Các loại thuốc điều trị tăng nhãn áp và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc điều trị tăng nhãn áp giúp hạ nhãn áp, phòng tránh bệnh phát triển, hạn chế các tổn thương gây ra và bảo toàn thị lực cho người bệnh.

Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt tăng cao gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác. Mọi lứa tuổi đề có thể mắc tăng nhãn áp nhưng người già là đối tượng phổ biến nhất. Tăng nhãn áp có thể làm suy giảm thị lực thậm chí dẫn tới mù lòa. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của bệnh. Trong bài viết hôm nay, Bệnh viện Mắt Thiên Thanh sẽ cung cấp thông tin về thuốc điều trị tăng nhãn áp – phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu cho nhiều bệnh nhân.

tăng nhãn áp

I. Cơ chế điều trị bệnh tăng nhãn áp

Hiện nay, chưa có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của bệnh, giảm thiểu các tổn thương và bảo toàn thị lực cho người bệnh.
Có ba phương pháp điều trị tăng nhãn áp phổ biến nhất là điều trị bằng laser, phẫu thuật và sử dụng thuốc. Điều trị bằng thuốc thường được ưu tiên hơn so với điều trị bằng laser và phẫu thuật. Thuốc hỗ trợ điều trị tăng nhãn áp chủ yếu giúp giảm và/hoặc kiểm soát áp lực trong mắt.

Xem thêm: Tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

II. Điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc có thực sự hiệu quả?

Tăng nhãn áp là một tình trạng không thể điều trị dứt điểm. Cũng như không có bất cứ phương pháp nào có thể phục hồi tổn thương do tăng nhãn áp gây ra. Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu nhằm ngăn chặn bệnh tiếp tục phát triển và hạn chế tổn thương. Thông thường điều trị bằng thuốc là ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp là giải pháp hiệu quả giúp hạ nhãn áp tránh gây tổn thương đến thị lực. Chỉ khi thuốc không có hiệu quả, bác sĩ mới chỉ định điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật điều trị Glocom để hạ nhãn áp. Hoặc trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được điều trị kết hợp các phương pháp để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

cách điều trị tăng nhãn áp

III. Các loại thuốc điều trị tăng nhãn áp

Thuốc điều trị tăng nhãn áp có hai dạng: thuốc nhỏ mắt và thuốc uống. Thuốc nhỏ mắt là phương pháp thường được các bác sĩ ưu tiên hơn. Chỉ trong trường hợp thuốc nhỏ mắt không còn tác dụng, người bệnh mới được chỉ định sử dụng thuốc uống. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị tăng nhãn áp thường được chia theo hoạt chất với các nhóm phổ biến. Mỗi nhóm hoạt chất sẽ có một cơ chế và tác dụng phụ khác nhau. Vì vậy chuyên gia tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh khuyến nghị người bệnh không tuyệt đối tự ý mua và sử dụng thuốc. Bất cứ can thiệp điều trị nào đối với các trường hợp tăng nhãn áp cần có sự hướng dẫn từ chuyên gia nhãn khoa.

2.1. Nhóm thuốc chứa chứa các hoạt chất tương tự Prostaglandin

Nhóm thuốc chứa các hoạt chất tương tự Prostaglandin thường được kê đơn cho các trường hợp tăng nhãn áp góc mở. Loại thuốc này sẽ làm tăng cường tiết dịch qua màng bồ đào từ đó giúp hạ áp suất trong mắt. Sau khi sử dụng, thuốc chứa Prostaglandin có thẻ làm giảm 25 – 30% áp lực trong mắt. Với các nhóm thuốc Prostaglandin, người bệnh chỉ cần sử dụng một lần duy nhất trong ngày. Nhưng cần chú ý sử dụng đều đặn hằng ngày, không bỏ liều để cho hiệu quả tốt nhất.
Thuốc Prostaglandin thường ít gây tác dụng phụ toàn thân. Nhưng có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố mống mắt và làm lông mi mọc dày hơn.

thuốc tăng nhãn áp

2.2. Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta hay thuốc đối kháng Beta là một nhóm thuốc kê đơn được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh tăng nhãn áp. Thuốc chẹn Beta hoạt động bằng cách giảm lượng chất lỏng mà mắt tạo ra từ đó giúp hạ áp lực trong mắt.
Thuốc chẹn Beta có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đỏ mắt hoặc phần trong mí mắt
  • Làm mờ mắt hoặc thay đổi tầm nhìn tạm thời
  • Thay đổi kích thước đồng tử
  • Sưng hoặc kích ứng mí mắt

tác dụng phụ thuốc điều trị tăng nhãn áp

Thuốc chẹn Beta có thể gây ra tác dụng phụ sưng mí mắt

Khi sử dụng quá liều có thể dẫn tới:

  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Làm chậm nhịp tim
  • Đau khớp
  • Lo lắng, hồi hộp
  • Giảm khả năng tình dục
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc suy nhược

Do đó người bệnh cần có chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc chẹn Beta, đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc người có bệnh hô hấp.

2.3. Thuốc chủ vận Alpha

Thuốc chủ vận Alpha (Alpha Agonists) là một trong các lựa chọn để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Nhóm thuốc này làm giảm áp lực nội nhãn bằng cách giảm sản xuất thủy dịch ở thể mi và tăng dẫn lưu qua củng mạc và màng bồ đào. Thuốc chủ vận Alpha phù hợp với những người dị ứng với chất bảo quản trong các thuốc nhỏ mắt thông thường. Vì chất bảo quản của loại thuốc này có thể phân hủy thành các thành phần trong nước mắt tự nhiên. Tuy nhiên thuốc chủ vận Alpha có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, đỏ mắt, mệt mỏi, thay đổi huyết áp, mờ mắt, đau đầu.

2.4. Thuốc ức chế Carbonic Anhydrase (CAI)

Trong điều trị tăng nhãn áp, các chất ức chế Carbonic Anhydrase làm hạn chế sự sản xuất các ion Bicarbonate. Điều này làm giảm lượng thủy dịch được sản xuất ở biểu mô của thể mi, từ đó giúp hạn nhãn áp. Sử dụng thuốc ức chế Carbonic Anhydrase có thể gây ra một số tác dụng phụ do lượng ion bicarbonate trong cơ thể giảm nhanh chóng.

2.5. Miotic (Thuốc co đồng từ)

Miotics là thuốc nhỏ mắt làm cho đồng tử co lại, mở ra góc dẫn lưu bị tắc. Từ đó giúp thủy dịch thoát ra ngoài tốt hơn và làm hạ nhãn áp. Người bệnh có thể sử dụng thuốc từ 2-4 lần một ngày thủy theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc co đồng tử hiện được dành riêng để sử dụng cho những trường hợp sử dụng các loại thuốc khác không có hiệu quả. Miotics có thể gây ra cảm giác khó chịu và tình trạng đỏ mắt. Ngoài ra thuốc co đồng tử có thể làm tăng nguy cơ cận thị và đục thủy tinh thể.

tác dụng phụ đục thủy tinh thể

2.6. Thuốc điều trị kết hợp

Có một số trường hợp bệnh nhân cần sử dụng nhiều loại thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Khi đó bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc kết hợp thay vì nhiều loại thuốc. Điều này tạo ra sự tiện lợi cho người bệnh và giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt.

IV. Lưu ý khi điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc

  • Sử dụng đúng liều lượng: Chỉ khi được sử dụng đúng liều lượng thì thuốc điều trị tăng nhãn áp mới có thể phát huy hiệu quả. Vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc (dù là dạng uống hay nhỏ mắt)
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Với thuốc nhỏ mắt, người bệnh nên nhắm mắt từ 1-2 phút, đồng thời ấn nhẹ vào khóe mắt để đóng ống lệ. Điều này sẽ giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Với thuốc uống, cần sử dụng đúng thời gian được kê đơn, uống với nước đun sôi để nguội. Không uống với các loại thức uống khác như nước hoa quả, nước có ga, cà phê, rượu,…
  • Lưu ý thời hạn sử dụng thuốc: rất nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc nhỏ mắt có hạn sử dụng ngắn hoặc tính theo thời gian mở nắp. Vì vậy cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc trong thời hạn cho phép theo thông tin trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc và đeo lại sau khi nhỏ tối thiểu 15 phút để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Lưu ý các tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ hoặc tình trạng kích ứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Người bệnh cần theo dõi và thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn phù hợp.
  • Thăm khám định kỳ: Người bệnh cần duy trì việc thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và được kê đơn thuốc phù hợp nhất.

thăm khám định kỳ

V. Kết luận

Tăng nhãn áp là một bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Thuốc điều trị tăng nhãn áp là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát tình hình bệnh, hạn chế các tổn thương. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tăng nhãn áp cần có sự chỉ dẫn, giám sát từ bác sĩ nhãn khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *