Tái phẫu thuật mắt: Các trường hợp thường gặp sau cắt mắt 2 mí

 Tái phẫu thuật mắt sau khi cắt mắt 2 mí thường phức tạp và có độ khó hơn nhiều so với lần phẫu thuật đầu tiên.

Tái phẫu thuật mắt là điều mà mọi người đều không mong muốn. Bởi bất cứ ai sau lần phẫu thuật đầu tiên đều hy vọng sở hữu một đôi mắt với nếp gấp 2 mí rõ ràng. Tuy nhiên, với các trường hợp tạo hình 2 mí không thành công khiến mắt trở nên thiếu cân đối, ảnh hưởng thị lực,… thì việc tái phẫu thuật này lại là điều đáng để cân nhắc.

1. Tái phẫu thuật mắt là gì?

Tái phẫu thuật mắt là cụm từ chuyên ngành dùng để chỉ các trường hợp phẫu thuật chỉnh sửa lại sau những lần thẩm mỹ vùng mắt không thành công hoặc chưa được như mong muốn trước đó. Để quá trình này đạt kết quả tốt, điều quan trọng nhất là cần nắm bắt được chính xác nguyên nhân.
Khác với lần đầu, việc tái phẫu thuật mắt có độ khó và phức tạp hơn rất nhiều. Bởi sau khi trải qua phẫu thuật cắt mí mắt, cấu trúc vùng mắt và các mốc giải phẫu cũng đã có sự thay đổi. Do đó, quá trình này đòi hỏi các bác sĩ phẫu thuật phải thật vững chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận.
tái phẫu thuật mắt

2. Các nguyên nhân dẫn tới tái phẫu thuật

Theo các chuyên gia, phẫu thuật cắt mắt 2 mí là một dạng tiểu phẫu. Nó không quá phức tạp nhưng để thực hiện thành công ngay từ lần đầu tiên thì cũng cần nhiều yếu tố. Khi phẫu thuật mắt bị hỏng, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: lật bờ mi, mắt hai bên không đều, mắt trợn,… Để khắc phục các biến chứng này thì bệnh nhân cần tiến hành tái phẫu thuật mắt. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tái phẫu thuật mắt, bao gồm cả khách quan và chủ quan:
  • Lựa chọn địa chỉ phẫu thuật cắt mắt 2 mí không uy tín, chất lượng.
  • Trình độ tay nghề của bác sĩ phẫu thuật còn kém, chưa đủ chuyên môn.
  • Cơ sở phẫu thuật thiếu hệ thống máy móc hiện đại.
  • Bệnh nhân chưa tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc mắt sau phẫu thuật.
  • Quy trình phẫu thuật không đầy đủ các bước, thiếu các điều kiện an toàn.

Xem thêm:  Phẫu thuật cắt mắt 2 mí là gì? Cách phẫu thuật an toàn

tay nghề phẫu thuật của bác sĩ

3. Các trường hợp tái phẫu thuật mắt thường gặp

Có khá nhiều trường hợp cần thực hiện tái phẫu thuật mắt nhưng dưới đây là những trường hợp phổ biến và hay gặp nhất:

3.1 Tái phẫu thuật do tuột chỉ

Với công nghệ thẩm mỹ hiện đại ngày nay, số lượng bệnh nhân bị tuột chỉ sau phẫu thuật là rất thấp. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp gặp tình trạng bung chỉ. Nếu mới phẫu thuật chưa lâu mà mí mắt bung chỉ thì nguyên nhân có thể là do thiếu kỹ thuật. Ngoài ra, trường hợp bung chỉ do thể chất cũng có thể xảy ra. Nhưng đây là tình trạng cực kỳ hiếm gặp khi mí mắt tự bung chỉ.

3.2 Hai mí mắt không đều nhau

Trường hợp hai mí mắt không cân xứng có thể là do đường mí hai bên mắt bị lệch. Hoặc do lực cơ nâng mí của hai mắt có sự thay đổi. Khi tái phẫu thuật mắt, bác sĩ cần điều chỉnh lại đồng thời cả hai bên mắt. Điều này giúp đảm bảo sự cân đối.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ lệch, bệnh nhân phải chờ đến khi mắt hết sưng. Khi tình trạng sưng ở mắt đã hết, nếu hai đường mí mắt không lệch nhau quá nhiều, bệnh nhân không nên tiến hành tái phẫu thuật mắt. Bởi cơ thể con người không thể đều theo một cách hoàn hảo. Việc hai mí lệch một chút sẽ tạo ra nét tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, nếu hai mí mắt đều nhau nhưng nếu các tổ chức nằm xung quanh vùng mí không đều nhau thì hai mí mắt cũng không thể đều được.
Đồng thời, việc hai mí mắt lệch nhau còn ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra và đánh giá. Nếu bệnh nhân vẫn có mong muốn tái phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn cứ trên kết quả và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
hai mí mắt không đều nhau

3.3  Đường mí mắt quá cao hoặc quá thấp

Đây cũng là một trong những nguyên nhân tiếp theo khiến bệnh nhân cần tái phẫu thuật mắt. Khi đường mí mắt quá cao, mắt sẽ có cảm giác như đang bị sưng mặc dù tình trạng sưng đã hết. Điều này cũng khiến mắt thiếu đi sự tự nhiên. Ngược lại, khi phần đường mí mắt quá thấp sẽ làm mắt trông có phần tối đi.
mí mắt quá cao

3.4 Mắt bị trợn sau cắt mắt 2 mí

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị trợn có thể là do bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm. Bác sĩ chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc phẫu thuật mí mắt cũng như tình trạng mắt của từng bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Điều này dẫn đến việc bác sĩ đã cắt bỏ quá nhiều phần da và phần mỡ mí mắt.

3.5 Mắt không khép kín hoặc có sẹo

 Tình trạng mắt không thể khép kín có thể là do phần cơ nâng mí bị kéo căng quá mức. Ngoài ra, việc cắt bỏ quá nhiều da hoặc cơ vòng mi cũng khiến mắt không nhắm kín được sau phẫu thuật. Tình trạng này sẽ khiến mắt có cảm giác căng, khô tùy theo mức độ.
Cắt mí là phương pháp can thiệp cần sử dụng tới các kỹ thuật rạch mổ. Thông thường, sau khi hồi phục, đường cắt mí sẽ rất mờ.  Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ khó có thể nhìn rõ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau phẫu thuật cắt mí để lại vết sẹo lộ gây mất thẩm mỹ. Điều này khiến bệnh nhân cần tiến hành tái phẫu thuật mắt để cải thiện.
sẹo sau phẫu thuật mắt

4. Một số phương pháp tái phẫu thuật mắt phổ biến

Các trường hợp phẫu thuật cắt mí không thành công hoàn toàn có thể cải thiện qua quá trình tái phẫu thuật nếu lựa chọn đúng phương pháp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lựa chọn cơ sở chất lượng, uy tín. Với trang thiết bị hiện đại cùng bác sĩ có tay nghề chuyên môn giỏi, ca tái phẫu thuật sẽ được diễn ra an toàn, hiệu quả.
Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp khác nhau:
  • Mắt bị trợn, khó khăn khi chớp mắt: Bác sĩ cấy ghép da thừa giúp tạo thành mắt 2 mí đẹp tự nhiên.
  • Mí mắt có nhiều phần da thừa tạo cảm giác đôi mắt già nua, thiếu sức sống: Bác sĩ cắt bớt phần da thừa mí trên và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.
  • Hai mí mắt không đều, nếp gấp mí không rõ ràng: Bác sĩ loại bỏ phần chỉ khâu cũ và khâu tái tạo nếp gấp mí mới cân đối và rõ ràng hơn.
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp, quá trình tái phẫu thuật mắt có thể kết hợp thêm một số kỹ thuật: mở rộng góc mắt, mở rộng khóe mắt,… để tạo hiệu quả làm đẹp tối ưu cho đôi mắt.
Xem thêm:
mí mắt có nhiều da thừa

5. Thời gian phù hợp để tái phẫu thuật? Quy trình tái phẫu thuật

Xác định thời gian tái phẫu thuật mắt rất quan trọng. Bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh khuyến cáo bệnh nhân chỉ tiến hành tái phẫu thuật mắt khi:
  • Vết sẹo vẫn còn mềm, chưa chai cứng.
  • Vết sẹo không còn sưng đỏ.
  • Không có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nếu có cần điều trị hết mới tiến hành phẫu thuật.
Tùy theo cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tái phẫu thuật thích hợp. Thông thường là khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm sau lần phẫu thuật không thành công trước đó. Do vậy, khi có mong muốn tái phẫu thuật, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Quy trình tái phẫu thuật bao gồm các bước như sau:
  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục tối ưu nhất.
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra các thông số sức khỏe tổng quát.
  • Bước 3: Đánh dấu các điểm cần chỉnh sửa và tiến hành gây tê.
  • Bước 4: Thực hiện tái phẫu thuật mắt, chỉnh sửa các điểm đã đã đánh dấu.
  • Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật và hẹn lịch tái khám, kiểm tra.

phẫu thuật mí mắt lần 2

6. Tái phẫu thuật mắt cùng chuyên gia hàng đầu Nhật Bản

Quý khách hàng có nhu cầu tái phẫu thuật mắt đều có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh. Bác sĩ Dannoue Kazuhiko – chuyên gia hàng đầu Nhật Bản là người trực tiếp thăm khám và phẫu thuật. Không những vậy, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc tân tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.
Bác sĩ Dannoue Kazuhiko từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành nhãn khoa tại Nhật Bản. Chẳng hạn như: Chủ tịch Tập đoàn Y tế Eiwakai, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Nhãn khoa Tỉnh Kanagawa,… Trong suốt quá trình làm việc, bác sĩ đã thực hiện thành công hơn 5000 ca phẫu thuật sụp mí mắt. Bên cạnh đó là nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt với nhiều mức độ khó khác nhau.
Với các trường hợp tái phẫu thuật, bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra và thăm khám. Dựa theo từng tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục tối ưu. Mức chi phí tái phẫu thuật cũng sẽ dao dộng tùy theo tình trạng mắt.
khám và tư vấn phẫu thuật mắt cùng chuyên gia nhật bản
Như vậy, tái phẫu thuật mắt thường có độ phức tạp hơn so với phẫu thuật cắt mắt 2 mí ban đầu. Có khá nhiều trường hợp cần tiến hành tái phẫu thuật như: hai mí mắt không đều, có sẹo, mí mắt quá cao,… Bên cạnh lựa chọn đúng phương pháp, điều quan trọng là bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở uy tín và bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi để quá trình phẫu thuật đạt hiệu quả, an toàn.
5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *