Loạn thị có mổ được không? Các phương pháp mổ mắt loạn thị

Loạn thị có mổ được không? Loạn thị có thể mổ được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng mắt cụ thể của từng người bệnh.

Trong số các phương pháp điều trị tật khúc xạ, phẫu thuật là phương pháp được nhiều người quan tâm, trong đó có người mắc loạn thị. Loạn thị thực chất là một dạng tật khúc xạ nhưng không phổ biến như cận thị hay viễn thị. Loạn thị cũng khiến người mắc không thể nhìn rõ hình ảnh vật dù ở gần hay xa. Bởi vậy, không ít người thắc mắc, liệu loạn thị có mổ được không? Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Loạn thị có mổ được không?

Theo các chuyên gia, để trả lời loạn thị có mổ được không thì câu trả lời là có. Hiện nay, phẫu thuật đang là phương pháp điều trị loạn thị có độ hiệu quả cao nhất. Phẫu thuật điều trị loạn thị nhằm điều chỉnh lại độ cong của giác mạc giúp các hình ảnh có thể hội tụ tại đúng một điểm trên võng mạc mắt.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mắc loạn thị đều có thể mổ được. Việc có mổ được hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mắt của mỗi người bệnh. Mỗi người mắc loạn thị sẽ có các thông số mắt khác nhau. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đánh giá xem mắt có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật cũng như phương pháp phẫu thuật nào phù hợp với mắt của người bệnh nhất.

loạn thị có mổ được không

2. Điều kiện cơ bản để thực hiện mổ mắt loạn thị

Không ít người chỉ quan tâm tật loạn thị có mổ được không mà quên đi việc cần xem xét liệu bản thân có đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản để thực hiện phẫu thuật hay chưa. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản để một người mắc loạn thị có thể thực hiện phẫu thuật:

2.1 Độ tuổi mổ mắt loạn thị

Theo các chuyên gia nhãn khoa, chỉ những người mắt tật khúc xạ đủ từ 18 tuổi trở lên mới nên thực hiện phẫu thuật điều trị loạn thị. Bởi khi dưới 18 tuổi, các tật khúc xạ của mắt bao gồm cả loạn thị chưa ổn định và có thể thay đổi do mắt vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn thiện. Việc thực hiện phẫu thuật ở thời điểm này vẫn có thể điều trị được tật khúc xạ nhưng hiệu quả không kéo dài được lâu, nguy cơ tái cận cao.

2.2 Độ cận loạn ổn định

Người bệnh mắc loạn thị muốn phẫu thuật cần phải có độ khúc xạ ổn định, ít nhất là trong khoảng thời gian từ 6 tháng – 1 năm. Điều này tức là trong khoảng thời gian trên, mắt không quá sự chênh lệch, thay đổi độ cận – loạn quá nhiều (chỉ trong khoảng 0.25 đến 0.5 độ).

2.3 Không đang mang thai hoặc đang cho con bú

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên thực hiện phẫu thuật mổ mắt loạn thị. Lúc này, sức khỏe người mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đây cũng là khoảng thời gian nội tiết tố có sự thay đổi, dẫn đến tình trạng tật khúc xạ không được ổn định, có thể tăng độ tạm thời.

Người bệnh có thể thực hiện mổ mắt loạn thị trước khi dự định mang thai khoảng 3 tháng hoặc sau khi cai sữa cho con tối thiểu 3 tháng.

người đang mang thai không thể mổ mắt loạn thị

2.4 Giác mạc bình thường, khỏe mạnh và có đủ độ dày

Cấu trúc của giác mạc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị loạn thị bằng tia laser cần tác động tới giác mạc làm thay đổi độ cong giác mạc để điều chỉnh độ loạn ở mắt. Khi thực hiện phẫu thuật trên giác mạc có cấu trúc bất thường như: quá phẳng, có hình chóp, có sẹo,… thì việc điều trị không đạt hiệu quả tối ưu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt và khiến tình trạng cận loạn tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh đó, độ dày giác mạc cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện phẫu thuật. Người bệnh khi có giác mạc mỏng, yếu thường không thể thực hiện phẫu thuật điều trị bằng laser. Bởi sau khi phẫu thuật, độ dày của giác mạc cần phải đảm bảo an toàn ở mức 400 micromet.

2.5 Không mắc các bệnh lý về mắt hoặc các bệnh tự miễn

Ngoài việc mắc tật khúc xạ, người bệnh cần có một đôi mắt khỏe mạnh để hạn chế các biến chứng nguy hiểm cũng như phẫu thuật mổ mắt loạn đạt hiệu quả tối ưu. Một số trường hợp các bệnh lý về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc,… thường không thể thực hiện phẫu thuật mổ mắt loạn.

