Tất tần tật những thông tin nên biết về kính loạn thị
Sử dụng kính loạn thị là một trong những phương pháp điều trị tật loạn thị được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Loạn thị tuy không phổ biến như cận thị hay viễn thị nhưng nó cũng là một dạng tật khúc xạ đang có nguy cơ gia tăng nhanh chóng. Hầu hết người mắc loạn thị đều lựa chọn kính loạn thị là giải pháp giúp cải thiện tầm nhìn. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng nắm hết thông tin về chiếc kính này. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh xin chia sẻ tất tần tật thông tin nên biết về kính dành cho người loạn thị.
Nội dung
1. Kính loạn thị là kính gì?
Kính loạn thị là loại kính được thiết kế dành cho mắt mắc tật loạn thị. Kính có cấu tạo hình trụ bao gồm một mặt phẳng và một mặt trụ. Kính bao gồm nhiều lớp thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ chồng khít lên nhau. Nhờ vậy, kính có thể hội tụ các hình ảnh đi qua đúng tại một điểm trên võng mạc mắt. Từ đó, mắt loạn thị có thể nhìn rõ mọi vật dù ở khoảng cách xa hay gần.
Kính dành cho người mắc loạn thị cũng thường đi kèm độ viễn hoặc độ cận. Với người có độ loạn cao, kính sẽ càng dày và nặng.
2. Kính loạn thị có mấy loại?
Kính loạn thị bao gồm 3 loại chủ yếu sau: kính gọng, kính áp tròng và kính Ortho – K.
2.1 Kính gọng
Kính gọng là loại kính được đại đa số những người mắt tật khúc xạ, trong đó có loạn thị lựa chọn. Kính gọng gồm 2 phần là gọng kính và tròng kính. Cả hai đều đa dạng và phong phú từ chất liệu, tính năng cho đến màu sắc, đáp ứng mọi sở thích, yêu cầu của khách hàng.
Với người có độ loạn cao cần chú ý lựa gọng nhẹ và tròng kính có chiết suất cao để trong lượng kính không quá nặng, tạo sự thoải mái khi đeo.
Kính gọng tuy tiện lợi và có mức chi phí hợp lý nhưng cũng có nhiều điểm bất tiện. Khi di chuyển dưới trời mưa, kính thường bị mờ, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Không những vậy, với những người yêu thích thể thao, khi đeo kính có thể bị rơi, gãy kính. Đặc biệt, kính cũng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
2.2 Kính áp tròng
Tương tự với kính gọng, kính áp tròng cũng giúp người loạn thị cải thiện được tầm nhìn. Kính áp tròng có dạng hình chảo, ôm sát vào mắt nên không gây vướng víu. Sử dụng kính áp tròng sẽ khắc phục được nhược điểm thiếu thẩm mỹ của kính gọng.
Tuy nhiên, kính áp tròng có thể gây viêm nhiễm, kích ứng cho mắt. Vậy nên, khi muốn sử dụng kính áp tròng, người loạn thị cần lựa chọn kính đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc. Đồng thời, quá trình sử dụng, vệ sinh và bảo quản cần thực hiện cẩn thận. Ngoài ra, kính áp tròng cũng có thời gian sử dụng. Vậy nên, người bệnh cần chú ý thời điểm thay kính phù hợp, tuyệt đối không sử dụng kính khi đã hết hạn.
2.3 Kính Ortho – K
Kính Ortho – K cũng là một dạng kính áp tròng nhưng thiên về điều trị hơn là thẩm mỹ. Kính có thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh lại giác mạc một cách tạm thời. Thay vì sử dụng bạn ngày, kính Ortho – K được đeo vào ban đêm, khoảng 6-8 tiếng trong khi ngủ và được tháo ra vào sáng hôm sau. Kính có tác dụng cải thiện thị lực tạm thời, giúp người bệnh nhìn rõ mà không cần hỗ trợ của kính gọng.
Với những ai lần đầu sử dụng, việc đeo kính sẽ đem lại cảm giác khó chịu, cộm mắt. Kính được ôm sát mắt nên cũng có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm nếu không sử dụng đúng cách. Người bệnh cần khám và tư vấn sử dụng kính tiếp xúc cứng từ các chuyên gia nhãn khoa để đảm bảo an toàn khi dùng kính.
Do chỉ có hiệu quả tạm thời nên người mắc loạn thị cần đeo kính đều đặn. Khi ngưng sử dụng kính, giác mạc và độ loạn sẽ dần khôi phục lại trạng thái ban đầu.
3. Có nên sử dụng kính loạn thị thường xuyên?
Kính loạn thị giúp người mắc loạn thị nhìn rõ mọi vật hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải đeo kính thường xuyên, liên tục. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng mắc loạn ở mỗi người.
Với những người có độ loạn thị nhẹ ( dưới 1 độ loạn) thì không cần phải đeo kính. Bởi lúc này, thị lực vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, người bệnh vẫn nhìn rõ mà mắt không cần điều tiết quá mức. Tuy nhiên, nếu mắt xuất hiện tình trạng mỏi nhức mắt, chảy nước mắt nhiều thì người bệnh nên đeo kính.
Với các trường hợp có độ loạn thị nặng hơn, người bệnh cần sử dụng kính loạn thị thường xuyên để khả năng điều tiết ở mắt không hoạt động quá căng thẳng. Đồng thời, khi mắt không phải hoạt động quá mức, tình trạng nhức mỏi mắt, đau đầu cũng sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, nếu người bệnh mắc loạn thị đi kèm với các tật cận thị hoặc viễn thị thì cũng cần duy trì việc đeo kính đều đặn. Điều này giúp hạn chế khả năng tăng độ nhanh chóng, gây ra các biến chứng nguy hiểm khi tiến triển nặng.
4. Vì sao đeo kính loạn thị bị đau đầu?
Tình trạng đeo kính loạn thị bị đau đầu không phải tình trạng hiếm gặp. Việc đau đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4.1 Nguyên nhân
Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Độ cận của kính không phù hợp
Với người mắc loạn thị kèm cận thị, độ cận không được điều chỉnh chính xác khiến kính loạn thị không thể hỗ trợ tối đa khả năng nhìn cho mắt. Điều này gây ra tình trạng căng thẳng và đau đầu khi đeo kính.
- Độ loạn của kính không đúng
Tình trạng độ loạn của kính bị sai lệch so với thực tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt. Về lâu dài, mắt sẽ gặp tình trạng nhức mỏi, đau đầu.
- Chất liệu kính không đảm bảo
Khi sử dụng kính loạn thị kém chất lượng, tầm nhìn cũng không được cải thiện một cách tốt nhất. Điều này có thể gây bất tiện khi nhìn hoặc dẫn tới tình trạng đau đầu khi sử dụng trong thời gian dài.
- Lần đầu sử dụng kính loạn thị
Đây là nguyên nhân đeo kính loạn thị bị đau đầu phổ biến nhất. Tình trạng này sẽ dần hết khi mắt thích nghi với sự thay đổi, hỗ trợ từ kính để không quả điều tiết quá mức.
- Đeo kính khi sử dụng thiết bị điện tử quá lâu
Một số loại kính loạn thị không có tác dụng cản ánh sáng xanh, chống lóa, phản quang. Vậy nên khi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi mắt, đau đầu do căng thẳng ở mắt.
4.2 Cách khắc phục
Khi nắm được nguyên nhân, người bệnh có thể dễ dàng tìm được cách khắc phục. Để giảm đau đầu, người mắc loạn thị có thể tham khảo một số cách sau:
- Kiểm tra và điều chỉnh lại độ cận loạn của kính
Người bệnh cần đảm bảo kính có thông số phù hợp với tình trạng mắt của bản thân.
- Lựa chọn chất liệu kính đảm bảo
Người bệnh nên lựa chọn chất liệu kính đến từ những thương hiệu uy tín, chất lượng
- Dành thời gian để mắt thích nghi khi lần đầu đeo kính
Trong thời gian đầu, người bệnh có thể đeo kính trong khoảng thời gian ngắn và tăng dần lên sau đó. Lúc này mắt sẽ dần dần thích ứng với sự thay đổi, giảm dần việc điều tiết quá nhiều.
- Hạn chế nhìn màn hình máy tính trong thời gian dài
Người bệnh nên phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để mắt được thư giãn. Đồng thời, người bệnh nên chọn kính có khả năng chống lóa, chống tia UV giúp bảo vệ mắt.
- Thực hiện các bài tập massage mắt để mắt thư giãn, giảm đau đầu
Một số bài tập đơn giản như: xoa bóp nhẹ xung quanh vùng mắt, nhìn xa,… đều có tác dụng giảm căng thẳng, nhức mỏi và tăng tuần hoàn máu đến mắt.
5. Địa chỉ đo, cắt kính loạn thị uy tín, chất lượng
Để tầm nhìn được cải thiện tốt, cũng như quá trình sử dụng kính được thoải mái, việc chọn một chiếc kính chất lượng là điều cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ đo và cắt kính. Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở nhãn khoa uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả tối ưu.
Bệnh viện Mắt Thiên Thanh cũng là một trong những địa chỉ đo và cắt kính cho người mắt tật khúc xạ, trong đó có loạn thị được nhiều người tin tưởng. Khu quầy kính bệnh viện trưng bày rất nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú từ trẻ em tới người lớn tuổi. Khi đo và cắt kính tại bệnh viện, người bệnh sẽ được kiểm tra qua nhiều bước, sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại giúp xác định chính xác tình trạng của mắt. Từ đó, giúp người bệnh an tâm lựa chọn được chiếc kính phù hợp nhất cho mắt của mình.
Xem thêm:
- Loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Cận loạn thị là gì? Hướng điều trị và cách phòng tránh
- Kiểm tra loạn thị như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa
- Loạn thị có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc loạn thị?
Kính loạn thị được sử dụng phổ biến đều điều trị loạn thị. Trước khi đeo kính người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin về kính để hiệu quả sử dụng kính được tối ưu nhất.