Bí quyết đeo kính cận đúng cách giúp hạn chế tăng độ

Đeo kính cận đúng cách giúp người bệnh có tầm nhìn sắc nét hơn và mắt cũng không phải điều tiết quá nhiều.

Đeo kính là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện tầm nhìn khi mắc cận thị. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không chú ý thì sẽ khiến mắt tăng độ nhanh hơn. Để cải thiện thị lực và hạn chế cận thị tiến triển nhanh, việc đeo kính cận đúng cách cũng rất quan trọng.

1. Cần lưu ý điều gì để đeo kính cận đúng cách?

Việc đeo kính cận trong suy nghĩ nhiều người bệnh vô cùng đơn giản và dễ dàng. Bởi vậy nên không ít người chủ quan trong việc đeo kính, đeo kính sai cách mà cũng không biết. Tuy nhiên, việc đeo kính không đúng cách sẽ khiến mắt điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn,… Về lâu dài, mắt sẽ bị suy giảm thị lực, thâm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi cận thị tiến triển nặng. Để có thể đeo kính cận đúng các, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

1.1 Không đeo kính cận sai độ

Một số người cho rằng, việc đeo kính nhẹ hơn độ cận thực tế là cách để mắt được rèn luyện và có thể giảm độ cận. Trên thực tế, các chuyên gia giải thích rằng, việc đeo kính có độ cận nhẹ hơn độ cận thực tế là điều không nên. Bởi khi đó, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn để có thể nhìn rõ hình ảnh. Từ đó dẫn đến việc mỏi mắt, nhức mắt xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, tầm nhìn không được cải thiện, thậm chí độ cận còn tăng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một số người lại lựa chọn việc đeo kính cận nặng hơn độ cận thực tế để đỡ phải thay kính khi mắt tăng độ. Điều này khiến mắt bị nhức mỏi, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, choáng váng. Về lâu dài, việc đeo kính cận không đúng độ sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như: lác mắt, nhược thị,…

1.2 Đeo kính cận đúng tư thế

Tư thế đeo kính cận tưởng chừng như đơn giản nhưng có không ít người vẫn mắc sai lầm. Việc đeo kính cận sai tư thế sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường mà mỗi người không thể ngờ tới.

Tư thế đeo kính sai đầu tiên là đeo kính nhưng để kính trễ xuống mũi. Điều này khiến quá trình khúc xạ bị ảnh hưởng, mắt phải điều tiết nhiều hơn. Bởi lúc này đồng tử bị lệch khỏi tâm kính khiến mắt không nhìn rõ vật. Từ đó, nguy cơ mắt tăng độ nhanh cũng cao hơn.

Đeo/tháo kính bằng một tay cũng là thói quen của rất nhiều người. Đây là một thói quen không tốt, cần phải cải thiện. Khi đeo kính bằng một tay thường xuyên, gọng kính lâu dần sẽ bị cong vênh do đi vào hai bên thái dương không đều. Kính sẽ giãn rộng, không vừa với khuôn mặt gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Không ít người có sở thích cài kính lên đầu để trông sành điệu và thời trang hơn. Tuy nhiên, đây là một tư thế đeo kính cận cần tránh. Mắt kính sẽ dễ bị trầy xước trong quá trình cài, làm tầm nhìn bị ảnh hưởng. Không những vậy, gọng kính dễ bị choãi rộng, kính dễ bị rơi hỏng hơn.

đeo kính cận bằng một tay

1.3 Đeo kính cận đúng tần suất

Nhiều người quan niệm rằng, đeo kính nhiều sẽ khiến mắt bị phụ thuộc vào kính. Từ đó, mắt sẽ dễ bị tăng độ hơn. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn không đúng. Kính cận được sử dụng để cải thiện tầm nhìn, giúp mắt không phải điều tiết nhiều. Khi không sử dụng kính cận, mức độ điều tiết của mắt sẽ tăng lên khiến nhãn cầu phồng lên, lâu dần mất khả năng giãn.

1.4 Sử dụng loại kính cận có mắt kính tốt

Đeo kính cận là biện pháp đơn giản nhất để khắc phục tật cận thị. Tuy nhiên, để đeo kính cận đúng cách cũng hề đơn giản một chút nào. Việc đeo kính cận đúng cách không chỉ đơn giản là chú ý đến tư thế đeo, độ cận của kính,… mà việc chọn mắt kính tốt cũng là điều đáng được quan tâm.

Một mắt kính tốt phải có khả năng chống chói lóa và phản quang. Hai yếu tố này sẽ giúp tia sáng dễ dàng đi qua mà không khúc xạ ngược lại khiến mắt bị khó chịu.

Bên cạnh đó, kính nên có khả năng chống nước, giúp người bị cận thị nhìn rõ mỗi khi di chuyển trong thời tiết mưa gió. Đồng thời cũng nên chọn loại mắt kính chống trầy xước. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến tầm nhìn mờ, gây khó chịu.