Ngoài ra, người mắc bệnh viêm khớp, xơ cứng, Lupus,… cũng không nên mổ mắt loạn thị. Bởi các vết thương sau phẫu thuật sẽ rất lâu lành và cũng có nguy cơ biến chứng cao. Ngoài ra, khi thực hiện phẫu thuật, hiệu quả đạt được cũng không cao, thị lực không thể cải thiện ở mức mong muốn.

người mắc đục thủy tinh thể không thể mổ mắt loạn thị

3. Các phương pháp mổ mắt loạn thị

Bên cạnh việc thắc mắc mắt loạn thị có mổ được không, nhiều người cũng quan tâm đến các phương pháp mổ mắt loạn thị được sử dụng phổ biến hiện nay. Dưới đây là 3 phương pháp hiện đại, tiến tiến nhất trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ nói chung.

3.1 Phương pháp Femtosecond lasik

Phương pháp này được xem làm bước cải tiến lớn so với phẫu thuật lasik truyền thống. Không sử dụng dao, femtosecond lasik sử dụng hoàn toàn tia laser để tạo vạt và điều trị độ khúc xạ trên mắt người bệnh. Điều này không chỉ hạn chế các biến chứng tạo vạt khi sử dụng dao mà còn đảm bảo độ chính xác, an toàn cao hơn.

Bên cạnh đó, cả quá trình phẫu thuật diễn ra rất ngắn, chỉ trong khoảng 15 – 20 phút. Tốc độ hồi phục thị lực ở mắt cũng nhanh hơn so với các phương pháp cũ.

3.2 Phương pháp ReLEx SMILE

Đến nay, ReLEx SMILE được coi là bước đột phá trong các phương pháp phẫu thuật sử dụng tia laser. Phương pháp sử dụng tia laser femtosecond để tách giác mạc thành 3 lớp. Lớp nhu mô giữa sẽ tương ứng với độ khúc xạ cần loại bỏ và được rút ra qua đường mổ nhỏ chỉ 2mm bên rìa giác mạc.

Cơ chế xâm lấn tối thiểu này giúp hạn chế tác động tới các dây thần kinh giác mạc, tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn. Đặc biệt, phương pháp ReLEx SMILE sẽ hạn chế hoàn toàn các biến chứng do lật vạt giác mạc.

phẫu thuật loạn thị bằng relex smile

3.3 Phương pháp Phakic ICL

Khi không đủ điều kiện thực hiện các phương pháp điều trị loạn thị bằng tia laser, người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật đặt thấu kính nội nhãn Phakic ICL. Đây là phương pháp được khuyến cáo cho các trường hợp có độ cận loạn cao hoặc giác mạc mỏng.

Phakic ICL hoàn toàn không tác động đến giác mạc giúp bảo toàn tối đa cấu trúc mắt. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ đạt thị lực sắc nét nhờ thấu kính được đặt trong mắt. Thấu kính có khả năng chống tia UV bảo vệ mắt và có độ tương thích sinh học cao với cơ thể con người.

Xem thêm: Mổ mắt loạn thị bao nhiêu tiền? Các phương pháp mổ an toàn

4. Chăm sóc mắt sau mổ mắt loạn thị

Sau phẫu thuật mổ mắt loạn, người bệnh cần có quá trình chăm sóc mắt đúng cách, cẩn thận. Điều này giúp mắt nhanh hồi phục hơn, hạn chế các rủi ro không mong muốn xảy ra. Một số cách chăm sóc mắt người bệnh sau phẫu thuật cần lưu ý như:

  • Nghỉ ngơi tại nhà ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Đeo kính bảo vệ mắt liên tục trong 3 ngày đầu, ngay cả khi ngủ để tránh bụi bẩn.
  • Không lấy tay dụi mắt, nếu có chảy nước mắt thì sử dụng khăn giấy sạch thấm quanh vùng mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng viêm theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Không để xà phòng, chất tẩy rửa hóa học dính vào mắt.
  • Không trang điểm, hoạt động mạnh hay đi bơi ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho mắt để mắt nhanh hồi phục.
  • Tái khám định kỳ sau phẫu thuật theo hướng dẫn của điều dưỡng, bác sĩ.

Xem thêm:

không đi bơi sau phẫu thuật

Như vậy, mắt loạn thị có mổ được không còn cần phải xem xét tình trạng mắt cụ thể của từng người bệnh. Bất cứ trường hợp nào không đáp ứng được những điều kiện cơ bản thì hầu như không thể tiến hành phẫu thuật mổ mắt loạn thị. Thông qua khám mắt chuyên sâu tư vấn phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, các bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn phương pháp phù hợp, an toàn nhất cho mắt của người bệnh.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *