Phakic ICL và Lasik: Đâu là phương pháp tối ưu dành cho bạn?
Phakic ICL và Lasik là hai phương pháp khiến nhiều người băn khoăn lựa chọn giải pháp điều trị tật khúc xạ. Vậy đâu là phương pháp tối ưu?
Hiện nay phẫu thuật là lựa chọn tối ưu để điều trị tật khúc xạ hiệu quả, an toàn. Lasik và Phakic là hai phương pháp nhận được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu hai phương pháp này có ưu nhược điểm như thế nào? Giữa Phakic ICL và Lasik đâu là lựa chọn tối ưu?
Nội dung
I. Tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ là tình trạng rối loạn mắt xảy ra khi ánh sáng không thể hội tụ đúng trên võng mạc. Điều này khiến hình ảnh nhìn được bị nhòe mờ, không rõ nét. Có bốn dạng tật khúc xạ gồm:
- Cận thị: người mắc cận thị có thể nhìn gần rõ nhưng khi nhìn xa bị mờ. Do ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc
- Viễn thị: Người mắc viễn thị có thể nhìn xa rõ nhưng khi nhìn gần bị mờ do điểm hội tụ ánh sáng ở khu vực sau võng mạc
- Loạn thị: là tình trạng hình ảnh nhìn thấy mờ nhòe, méo món. Do ánh sáng phân tán thành nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm duy nhất như bình thường.
- Lão thị: người mắc chứng lão thị có thể nhìn xa rõ nhưng khi nhìn gần bị mờ. Do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt khiến thủy tinh thể bị dày cứng, không thể thay đổi hình dạng để hội tụ hình ảnh lên võng mạc.
Ước tính trên toàn thế giới có 800 triệu đến 2,3 tỷ người mắc tật khúc xạ. Tại Việt Nam, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê có tới 35% dân số có tật khúc xạ. Số lượng trẻ em mắc tật khúc xạ cũng ngày càng tăng cao. Tại một số khu vực tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ lên tới 60%.
II.Các phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ
2.1. Lasik
Lasik là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng laser để tạo vạt và điều chỉnh độ cong của giác mạc. Lasik là một trong những phương pháp điều trị tật khúc xạ được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Trung bình mỗi năm có khoảng 30 triệu ca phẫu thuật Lasik được thực hiện. Phương pháp Phakic có hai dạng phổ biến nhất:
Lasik truyền thống sử dụng dao cơ học để tạo vạt giác mạc
Femto Lasik: Thay vì sử dụng dao cơ học, phương pháp này sử dụng Laser Femtosecond để cắt tạo vạt giác mạc. Phương pháp này được đánh giá cao hơn về độ an toàn cao. Do sự hỗ trợ của laser cho phép bác sĩ thao tác chính xác hơn.
2.2. Phakic
Phakic là một phương pháp điều trị tật khúc xạ ra đời khá muộn. Tuy nhiên phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Trong phẫu thuật Lasik một thấu kính có độ an toàn cao được chế tạo theo thông số riêng sẽ được đặt vào trong mắt người bệnh. Thấu kính này sẽ giúp điều chỉnh tật khúc xạ và đem lại thị lực sắc nét full HD.
- Phakic ICL là một phương pháp sử dụng thấu kính nội nhãn ICL (Implantable Collamer Lens). Đây là loại thấu kính làm bằng vật liệu Collamer Hydrophilic. Vật liệu này có cấu tạo gồm hai lớp với phần bên ngoài là collagen và bên trong là Polymer sinh học. Nhờ đó thấu kính rất mềm dẻo và có độ thích ứng với môi trường trong mắt rất tốt. Thấu kính ICL cũng được thiết kế với 5 lỗ thoát thủy dịch, hạn chế tình trạng tăng nhãn áp và đem lại cảm giác thoải mái nhất. Phẫu thuật Phakic ICL có ngưỡng điều trị lên tới cận thị 18 diop độ cận hoặc viễn thị 10 diop, đi kèm loạn thị 6 diop.
- Phakic IPCL là phương pháp sử dụng thấu kính nội nhãn IPCL. Khác với thấu kính ICL, ICPL được chế tạo từ vật liệu Acrylic Copolymer. ưu nước. Ngoài ra thấu kính IPCL có cấu tạo gồm 7 lỗ thoát nước, giúp hạn chế biến chứng tăng nhãn áp. Thấu kính IPCL có ngưỡng điều trị lên tới cận thị 30 diop hoặc viễn thị 15 diop, đi kèm loạn thị 10 diop.
Tuy có ngưỡng điều trị cao hơn, nhưng chỉ có một số lượng khá nhỏ phẫu thuật phakic sủ dụng thấu kính IPCL. Vì tính an toàn và hiệu quả của loại thấu kính này hiện đang cần được nghiên cứu thêm. Các bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân sử dụng thấu kính ICL. Vì loại thấu kính này đã được FDA Hoa Kỳ cấp phép trong điều trị tật khúc xa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trên 98% bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả phẫu thuật Phakic ICL.
II. So sánh phương pháp Phakic ICL và Lasik
2.1. Cơ chế điều trị của phương pháp Phakic và Lasik
- Lasik: sử dụng dao laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc. Từ đó điều chỉnh điểm hội tụ ánh sáng lên trên võng mạc. Giúp người bệnh có được thị lực tốt mà không cần sử dụng kính.
- Phakic: sử dụng thấu kính nội nhãn có độ an toàn cao đặt trực tiếp vào trong mắt người bệnh. Thấu kính được đặt ở giữa mống mắt và thủy tinh thể sẽ giúp điều chỉnh vị trí hội tụ hình ảnh, giúp người bệnh lấy lại thị lực sắc nét.
2.2 Quá trình phẫu thuật
- Lasik: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng dao vi phẫu hoặc dao laser để tạo vạt giác mạc. Sau đó chiếu tia laser để điều chỉnh giác mạc. Tùy theo tình trạng mắt của người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để làm giảm độ cong ở các khu vực khác nhau. Sau khi hoàn tất quá trình điều chỉnh, vạt giác mạc được đậy lại. Vết mổ sẽ tự lành mà không cần khâu.
- Phakic: Đầu tiên người bệnh cần thăm khám và lấy thông số để sản xuất thấu kính. Sau khi thấu kính được vận chuyển về Việt Nam sẽ bắt đầu tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ tạo một vết mổ siêu nhỏ có kích thước khoảng 2.0 – 2.2mm ở vùng rìa giác mạc. Thông qua vết mổ, thấu kính được đưa vào và cố định trong mắt. Vết mổ không cần khâu mà có thể tự lành.
2.3. Đối tượng phù hợp
Một số người có thể phù hợp với cả hai phương pháp trong khi một số khác có thể chỉ phù hợp với một phương pháp Phakic hoặc Lasik
- Phẫu thuật Lasik: phù hợp với những người cận dưới 10 độ, có độ dày giác mạc đủ điều kiện
- Phẫu thuật Phakic điều trị cận loạn thị nặng, có thể điều trị cho những người có tật khúc xạ từ 0,5 – 18 độ cận, 10 độ viễn cùng với 6 độ loạn. Ngoài ra Phakic cũng phù hợp với người có giác mạc mỏng, không thể điều trị bằng Lasik.
Ngoài ra, để thực hiện bất cứ phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ nào bạn cần đáp ứng các điều kiện chung sau:
- Đủ 18 tuổi
- Tình trạng mắt ổn định, trong vòng 6 tháng không tăng quá 0,75 độ khúc xạ. Không mắc các bệnh lý về mắt khác.
- Tình trạng sức khỏe ổn định, không đang mang bầu hoặc cho con bú.
2.4. Tác động lên cấu trúc mắt
- Lasik: Do cơ chế điều chỉnh tật khúc xạ bằng tác động của tia laser nên phẫu thuật Lasik sẽ làm mỏng giác mạc của người bệnh. Tuy nhiên độ dày giác mạc còn lại sẽ được tính toán đảm bảo ở mức độ an toàn (trên 400um). Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt và giác mạc của người bệnh. Người bệnh chỉ được phép phẫu thuật khi đáp ứng điều kiện về độ dày giác mạc.
- Phakic: Cơ chế điều trị của phương pháp Phakic không làm bào mòn giác mạc. Ngoài ra thấu kính Phakic cũng được thiết kế để nằm trọn vẹn trong mắt. Vì vậy phẫu thuật Phakic gần như không có bất cứ tác động nào lên các cấu trúc trong mắt.
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Ưu nhược điểm của phẫu thuật Phakic?
- Mổ Phakic có tái cận không? Tìm hiểu về phương pháp Phakic
2.5. Độ hiệu quả
Độ hiệu quả của phẫu thuật được thể hiện qua chất lượng thị giác mà người bệnh đạt được. Đây cũng là yếu tố khiến nhiều người băn khoăn trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật. Dựa trên nghiên cứu kết quả thực tế và các thông số tái khám của người bệnh sau phẫu thuật, dưới đây là so sánh tương đối về độ hiệu quả của phẫu thuật Phakic ICL và Lasik:
- Lasik: Trong phần lớn các trường hợp, phẫu thuật Lasik sẽ đem lại thị lực ở mức HD. Với độ tương phản màu sắc tốt hơn mắt thường. Người bệnh có thể gặp tình trạng hơi chói khi trời nắng hoặc gặp đèn xe ngược chiều vào ban đêm.
- Phakic: Phẫu thuật Phakic đem lại chất lượng thị lực rất cao. Độ nét đạt mức Full HD, độ tương phản màu sắc tương đương mắt thường. Hạn chế chói nhờ thấu kính tích hợp khả năng chống tia UV. Tầm nhìn trong điều kiện trời tối cũng đạt mức tốt.
2.6. Các rủi ro sau phẫu thuật
Lasik
Các rủi ro sau phẫu thuật Lasik bao gồm:
- Khả năng tái phát tật khúc xạ: Phẫu thuật Lasik tác động lên giác mạc khiến giác mạc mỏng và dễ bị tổn thương hơn. Do đó người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp Lasik có nguy cơ tái phát tật khúc xạ.
- Lệch vạt giác mạc Biến chứng này xuất hiện nếu người bệnh gặp va chạm mạnh ở vùng mắt trong hoặc sau phẫu thuật. Lệch vạt giác mạc là tình trạng vạt giác mạc tách rời khỏi phần giác mạc còn lại. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến thị lực, khiến tầm nhìn méo mó, mờ ảo trong giai đoạn phục hồi.
Phakic
Ngoài các hiện tượng ở mức độ nhẹ sẽ hoàn toàn biến mất sau thời gian phục hồi, thì phẫu thuật Phakic vẫn tồn tại một số rủi ro như:
- Phản ứng đào thải: bản chất thấu kính là một dị vật được đặt vào cơ thể. Vậy nên tùy thuộc vào cơ địa người bệnh mà có thể xuất hiện tình trạng cơ thể phản ứng với thấu kính. Tỷ lệ xảy ra phản ứng đào thải rất thấp chỉ 1/5000.
- Nhiễm trùng: Mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm trùng là một trong số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng có thể được hạn chế thông qua việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng như việc chăm sóc mắt sau phẫu thuật đúng cách.
- Nguy cơ tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là một biến chứng khá phổ biến trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân, tăng nhãn áp chỉ là một biến chứng tạm thời và sẽ dần thuyên giảm.
2.7. Chi phí
Tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, chi phí phẫu thuật điều trị tật khúc xạ như sau
- Lasik: Chi phí phẫu thuật từ 42.000.000 – 45.000.000 VNĐ cho hai mắt.
- Phakic: Chi phí phẫu thuật là 90.000.000 VNĐ cho hai mắt. Bệnh nhân đặt cọc trước 55.000.000 để đặt kính.
Chú ý: Chi phí trên đã bao gồm kính bảo vệ, thuốc nhỏ mắt và gói tái khám miễn phí không giới hạn số lần trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.
Dù phương pháp Phakic có chi phí cao hơn nhưng đi kèm với đó là những ưu điểm vượt trội. Do đó chỉ trong vòng 9 tháng qua đã có hơn 800 bệnh nhân đạt được thị lực sắc nét với phẫu thuật Phakic ICL tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh.
Xem thêm: Phẫu thuật Phakic giá bao nhiêu? Chi tiết bảng giá mổ Phakic
III. Làm thế nào để xác định phương pháp điều trị phù hợp
Mỗi phương pháp phẫu thuật đều có các ưu, nhược điểm khác nhau. Mỗi người bệnh với tình trạng mắt khác nhau sẽ phù hợp với các phương pháp khác nhau. Để xác định Phakic ICL và Lasik, đâu phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần được thăm khám, tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ nhãn khoa. Quá trình thăm khám sẽ kiểm tra về thị lực, tình trạng khúc xạ, cấu trúc giác mạc,… Từ đó bác sĩ tư vấn sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng mắt của người bệnh.