Giải đáp: Bệnh tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau với nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị riêng.

Tăng nhãn áp và cận thị là hai tình trạng rối loạn về mắt có nhiều triệu chứng tương đồng và có mối liên hệ với nhau. Vì thế nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Trong bài viết này, Bệnh viện Mắt Thiên Thanh sẽ giải đáp câu hỏi “Bệnh tăng nhãn áp có phải là cận thị không”. Đồng thời cung cấp thêm các thông tin cần thiết để có thể phân biệt tăng nhãn áp và cận thị.

I. Tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không?

Tăng nhãn áp không phải cận thị. Dù đều là các rối loạn ở mắt nhưng tăng nhãn áp và cận thị là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Mỗi tình trạng có nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị riêng.
Cận thị là một dạng tật khúc xạ khiến người bệnh chỉ có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần. Ở mắt khỏe mạnh, điểm hội tụ ánh sáng sẽ nằm trên võng mạc cho phép nhìn thấy hình ảnh rõ nét. Tuy nhiên ở người bị cận thị, điểm hội tụ ánh sáng nằm ở phía sau võng mạc, khiến người bệnh không thể nhìn thấy ở khoảng cách xa.

tổng quan về cận thị

Trong khi đó bệnh tăng nhãn áp để chỉ tình trạng áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn đến dây thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp là một rối loạn rất nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy việc nhầm lẫn tăng nhãn áp có phải là cận thị sẽ dễ dẫn đến việc chủ quan, không để ý, làm chậm trễ việc điều trị và tăng nguy cơ tổn thương thị lực.

tổng quan về tăng nhãn áp

II. So sánh tăng nhãn áp và cận thị

Để hiểu hơn vấn đề tăng nhãn áp có phải là cận thị, sau đây là so sánh chi tiết về bệnh tăng nhãn áp và cận thị.

Tăng nhãn áp Cận thị
Nguyên nhân Do áp suất trong nhãn cầu tăng cao bất thường gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác. Yếu tố làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp gồm: tuổi cao, di truyền, các chấn thương hoặc phẫu thuật mắt, dùng thuốc chứa cortisone lâu dài,…. Do sự bất thường trong trục nhãn cầu, cấu trúc giác mạc hoặc do di truyền. Các yếu tố như thói quen sinh hoạt, làm việc, di truyền, sinh non,… có thể dẫn tới cận thị.
Triệu chứng Khó phát hiện. Các triệu chứng có thể gặp như: suy giảm thị lực ngoại vi, thấy vầng sáng xung quanh đèn, tức mắt nhẹ. Nhìn mờ các vật ở xa, phải nheo mắt để nhìn rõ, hay mỏi mắt, nhức đầu, dụi mắt thường xuyên
Mức độ nguy hiểm Các tổn thương do tăng nhãn áp không thể phục hồi. Nếu không được điều trị kịp thời, tăng nhãn áp có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn Cận thị có thể kiểm soát bằng các phương pháp như đeo kính, sử dụng thuốc, sinh hoạt, làm việc lành mạnh. Tuy nhiên nếu cận thị quá nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiêm
Điều trị Tăng nhãn áp không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Chỉ có thể sử dụng thuốc, phẫu thuật để ngăn chặn bệnh tiếp tục phát triển và hạn chế các tổn thương. Cận thị có thể điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật (Lasik, ReLEX SMILE, Phakic,…) hoặc can thiệp bằng kính áp tròng cứng, kính gọng.

Xem thêm: Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không? Phương pháp điều trị

III. Vì sao dễ nhầm lẫn tăng nhãn áp và cận thị

Nhiều người thắc mắc tăng nhãn áp có phải cận thị dù đây là hai tình trạng khác nhau. Vì trong giai đoạn đầu, người mắc bệnh tăng nhãn áp có một số triệu chứng có phần tương đồng với cận thị như:

  • Nhìn mờ
  • Đau, nhức đầu
  • Tức mắt nhẹ

tức mắt là dấu hiệu tăng nhãn áp và cận thị

Tức mắt là dấu hiệu chung của tăng nhãn áp và cận thị

Do các triệu chứng của tăng nhãn áp thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện ra. Tuy nhiên, người mắc tăng nhãn áp sẽ có một số biểu hiện khác như:

  • Nhìn thấy vầng sáng xung quanh đèn
  • Đỏ mắt
  • Đau đầu, buồn nôn và nôn

Sự nhầm lẫn giữa tăng nhãn áp và cận thị khiến nhiều người chủ quan, không đi thăm khám kịp thời. Tăng nhãn áp có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ở các dây thần kinh thị giác và khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy người bệnh cần duy trì khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và tránh bệnh tiến triển nặng. Đồng thời cần kiểm tra mắt khi thấy các triệu chứng bất thường, không chủ quan tự điều trị tại nhà. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao nên khám mắt chuyên sâu bệnh lý Glocom để phát hiện sớm tình trạng tăng nhãn áp.

IV. Mối liên hệ giữa bệnh tăng nhãn áp và cận thị

Dù tăng nhãn áp không phải là cận thị, tuy nhiên hai tình trạng này lại có mối liên hệ với nhau. Cận thị nặng có thể là một yếu tố dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp. Nghiên cứu chỉ ra, người mắc cận thị trên 6 diop có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp đôi người bình thường. Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học giải thích, người mắc cận thị càng nặng thì trục nhãn cầu càng có xu hướng dài ra. Điều này khiến các dây thần kinh thị giác dễ bị tổn thương khi áp suất trong mắt thay đổi. Thêm vào đó, việc mắc tăng nhãn áp cũng gây khó khăn cho việc phẫu thuật điều trị cận thị.

cận thị có trục nhãn cầu dài hơn

Người mắc cận thị thường có trục nhãn cầu dài hơn

V. Làm thế nào để phân biệt tăng nhãn áp và cận thị

Như đã đề cập ở trên, tăng nhãn áp và cận thị là hai tình trạng có nhiều dấu hiệu tương đồng. Do đó sẽ rất khó để chẩn đoán chính xác bằng mắt thường. Do đó người bệnh cần được thăm khám chuyên sâu tại các cơ sở y tế với các trang thiết bị chuyên dụng để được kiểm tra chính xác nhất. Tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một số kiểm tra như

  • Kiểm tra thị lực
  • Đo áp suất trong mắt bằng thiết bị chuyên dụng
  • Đánh giá tình trạng góc tiền phòng
  • Chụp cắt lớp võng mạc để đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh thị giác
  • Kiểm tra độ dày của giác mạc
  • Đánh giá trường thị giác

Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao hoặc cận thị cần duy trì việc khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Và nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở uy tín với đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *