảng đo thị lực cần đảm bảo có cường độ trung bình khoảng 100 lux và cao hơn 40% so với phòng đo thị lực.
  • Bước 3: Bắt đầu đo thị lực từng bên mắt, mắt còn lại dùng tay hoặc miếng chắn che lại.
  • Bước 4: Đọc các ký hiệu trên bảng theo cách sử dụng của loại bảng đang dùng. Lần lượt đọc theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới đến khi không nhìn rõ nữa thì ngưng.
  • Bước 5: Tiến hành ghi lại kết quả đo và lặp lại với mắt còn lại.

Lưu ý: Trong quá trình đo mắt, bạn cần một người hỗ trợ giúp bạn chỉ ký hiệu trên bảng và đánh giá xem mình đọc đúng hay sai.

Xem thêm: Đo mắt cận tại nhà có chính xác không? Quy trình đo mắt cận

tư thế ngồi đo độ cận

2.2 Cách ghi kết quả đo độ cận mắt

Kết quả đo độ cận ở mắt được xác định bằng số thị lực ở dòng ký tự nhỏ nhất mà bạn có thể nhìn được. Số thị lực dạng thập phân nằm phía bên phải mỗi dòng trên bảng đo thị lực.

Dựa vào đó, bạn có thể tự đánh giá tình trạng sức khỏe đôi mắt của bản thân. Ví dụ:

  • Thị lực 10/10: Mắt bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Thị lực 6/10 – 7/10: Mắt bạn cận khoảng 0,5 độ.
  • Thị lực 4/10 – 5/10: Mắt bạn cận khoảng 1 – 2 độ.
  • Thị lực dưới 3/10: Mắt kém, cận từ 2 độ trở lên.

Xem thêm: 

cách ghi kết quả đo độ cận qua bảng

2.3 Một số lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo thị lực

Kết quả đo thị lực bằng bảng chỉ mang tính tương đối, không thể xác định được đúng hoàn toàn độ cận ở mắt. Để có thể xác định tình trạng mắt một các chính xác, bạn cần tới các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để được thăm khám mắt chuyên sâu.

Tuy nhiên, để kết quả không bị sai lệch quá nhiều, bạn cần lưu ý 2 yếu tố sau khi đo mắt bằng bảng đo thị lực:

  • Chỉ nên sử dụng bảng đo thị lực với phần chữ đen nền trắng để đảm bảo độ tương phản tốt nhất.
  • Ngồi nghỉ ít nhất 15 phút trước khi tiến hành đo mắt.

Ngoài ra, bạn cũng cần thăm khám mắt định kỳ thường xuyên để nắm được tình trạng sức khỏe của mắt cũng như nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

Bảng đo mắt cận được sử dụng phổ biến để kiểm tra thị lực mắt một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, để xác định chính xác độ cận của mắt thì vẫn cần sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.

Vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 của Bệnh viện Mắt Thiên Thanh nếu quý khách bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và giải đáp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *