Mổ Phakic có tái cận không? Tìm hiểu về phương pháp Phakic
Mổ Phakic có tái cận không? Về cơ bản, nhờ vào cơ chế điều trị đặc thù, người bệnh phẫu thuật Phakic rất khó gặp tình trạng tái cận.
Mổ Phakic có tái cận không là điều mà nhiều người băn khoăn. Liệu phương pháp điều trị cận thị mới, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay có thể làm giảm nguy cơ tái cận? Tất cả sẽ được Bệnh viện Mắt Thiên Thanh giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung
I. Mổ Phakic là gì
1.1. Tổng quan về phương pháp Phakic
Phakic là một phương pháp đặt trực tiếp vào trong mống mắt một thấu kính chuyên dụng có độ an toàn cao vào trong mắt người bệnh để điều trị tật khúc xạ. Thấu kính sẽ giúp điều chỉnh điểm hội tụ vào trên võng mạc giúp hình ảnh hội tụ sắc nét hơn. Từ đó cải thiện thị lực của người bệnh và loại bỏ nhu cầu sử dụng kính.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ để đưa một thấu kính vào giữa thủy tinh thể và mống mắt. Thấu kính trong phẫu thuật Phakic được chế tạo từ vật liệu Collamer. Đây là một vật liệu đặc biệt được cấu thành từ một lớp collagen bên ngoài và một lớp polymer bên trong có độ bền rất cao, tồn tại tương đương với tuổi thọ mắt của con người. Nhờ đó thấu kính có độ tương thích sinh học cao, không bị đào thải, không gây khó chịu cho người bệnh.
1.2. Quy trình phẫu thuật Phakic
Tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, phẫu thuật Phakic được thực hiện bởi chuyên gia nhãn khoa đầu ngành khúc xạ cùng các trang thiết bị hiện đại. Quá trình phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 phút và hoàn toàn không gây đau đớn cho người bệnh.
Quy trình phẫu thuật chi tiết gồm các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch vùng phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn và gạc vô trùng. Cố định mắt bằng dụng cụ.
- Bước 2: Gây tê bằng thuốc tê bề mặt. Thuốc tê bề mặt vẩn đảm bảo tác dụng trong toàn bộ thời gian phẫu thuật mà không khiến người bệnh đau đớn như các phương pháp khác.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ tạo một đường mổ nhỏ khoảng 2.2mm trên vùng rìa giác mạc. Thấu kính được gấp gọn và đưa vào mắt thông qua vết mổ. Sau khi đưa vào mắt, thấu kính sẽ tự mở ra trở lại hình dáng ban đầu
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tạo thêm một vết mổ phụ khoảng 1mm để điều chỉnh thấu kính vào đúng vị trí.
- Bước 5: Bơm và làm sạch gel bảo vệ để duy trì sự ổn định của mắt. Vết mổ sẽ tự khép lại mà không cần khâu. Bác sĩ chỉ cần nhỏ thuốc kháng sinh và thực hiện các thao tác cần thiết để kết thúc phẫu thuật.
Sau thời gian phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ lại tại Bệnh viện từ 4-6 tiếng. Nếu tình hình ổn định, bệnh nhân có thể ra về và nghỉ ngơi tại nhà.
Xem thêm: Phẫu thuật Phakic giá bao nhiêu? Chi tiết bảng giá mổ Phakic
II. Cơ chế điều trị của phương pháp Phakic
Trong hầu hết các trường hợp, cận thị xảy ra khi giác mạc có độ cong quá mức. Khiến ánh sáng không thể hội tụ lên võng mạc và làm cho hình ảnh không rõ nét. Để xử lý tình trạng này cần điều chỉnh điểm hội tụ ánh sáng lên trung tâm võng mạc.
Cơ chế điều trị của các phương pháp phẫu thuật trước đây là làm giảm độ cong của giác mạc. Thông qua việc bào mòn bề mặt giác mạc bằng laser.
Trong khi đó, phương pháp Phakic sẽ không tác động đến giác mạc tự nhiên. Mà sử dụng một thấu kính hỗ trợ để điều chỉnh vị trí hội tụ ánh sáng. Có thể hiểu phẫu thuật Phakic điều trị cận loạn thị nặng giống như việc đeo kính thông thường. Nhưng thay vì đeo kính ở bên ngoài thì thấu kính sẽ được đặt trực tiếp vào trong mắt. Nhờ đó bệnh nhân luôn có thị lực tốt mà không cảm thấy vướng víu hoặc làm giảm yếu tố thẩm mỹ do đeo kính.
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Ưu nhược điểm của phẫu thuật Phakic?
- Phakic IOL và Lasik: Đâu là phương pháp tối ưu dành cho bạn?
III. Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tái cận sau phẫu thuật tật khúc xạ
Dù chỉ một tỉ lệ rất nhỏ nhưng vẫn có các trường hợp tái cận sau khi điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp phẫu thuật. Nguyên nhân chính dẫn đến tái cận sau phẫu thuật là do giác mạc bị bào mòn khiến mỏng đi. Khiến phần giác mạc còn lại dễ tổn thương hơn khi chịu áp lực. Dẫn đến giác mạc tiếp tục bị giãn lồi và xuất hiện tình trạng tái cận.
Ngoài ra còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái cận như:
- Tồn dư độ cận sau phẫu thuật. Với các trường hợp bị cận thị nặng, các phương pháp phẫu thuật Laser có thể sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn độ cận. Do sự giới hạn về độ dày giác mạc, nên trong một số trường hợp sẽ không thể điều chỉnh hoàn toàn.
- Phẫu thuật khi tình trạng mắt chưa ổn định: Nếu phẫu thuật khi độ khúc xạ chưa ổn định có thể khiến độ cận tiếp tục tăng sau khi phẫu thuật.
- Không tuân thủ các khuyến nghị từ bác sĩ trong thời gian phục hồi: Không tuân thủ các lưu ý về nghỉ ngơi, chế độ tái khám và sử dụng thuốc có thể làm giảm hiệu quả của phẫu thuật điều trị tật khúc xạ.
- Thói quen sinh hoạt và sử dụng mắt không tốt. Việc sử dụng mắt cường độ cao, làm việc trong môi trường thiếu sáng, tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử có thể làm tình trạng mắt diễn biến xấu đi.
IV. Mổ Phakic có tái cận không? Nên làm gì nếu tái cận?
4.1 Mổ Phakic có tái cận không?
Về cơ bản, mổ Phakic không có khái niệm tái cận. Vì phương pháp này không làm thay đổi độ cận vốn có, không làm bào mòn giác mạc mà sẽ điều chỉnh thị lực thông qua thấu kính được đặt bên trong mắt. Nếu gỡ thấu kính ra, mắt sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy người bệnh sẽ hoàn toàn không phải lo lắng về việc mổ Phakic có tái cận không.? Vì sẽ không có tình trạng bị tái cận do giác mạc yếu dẫn đến tình trạng giãn lồi.
Còn với các nguyên nhân khác như tồn dư độ cận, phẫu thuật khi mắt ổn định, không chăm sóc mắt đúng cách. Những nguyên nhân này đều có thể được kiểm soát thông qua quá trình thăm khám cũng như chăm sóc và theo dõi sau mổ đúng cách.
4.2 Phương án điều trị nếu tiếp tục bị cận
Một số ít trường hợp xuất hiện tình trạng tăng độ sau phẫu thuật Phakic do bệnh lý về mắt khiến chiều dài trục nhãn cầu hoặc độ cong giác mạc thay đổi. Có hai hướng can thiệp đối với trường hợp này:
- Thứ nhất là thay thế thấu kính cũ. Thấu kính cũ sẽ được loại bỏ và thay thế bằng một thấu kính mới phù hợp với tình trạng mắt hiện tại.
- Phương án thứ hai người bệnh có thể tiếp tục phẫu thuật bằng các phương pháp laser như Lasik, ReLEX SMILE,…
V. Kết luận
Nhìn chung Phakic được đánh giá là một phương pháp điều trị tật khúc xạ hiệu quả, an toàn. Người bệnh không cần quá lo lắng về vấn đề mổ Phakic có tái cận không? Vì với phương pháp Phakic gần như không có khái niệm tái cận. Chỉ một số ít trường hợp xảy ra trường hợp diễn tiến cận. Tuy nhiên những rủi ro này có thể được xác định thông qua quá trình thăm khám chuyên sâu.