Ngoài ra, một số loại mắt kính còn có khả năng chống tia UV và ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Loại mắt kính này chỉ cho tia sáng có lợi đi qua còn tia sáng có hại cho mắt sẽ bị phản chiếu lại ra ngoài môi trường.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng cận thị

1.5 Thường xuyên vệ sinh kính cận

Không ít người có thói quen chỉ vệ sinh kính khi kính đã bám quá nhiều bụi, khó khăn khi nhìn. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt bởi thời gian tiếp xúc của kính và mắt là khá dài, thường xuyên. Người cận thị nên vệ sinh kính cận ít nhất mỗi ngày một lần để đảm bảo kính luôn sạch khi tiếp xúc với mắt.

vệ sinh kính cận thường xuyên

1.6 Không dùng chung kính cận với người khác

Mỗi người sẽ có độ cận khác nhau. Hoặc ngay cả khi độ cận giống nhau thì khoảng cách đồng tử cũng sẽ không giống nhau. Vậy nên, người cận thị nên đo khám mắt và sử dụng kính riêng phù hợp với độ cận của mình. Việc sử dụng chung kính cận với người khác có thể khiến mắt bị rối loạn điều tiết hoặc tăng độ nhanh chóng.
Ngoài ra, mắt cũng là bộ phận nhạy cảm, rất dễ lây bệnh. Khi sử dụng chung kính cận, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý về mắt cũng sẽ cao hơn.

2. Hỏi đáp về việc đeo kính cận

Đeo kính cận đúng cách là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình đeo kính, người cận thị cũng có vô vàn thắc mắc.

2.1 Có nên đeo kính cận khi sử dụng điện thoại?

Thực chất, việc có nên đeo kính cận khi dùng điện thoại không còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và thị lực của mắt. Nếu mắt cận nhẹ, có thể nhìn rõ điện thoại ở khoảng cách 40 – 50 cm thì không cần thiết phải sử dụng kính. Tuy nhiên,nếu ở khoảng cách này, mắt gặp khó khăn khi nhìn thì cần phải đeo kính khi sử dụng điện thoại. Bởi khi không nhìn rõ, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn, dễ gây mỏi mắt và có thể tăng độ nhanh hơn.

Đôi lúc, khi không đeo kính, người cận thị thường có xu hướng đưa điện thoại lại gần mắt để nhìn rõ mà không để ý. Vậy nên, về lâu dài, bạn vẫn nên đeo kính khi sử dụng điện thoại. Điều này vừa giúp đảm bảo giữ được khoảng cách giữa mắt và điện thoại, đồng thời mắt cũng điều tiết tốt. Ngoài ra, bạn nên cài đặt phông chữ có kích thước phù hợp, hạn chế sử dụng điện thoại liên tục quá 2 giờ.

đeo kính cận khi sử dụng điện thoại

2.2 Đeo kính cận đúng cách có làm giảm độ không?

Đeo kính cận đúng cách sẽ giúp cho mắt không phải điều tiết quá nhiều. Đồng thời, điều này cũng giúp mắt có thể cải thiện tầm nhìn trở nên rõ ràng, sắc nét hơn.

Tuy nhiên,việc đeo kính cận đúng cách không thể làm giảm độ cận. Với sự hỗ trợ của kính cận, mắt sẽ ở trạng thái tốt nhất, hạn chế khả năng tăng độ nhanh chóng.

2.3 Cận nhẹ có nên đeo kính cận không?

Theo các bác sĩ nhãn khoa, kính hỗ trợ người cận thị cải thiện tầm nhìn cả ở khoảng cách xa và gần. Nếu không đeo kính khi bị cận, mắt sẽ phải điều tiết quá mức gây mỏi mắt, nhức mắt. Về lâu ngày, thị lực mắt sẽ suy giảm, mắt bị tăng độ nhanh chóng.

Xem thêm: 

Cận thị là gì? Phân loại cận thị và các triệu chứng hay gặp

Những điều cần lưu ý về bệnh thoái hóa võng mạc cận thị

Bởi vậy, dù là cận nhẹ thì cũng nên đeo kính. Tuy nhiên, tần suất đeo kính sẽ phụ thuộc vào vào độ cận:

  • Cận dưới 0,5 độ

Có thể đeo kính cận hoặc không vì tầm nhìn của mắt vẫn tốt và các hoạt động hằng ngày không bị ảnh hưởng quá nhiều.

  • Cận từ 0.75 độ – dưới 2 độ

Nên sử dụng kính để các không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên đeo kính khi làm các công việc yêu cầu phải nhìn xa, độ tập trung cao: lái xe, thêu thùa,…

  • Cận từ 2 độ trở lên

Bắt buộc phải sử dụng kính khi học tập và làm việc để mắt không phải điều tiết quá nhiều.

Đeo kính tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có có thể đeo kính cận đúng cách. khi đeo kính cần chú ý một số điều như: không đeo kính sai độ, không vệ sinh kính thường xuyên,… Đeo kính cận đúng cách sẽ hạn chế khả năng tăng độ, giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì về việc đeo kính cận đúng cách, vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 để được đội ngũ tư vấn viên của Bệnh viện Mắt Thiên Thanh giải đáp chi tiết nhất!

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *