Loạn thị có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc loạn thị?

Loạn thị có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của loạn thị còn phụ thuộc chủ yếu và tình trạng mắc loạn thị của người bệnh.

Là một trong những tật khúc xạ nhưng không phổ biến như cận thị hay viễn thị, tật loạn thị vẫn khiến nhiều người mơ hồ. Vậy loạn thị có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc loạn thị? Bệnh viện mắt Thiên Thanh xin chia sẻ chi tiết về chủ đề này qua bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu chung về loạn thị

Cũng tương tự với cận thị và viễn thị, hình ảnh đi vào mắt loạn thị không thể hội tụ đúng trên võng mạc mắt khiến các tín hiệu hình ảnh truyền về não bộ bị mờ nhòe. Ở người mắc loạn thị, hình ảnh đi vào mắt có thể hội tụ tại nhiều điểm ở phía trước hoặc cũng có thể ở phía sau giác mạc. Bởi vậy, loạn thị cũng gây ra những ảnh hưởng tới thị lực, khiến người mắc gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày dù là nhìn xa hay nhìn gần.

Nguyên nhân gây ra loạn thị thường là do giác mạc bị biến dạng, trở nên méo mó và không còn giữ được độ cong như ban đầu. Bên cạnh đó, thủy tinh thể có độ cong bất thường cũng có thể gây ra tật loạn thị.

Loạn thị có thể được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Hình ảnh qua mắt bị mờ nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách gần xa.
  • Tầm nhìn bị suy giảm hoặc bị ảnh hưởng vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu sáng.
  • Mắt thường có dấu hiệu nhức mỏi, thậm chí là chảy nước mắt.
  • Hình ảnh thu vào trong tầm nhìn bị nhân đôi, xuất hiện 2-3 bóng mờ quanh vật.

hình ảnh vào mắt loạn thị hội tụ tại nhiều điểm

Mắt loạn thị khiến hình ảnh hội tụ ở nhiều điểm

2. Ai có nguy cơ mắc loạn thị?

Tật loạn thị xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn:

  • Người cao tuổi: Theo có số liệu thống kê, tỷ lệ người lớn tuổi mắc loạn thị cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Di truyền: Nếu gia đình có tiền sử mắc loạn thị hoặc các rối loạn mắt, đặc biệt là cha mẹ thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc loạn thị là rất cao.
  • Người mắc tật cận thị hoặc tật viễn thị mức độ nặng.
  • Người có sẹo giác mạc do các tổn thương vùng mắt gây ra.
  • Người từng thực hiện phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Xem thêm:

3. Loạn thị có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, loạn thị có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ loạn thị của người mắc. Loạn thị có 4 mức độ như sau:

  • Loạn thị nhẹ: độ loạn dưới 1 đi-ốp.
  • Loạn thị vừa phải: độ loạn từ 1-2 đi-ốp.
  • Loạn thị nặng: độ loạn từ 2-3 đi-ốp.
  • Loạn thị nghiêm trọng: độ loạn từ 3 đi-ốp trở lên.

Như vậy, với các trường hợp loạn thị ở mức độ nhẹ, chức năng thị giác của của người bệnh thường không bị ảnh hưởng và không phải cần phải điều trị. Ở trường hợp loạn thị vừa phải, dấu hiệu thị lực bị ảnh hưởng đã rõ ràng hơn, người bệnh sẽ nhìn mờ và có thể bị đau đầu.

Khi loạn thị ở tình trạng nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, loạn thị có thể gây ra biến chứng nhược thị nguy hiểm ở mắt. Nhược thị là tình trạng tầm nhìn ở mắt bị suy giảm, không thể nhìn rõ ngay cả khi điều chỉnh bằng kính.

Nhìn chung, loạn thị không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mắc nhưng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và làm việc thường ngày. Đồng thời, nếu để bệnh tiến triển nặng, người mắc loạn thị có thể bị suy giảm thị lực nhanh chóng.

loạn thị mức vừa phải có thể gây đau đầu

4. Điều trị tật loạn thị

Giống với các tật khúc xạ khác, loạn thị hiện nay được điều trị bằng một trong ba phương pháp phổ biến: đeo kính, sử dụng kính Ortho – K và thực hiện phẫu thuật.

4.1 Đeo kính

Người mắc loạn thị hay bất cứ tật khúc xạ nào cũng có thể sử dụng kính gọng để cải thiện tầm nhìn. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi tính tiện lợi, nhanh chóng cũng như mức chi phí hợp lý.

Việc sử dụng kính gọng giúp mắt loạn thị không cần điều tiết quá nhiều để nhìn rõ vật. Với các trường hợp độ loạn thị không cao, người bệnh không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên. Để việc sử dụng kính được thoải mái, tầm nhìn được cải thiện tốt nhất, người mắc loạn thị cần chú ý lựa chọn kính nhẹ, có độ chiết suất cao. Đồng thời, kính cũng nên có thêm khả năng chống lóa, phản quang và chống tia UV,…

Ngoài ra, việc sử dụng kính cũng mang đến cho người mắc một vài bất tiện như: kính mờ khi sử dụng trong thời tiết mưa gió, kính rơi gãy trong quá trình chơi thể thao,… Việc đeo kính cũng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ nhưng người bệnh có thể khắc phục bằng việc đeo kính áp tròng.

Xem thêm: Tất tần tật những thông tin nên biết về kính loạn thị

mắt loạn thị có thể sửa dụng kính

4.2 Sử dụng kính Ortho – K

Bản chất Ortho – K cũng là một loại kính áp tròng nhưng có thiết kế đặc biệt để sử dụng vào ban đêm. Người mắc loạn thị cần đeo kính trước khi ngủ và đảm bảo thời gian đeo từ 6-8 tiếng. Sau khi tháo kính thì người loạn thị có thể nhìn rõ vật ở mọi khoảng cách gần xa mà không cần sử dụng thêm kính gọng.

Quá trình sử dụng kính cần phải lặp lại đều đặn để duy trì thị lực rõ nét bởi kính Ortho – K chỉ có tác dụng điều chỉnh tạm thời. Nếu ngừng sử dụng, giác mạc và độ loạn thị sẽ dần khôi phục lại như ban đầu.

Quá trình sử dụng, vệ sinh và bảo quản kính Ortho – K cần được tuân thủ và thực hiện cẩn thận. Để sử dụng kính đạt hiệu quả tốt ưu và an toàn, người bệnh nên khám và tư vấn sử dụng kính tiếp xúc cứng với bác sĩ hoặc người có đủ chuyên môn.

4.3 Thực hiện phẫu thuật xóa loạn thị

Phẫu thuật xóa loạn thị ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Bởi đến nay, đây là phương pháp giúp cải thiện thị lực mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để có thể thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản: đủ 18 tuổi, không đang mang thai hoặc cho con bú,… Người mắc loạn thị cần khám mắt chuyên sâu trước mổ cận để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn chính xác.

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay chủ yếu sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc như: Femtosecond lasik, ReLEX SMILE,… Bên cạnh đó, người mắc loạn thị cũng có thể lấy lại thị lực sắc nét bằng cách đặt thấu kính nội nhãn trong phẫu thuật Phakic ICL. Phương pháp này không tác động đến cấu trúc mắt, ngưỡng điều trị rộng phù hợp với người có giác mạc mỏng, độ loạn cao. Đây đều là những phương pháp phẫu thuật hiện đại và phổ biến nhất hiện nay.

Để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và hệ thống máy móc tiên tiến cũng là điều mà người bệnh cần chú ý khi lựa chọn bệnh viện xóa loạn thị.

phẫu thuật điều trị mắt loạn thị

Phẫu thuật là một giải pháp điều trị loạn thị hiệu quả

5. Chăm sóc mắt bị loạn thị như thế nào?

Song song với việc tìm hiểu loạn thị có nguy hiểm không thì chăm sóc mắt loạn thị đúng cách cũng là điều mà người bệnh cần chú ý.Dưới dây là một số biện pháp chăm sóc mắt đơn giản:

  • Sử dụng kính đúng với tình trạng loạn thị của mắt.
  • Thăm khám mắt thường xuyên từ 3-6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt khi có bất cứ dấu hiệu suy giảm thị lực, nhìn mờ hay khó chịu, người bệnh cần nhanh chóng kiểm tra.
  • Bổ sung đủ và đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu nhóm chất tốt cho mắt.
  • Đảm bảo khoảng cách nhìn hợp lý khi đọc sách và làm việc. Ngồi đúng tư thế khi làm việc.
  • Dành thời gian tập các bài tập, massage mắt hằng ngày giúp mắt thư giãn và tăng cường thị lực.
  • Xen kẽ thời gian làm việc và thư giãn cho mắt hợp lý. Sau khoảng 30-45 phút làm việc nên dành 4-5 phút cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Ưu tiên các hoạt động thể dục thể thao, vận động ngoài trời thay vì xem tivi, điện thoại.
  • Đảm bảo ánh sáng đầy đủ khi làm việc và học tập. Không sử dụng thiết bị điện tử quá khuya.

khám mắt thường xuyên

Như vậy, để trả lời câu hỏi loạn thị có nguy hiểm không thì còn cần dựa trên tình trạng loạn thị của mắt. Tùy theo mức độ mà loạn thị ảnh hưởng nhiều hay ít đến thị lực và sức khỏe đôi mắt nói chung. Từ đó mà bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *