Phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì? Những điều người bệnh cần biết

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là quá trình loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo.

I. Tổng quan về phẫu thuật đục thủy tinh thể

1. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một phẫu thuật mắt để loại bỏ đục thủy tinh thể bị đục và cải thiện thị lực của người bệnh.
Thủy tinh thể có cấu trúc giống như một thấu kính trong suốt, giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Đục thủy tinh thể ngăn ánh sáng hội tụ rõ nét trên võng mạc. Dẫn đến, xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, màu sắc ngả vàng, thấy ảnh chồng, quầng sáng quanh đèn. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất thị lực hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe, chấn thương, tiền sử phẫu thuật cũng có thể gây đục thủy tinh thể.

bệnh lý đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Thủy tinh thể nhân tạo là một thấu kính được thiết kế đặc biệt để đặt trong mắt người bệnh. Thấu kính trong suốt phép ánh sáng đi qua và hội tụ như bình thường.

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất đã được chứng minh khả năng điều trị dứt điểm đục thủy tinh thể. Đối với hầu hết các ca phẫu thuật, người bệnh phục hồi thị lực và không xuất hiện biến chứng.

1.2. Ai nên mổ đục thủy tinh thể

Trong giai đoạn đầu khi bệnh chưa tiến triển nặng, người bệnh có thể chưa cần phẫu thuật ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như sử dụng thuốc, kính mắt kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống để làm chậm tiến trình bệnh.
Chỉ khi đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến thị lực. Hoặc gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bác sĩ mới chỉ định thực phẫu thuật. Ngoài ra nếu đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến việc thăm khám và điều trị các bệnh về mắt khác, người bệnh cũng sẽ được chỉ định làm phẫu thuật.
Người bệnh cũng có thể có nguyện vọng mổ đục thủy tinh thể nếu như cần thị lực sáng rõ cho công việc, sở thích, các hoạt động hằng ngày.

II. Quy trình thực hiện phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

Mổ đục thủy tinh thể được đánh giá là dạng phẫu thuật nhãn khoa an toàn và được thực hiện rất phổ biến. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. chỉ diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Người bệnh có thể làm phẫu thuật và ra viện ngay trong ngày. Tuy nhiên có một số lưu ý người bệnh nên tuân thủ để đảm bảo ca phẫu thuật thành công.

2.1. Giai đoạn chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi thực hiện phẫu thuật người bệnh cần được thăm khám chuyên sâu để đảm bảo tình trạng của mắt phù hợp để làm phẫu thuật. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tư vấn thông tin chi tiết về quá trình phẫu thuật, các loại thủy tinh thể nhân tạo và lộ trình phục hồi sau đó. Nếu có bất thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi với bác sĩ. Người bệnh cần phải hiểu rõ về cách thức phẫu thuật cũng như những cách chăm sóc hậu phẫu để có thể chuẩn bị tâm lý cũng như sắp xếp thời gian phù hợp.

khám mắt phẫu thuật đục thủy tinh thể

Người bệnh đến khám vào buổi sáng, nếu các chỉ số ổn định có thể thực hiện phẫu thuật vào buổi chiều và ra về cùng ngày. Hoặc có thể đặt lịch hẹn vào ngày khác nếu bệnh nhân chưa sẵn sàng. Với các bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh/ kháng viêm để sử dụng trong thời gian chờ phẫu thuật. Trong thời gian này bệnh nhân vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường. Chỉ cần cần tuân thủ một số lưu ý về việc ngưng sử dụng kính áp tròng, kiêng rượu bia.

2.2. Thực hiện phẫu thuật

Ngày thực hiện phẫu thuật người bệnh nên đi cùng một người thân. Vì việc tự lái xe về sau phẫu thuật không đảm bảo an toàn. Ngoài ra cần mặc trang phục thoải mái, gọn gàng. Tránh đeo đồ trang sức rườm rà, không trang điểm, không sử dụng kem nền, kem chống nắng.
Tổng thời gian phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 30 phút tiếng. Trong đó đã bao gồm thời gian chuẩn bị, sát trùng, gây tê. Bệnh nhân được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt nên sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Quá trình loại bỏ thủy tinh thể và đặt thấu kính nội nhãn chỉ kéo dài trong khoảng 5 -10 phút. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và thoải mái trong suốt quá trình phẫu thuật.

Bệnh viện Mắt Thiên Thanh sử dụng phương pháp Phaco – loại bỏ thủy tinh thể bằng sóng siêu âm. Cùng với đó là hệ thống máy phẫu thuật thủy tinh thể tiên tiến Constellation – ALCON nhập khẩu từ Mỹ. Người trực tiếp phẫu thuật là các chuyên gia nhãn khoa đầu ngành. Nhờ đó quá trình phẫu thuật diễn ra hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Sau khi mổ đục thủy tinh thể, bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại Bệnh viện trong vòng 3 tiếng. Sau đó người bệnh có thể ra về và nghỉ ngơi tại nhà.

phẫu thuật đục thủy tinh thể tại bệnh viện mắt thiên thanh

2.3. Tái khám và theo dõi sau phẫu thuật

Hầu hết người bệnh sẽ ổn định hoàn toàn sau khoảng 4-6 tuần. Tuy nhiên với một số trường hợp, có thể mất đến 3 tháng để hồi phục hoàn toàn.
Trong thời gian này bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu. Bao gồm:

  • Làm việc, sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên. Sau bất cứ phẫu thuật nào, cơ thể và đôi mắt cũng cần thời gian để phục hồi. Vì vậy hãy cho mắt nghỉ ngơi từ 2-4 giờ, không làm việc liên tục hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
  • Sử dụng thuốc và tái khám theo hướng dẫn từ bác sĩ. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, tần suất và loại thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh bệnh nhân có thể tái khám miễn phí không giới hạn số lần trong vòng 4 tháng sau phẫu thuật.

Ngoài ra, trong quá trình hồi phục cần:

  • Tránh làm việc nặng, tập thể dục cường độ cao.
  • Tuyệt đối không dùng tay chạm hoặc dụi mắt
  • Tránh để mắt tiếp xúc với nước. Không đi bơi trong tối thiểu 3 tuần.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung trái cây, rau xanh, các thực phẩm có lợi cho mắt.
  • Bảo vệ mắt, tránh chấn thương hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây hại.

Xem thêm:

III. Lợi ích và rủi ro của phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

3.1. Lợi ích của phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

Lợi ích lớn nhất của phẫu thuật là khả năng loại bỏ vĩnh viễn đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực. Sau phẫu thuật, bệnh đục thủy tinh thể sẽ không tái phát vì thủy tinh thể đã bị loại bỏ. Ngoài ra thấu kính nội nhãn đặt vào mắt người bệnh có độ bền rất cao. Người bệnh có thể sử dụng thấu kính suốt cả cuộc đời. Vì vậy trừ khi xuất hiện các bệnh lý về mắt khác, còn lại bệnh nhân sẽ có thị lực tốt vĩnh viễn.

thị lực tốt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

3.2. Rủi ro của phẫu thuật

Nhìn chung phẫu thuật đục thủy tinh thể an toàn và rất ít rủi ro. Các rủi ro trong và sau phẫu thuật rất hiểm khi xảy ra. 98% bệnh nhân có thị lực tốt sau phẫu thuật và không gặp bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên nguy cơ biến chứng có thể cao hơn nếu bệnh nhân có sẵn một số bệnh về mắt hoặc tình trạng sức khỏe không tốt.
Những rủi ro có thể gặp phải khi mổ đục thủy tinh thể gồm:

  • Chảy máu, sưng mắt
  • Đau mắt kéo dài
  • Mờ mắt hoặc mất thị lực
  • Rối loạn thị giác
  • Đục bao sau (màng giữ thủy tinh thể bị đục)
  • Nhiễm trùng
  • Bong võng mạc
  • Lệch thấu kính

Hầu hết các biến chứng nghiêm trọng này có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật bổ sung. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể gây mất thị lực vĩnh viễn do biến chứng phẫu thuật.

Xem thêm: Cảnh giác 6 biến chứng thường gặp sau mổ đục thủy tinh thể

IV. Hỏi đáp về phẫu thuật đục thủy tinh thể

4.1 Phẫu thuật đục thủy tinh thể có đau không?

Phẫu thuật đục thủy tinh thể hoàn toàn không gây đau đớn. Hầu hết bệnh nhân chỉ cảm giác áp lực nhẹ quanh vùng mắt trong thời gian phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sử dụng thuốc gây tê dạng nhỏ mắt (không tiêm) nên bệnh nhân cũng không cần lo lắng về cảm giác đau nhức khi gây tê.
Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể cần gây mê toàn thân nếu không thể nằm yên trong thời gian phẫu thuật. Ví dụ như bị run, căng thẳng quá mức, không tự làm chủ được bản thân…

4.2. Có cần sử dụng kính sau khi mổ đục thủy tinh thể

Sau phẫu thuật có một số bệnh nhân cần đeo kính, một số thì không.Việc người bệnh có cần đeo kính hay không thuộc vào:
Loại thủy tinh thể nhân tạo mà người bệnh sử dụng. Loại thủy tinh thể nhân tạo được dùng có thể ảnh hưởng đến việc người bệnh có cần đeo kính hay không. Loại thủy tinh thể đơn tiêu được sử dụng phổ biến nhất chỉ có thể giúp người bệnh nhìn rõ tại một tiêu cự nhất định. Có nghĩa là nếu người bệnh sử dụng loại thủy tinh thể hỗ trợ nhìn ở khoảng cách xa thì khi nhìn gần (ví dụ như đọc sách) vẫn cần kính hỗ trợ. Và ngược lại, nếu sử dụng loại thủy tinh thể nhìn gần thì người bệnh cần kính để có thể nhìn rõ ở xa. Với thủy tinh thể, càng nhiều tiêu cự thì bệnh nhân càng ít phải phụ thuộc vào kính.
Tình trạng của mắt sau phẫu thuật. Phẫu thuật đục thủy tinh thể chỉ có thể loại bỏ tình trạng đục thủy tinh thể. Do đó nếu người bệnh có các bệnh lý về mắt khác thì vẫn cần sử dụng kính để hỗ trợ thị lực. Ngoài ra mức độ hồi phục cũng quyết định, việc thị lực sau phẫu thuật sẽ đạt đến mức nào.
Nhu cầu của người bệnh. Một số công việc đặc biệt yêu cầu thị lực tuyệt đối có thể vẫn cần đeo kính hỗ trợ.

4.3. Tại sao không thể mổ đục thủy tinh thể ở cả hai mắt trong cùng ngày

Việc mổ đục thủy tinh thể ở cả hai mắt trong cùng ngày là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên các bác sĩ thường khuyến nghị khoảng cách 2 đến 6 tuần giữa hai ca phẫu thuật. Do các nguyên nhân dưới đây

  • Thứ nhất, tình trạng phát triển đục thủy tinh thể trên mỗi mắt có thể không giống nhau. Nên sẽ có trường hợp chỉ một mắt cần phẫu thuật.
  • Thứ hai, việc phẫu thuật hai mắt cùng lúc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu một mắt bị nhiễm trùng có thể dễ dàng lây sang mắt thứ hai. Vì vậy các bác sĩ thường để một mắt phục hồi hoàn toàn mới can thiệp vào mắt còn lại.
  • Thứ ba, việc theo dõi tiến trình phục hồi của một mắt có thể giúp bác sĩ rút ra các lưu ý để áp dụng cho đợt phẫu thuật thứ hai.
  • Thứ tư, việc phẫu thuật từng mắt sẽ giảm sự bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh khi phục hồi. Vì trong quá trình phục hồi, thị lực của mắt phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng tạm thời. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể nhìn bằng mắt còn lại nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

băng bảo vệ mắt sau phẫu thuật

4.4 Thủy tinh thể nhân tạo trong mắt có làm người bệnh thấy khó chịu

Đáp án là không. Khi được đưa vào vị trí, thủy tinh thể nhân tạo sẽ như một bộ phận tự nhiên của mắt. Người bệnh sẽ không thể nhìn hoặc cảm thấy điều gì khác lạ. Không như kính áp tròng thông thường, thấu kính nội nhãn hoàn toàn không cộm, vướng, không ngứa ngáy, đau rát. Sau khi phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật, người bệnh cũng có thể thoải mái tham gia các hoạt động mạnh, bơi lội,… Vì thấu kính nội nhãn được đặt vào bên trong mắt nên rất khó bị xô lệch hoặc nhiễm khuẩn.

thấu kính nội nhãn

Thấu kính được đặt hoàn toàn trong mắt người bệnh

V. Tổng kết

Việc lo lắng khi cần thực hiện phẫu thuật là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương pháp duy nhất có thể điều trị dứt điểm bệnh đục thủy tinh thể. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả và ít biến chứng. Tuy vẫn tồn tại một số rủi ro, nhưng hiểu rõ các thông tin quan trọng, tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Để đặt lịch khám hoặc cần giải đáp thắc mắc về bệnh đục thủy tinh thể cũng như phẫu thuật điều trị vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999, website hoặc facebook Bệnh viện mắt Thiên Thanh để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *