Cận thị là gì? Phân loại cận thị và các triệu chứng hay gặp

Cận thị là gì? Cận thị là một trong những dạng tật khúc xạ thường gặp ở mắt, phổ biến ở mọi lứa tuổi.

1. Cận thị là gì?

Cận thị là tình trạng người bệnh chỉ nhìn rõ vật ở gần, không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa. Khi mắc tật cận thị, các hình ảnh đi qua nhãn cầu sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc mắt thay vì đúng trên võng mạc mắt như bình thường. Từ đó, dẫn đến việc các hình ảnh truyền về não bộ sẽ trở nên mờ nhòe, thiếu sự sắc nét.
Ở nước ta, tỉ lệ người mắc cận thị chiếm từ 15% – 40% tương ứng với 14 – 36 triệu người tùy theo từng thống kê. Việt Nam cũng được xếp vào nhóm các quốc gia có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc cận thị nhanh chóng, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Theo một số thống kê được thực hiện ở các trường học tại hai thành phố lớn (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), tỉ lệ trẻ mắc cận thị lên đến 50%. Con số này còn lên đến 70% ở các trường đại học với nhiều trường hợp mắc cận thị nặng.

mắt bình thường và mắt cận thị

2. Phân loại các dạng cận thị thường gặp

Cận thị được phân thành 5 loại phổ biến như sau:

2.1 Cận thị dạng đơn thuần

Cận thị đơn thuần là loại cận thị thường gặp nhất. Bệnh có xu hướng phát triển nhanh trong độ tuổi thiếu niên rồi chững lại ở một mức độ nhất định. Người mắc cận thị đơn thuần thường có độ cận nhỏ hơn 6 đi-ốp và có thể đi kèm loạn thị.

Nguyên nhân gây bệnh này thường là do lối sống sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh. Nhưng đôi khi, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra cận thị dạng đơn thuần.

2.2 Cận thị thứ phát

Trái ngược lại với cận thị đơn thuần, cận thị thứ phát lại vô cùng hiếm gặp.Nguyên nhân gây cận thị thứ phát có thể bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của bệnh về giác mạc hay thủy tinh thể. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn hay bệnh tiểu đường cũng gây ra cận thị thứ phát.

2.3 Cận thị ban đêm

Cận thị ban đêm là tình trạng người bệnh không thể nhìn rõ mọi vật vào buổi tối hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Người mắc cận thị ban đêm vẫn có tầm nhìn rõ vào ban ngày.
Nguyên nhân là do khi trời tối, đồng tử ở mắt sẽ phải điều tiết nhiều, mắt phải mở to và nhận nhiều ánh sáng hơn. Từ đó dẫn đến việc hình ảnh khi đến mắt bị méo mó, thiếu sắc nét. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, về lâu dài, mắt có thể bị biến dạng.

2.4 Cận thị giả

Cận thị giả hay cận thị tạm thời là hiện tượng các rối loạn ở mắt xảy ra một cách thoáng qua. Nguyên nhân gây cận thị giả có thể là do khả năng điều điều tiết ở mắt bị co quắp, dẫn đến tầm nhìn bị suy giảm tạm thời. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi mắt có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.

2.5 Cận thị thoái hóa

Cận thị thoái hóa là loại cận thị phổ biến cuối cùng và cũng là loại cận thị có mức độ nặng nhất. Người mắc cận thị thoái hóa thường có độ cận từ 6 đi-ốp trở lên và kèm theo thoái hóa võng mạc ở bán phần sau của nhãn cầu.

Cận thị thoái hóa khiến trục nhãn cầu liên tục dài ra, dẫn đến độ cận ở mắt không ngừng tăng nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý về bệnh thoái hóa võng mạc cận thị

3. Những triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh cận thị là gì?

3.1 Triệu chứng thường gặp ở cận thị

Bệnh cận thị có thể nhận biết dễ dàng qua một số triệu chứng sau:

  • Không nhìn rõ, nhìn mờ các vật ở khoảng cách xa.
  • Thường cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt khi tập trung quan sát.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn mức bình thường.
  • Hay nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục để nhìn rõ các vật ở xa.

Với trẻ ở lứa tuổi học đường, phụ huynh có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện, hành động sau của trẻ:

  • Trẻ hay đứng gần tivi để nhìn rõ hình ảnh.
  • Trẻ thường chép sai, chép thiếu bài vở do nhìn bảng không rõ.
  • Trong khi đọc bài, trẻ thường cúi sát, đọc nhảy dòng hoặc dùng tay để dò chữ.
  • Trẻ thường nheo mắt, dụi mắt nhiều lần để nhìn rõ hơn.

trẻ dụi mắt nhiều

3.2 Nguyên nhân gây ra cận thị là gì?

Cận thị xảy ra khi thể thủy tinh quá phồng hoặc trục nhãn cầu quá dài, dẫn đến việc các hình ảnh đi vào mắt hội tụ phía trước võng mạc.

Nhiều người thắc mắc nguyên nhân gây ra cận thị là gì? Thực tế lý do cơ bản dẫn đến tình trạng này là do lối sinh hoạt, làm việc thiếu sự hợp lý. Chẳng hạn như: làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thời gian tiếp xúc các thiết bị điện tử quá lâu,…
Bên cạnh đó, di truyền cùng là nguyên nhân gây ra cận thị. Khi bố hoặc mẹ hoặc cả hai người mắc cận thị thì nguy cơ con mắc cận thị cũng cao hơn. Đặc biệt nếu bố mẹ cận từ 6 độ trở lên thì tỉ lệ con bị cận thị do di truyền đạt 100%.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các trẻ sinh non hoặc có cân nặng dưới 2,5kg cũng sẽ có nguy cơ mắc cận thị khi đến tuổi thiếu niên.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây ra cận thị. Một chế độ ăn thiếu hụt các vitamin A, C, E và chất khoáng sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong suốt của mắt và giảm khả năng điều tiết.

4. Các biến chứng nguy hiểm ở người bị cận thị

Cận thị ở mức độ nhẹ thường chỉ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, làm việc hằng ngày. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng, cận thị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

4.1 Nhược thị

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực ở mắt bởi não bộ không nhận được hoàn toàn hình ảnh được truyền đến. Nguyên nhân là do mắt phải điều tiết quá nhiều dẫn đến các kích thích truyền tải tới võng mạc mắt không rõ ràng.

Nhược thị có thể xảy ra ở một mắt hoặc ở cả hai mắt. Việc sử dụng kính cũng không giúp người bệnh có tầm nhìn tốt hơn. Bệnh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời (dưới 12 tuổi), mắt sẽ phần nào được cải thiện. Từ 12 tuổi trở đi mắt đã phát triển ổn định nên khó có thể cải thiện.

4.2 Mắt lác, mắt lé

Tình trạng cận thị nặng khiến các cơ mắt không còn hoạt động linh hoạt. Từ đó, dẫn đến đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối gây lác mắt.

Bên cạnh việc giảm thị lực, lác mắt còn ảnh hưởng nhiều tính thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều chỉnh bằng kính. Tuy nhiên ở các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để lấy lại thị lực và thẩm mỹ.

lác mắt là biến chứng của cận thị nặng

4.3 Bong võng mạc mắt, xuất huyết dịch kính

Trục nhãn cầu ở người cận thị thường dài hơn so với bình thường khiến võng mạc dễ bị co kéo. Việc này khiến cho vùng chu biên võng mạc bị mỏng dần. Về lâu dài có thể gây rách/ bong võng mạc, các mạch máu có khả năng bị đứt vỡ làm xuất huyết dịch kính vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng này cần được điều trị ngay bởi nó ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực của người bệnh. Sau biến chứng, khả năng phục hồi mắt không cao. Biến chứng này có thể phát hiện qua một số triệu chứng như:

  • Tầm nhìn đột ngột bị mờ, không rõ nét.
  • Thấy xuất hiện dấu chấm hoặc các đường kẻ trong tầm nhìn.
  • Cảm thấy như có rèm hoặc màn che trước tầm nhìn.

5. Phương pháp điều trị cận thị

5.1 Đeo kính gọng và kính áp tròng mềm

Đeo kính gọng được nhiều người bệnh lựa chọn khi phát hiện cận thị. Phương pháp này không quá tốn kém, giúp người bệnh cải thiện được tầm nhìn.

Tuy nhiên, kính gọng cũng mang đến một số bất tiện trong khi sử dụng như:

  • Khi đeo trong thời tiết mưa, kính gọng thường bị mờ nhòe, ảnh hưởng tầm nhìn.
  • Hạn chế việc tham gia các hoạt động thể thao.
  • Ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, tầm nhìn ngoại vi bị hạn chế.

Kính áp tròng mềm mang tính thẩm mỹ nhiều hơn và cũng có chi phí cao hơn. Người bệnh cần lưu ý vệ sinh vào bảo quản đúng cách, tránh tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, kính áp tròng có hạn sử dụng, tùy từng loại khác. Tuyệt đối không dùng kính áp tròng khi hết hạn hoặc kính không đảm bảo chất lượng, an toàn.

Xem thêm:

đeo kính áp tròng mềm

5.2 Sử dụng kính áp tròng cứng Ortho – K

Ortho – K là dạng kính áp tròng cứng có thiết kế đặc biệt giúp định hình tạm thời lại giác mạc. Khác với kính áp tròng mềm, Ortho – K được sử dụng trong lúc ngủ, từ 6 – 8 tiếng buổi tối. Sau khi tháo kính, người bệnh sẽ nhìn rõ mọi vật mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng.

Phương pháp này phù hợp với mọi độ tuổi và được khuyến khích dùng cho trẻ cận thị. Sử dụng kính giúp trẻ tự tin tham gia các hoạt động vui chơi, học tập. Kính Ortho – K cũng góp phần hạn chế tiến triển cận thị ở trẻ rất tốt.

5.3 Phẫu thuật điều trị cận thị

So với các phương pháp khác, phẫu thuật là phương pháp điều trị cận thị triệt để và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị cận thị hiện đại và tốt nhất được áp dụng phổ biến:

  • Phẫu thuật sử dụng tia laser: Femtosecond lasik, ReLEx SMILE.
  • Phẫu thuật đặt thấu kính nội nhãn: Phakic ICL.

Mỗi phương pháp sẽ có những điều kiện riêng. Để biết mình có đủ điều kiện phẫu thuật và phù hợp với phương pháp phẫu thuật nào, bạn cần thăm khám mắt chuyên sâu tư vấn phẫu thuật điều trị tật khúc xạ để được các bác sĩ tư vấn.

bác sĩ phẫu thuật điều trị cận thị

6 Chẩn đoán và điều trị cận thị ở đâu?

Để chẩn đoán, điều trị cận thị an toàn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh là địa chỉ tin cậy để khách hàng an tâm thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giỏi chuyên môn, nhiều năm công tác trong ngành. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị mới hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám chính xác hơn. Không gian bệnh viện thoáng mát, sạch sẽ cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo đem lại sự thoải mái cho khách hàng trong suốt quá trình thăm khám.

Thắc mắc cận thị là gì không khó để trả lời. Cận thị thực chất chính là một trong ba dạng tật khúc xạ thường gặp. Cận thị có các triệu chứng rất dễ dàng phát hiện. Việc phát hiện và điều trị cận thị kịp thời sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, cải thiện tầm nhìn.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn và hoặc đặt lịch thăm khám điều trị cận thị tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *