Viễn thị là gì? Cách điều trị viễn thị ở mắt như thế nào?
Viễn thị là gì? Tương tự như cận thị, viễn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến và đều có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
So với tật cận thị, viễn thị cũng là một dạng tật khúc xạ. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc viễn thị không nhiều như cận thị. Bởi vậy khi nhắc đến viễn thị ở mắt, nhiều người vẫn không hiểu rõ viễn thị là gì. Liệu triệu chứng và cách điều trị viễn thị có giống cận thị hay không?
Nội dung
1. Viễn thị là gì?
1.1 Giới thiệu bệnh viễn thị
Viễn thị là gì? Đây là thắc mắc của không ít người khi nghe đến cụm từ này. Trái ngược lại với cận thị, viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần, các vật ở xa thì không bị ảnh hưởng. Ở người mắc viễn thị, các hình ảnh đi vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc mắt thay vì đúng như trên võng mạc mắt như người bình thường. Viễn thị cũng đem đến cho người mắc những phiền toái trong quá trình sinh hoạt.
Dựa theo độ viễn, người ta chia viễn thị theo 3 mức độ như sau:
- Viễn thị mức độ nhẹ: dưới 1 đi-ốp. Ở mức độ này, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều cũng như có thể chưa cần đến sự hỗ trợ từ kính.
- Viễn thị mức độ trung bình: từ 1 đi-ốp đến dưới 4 đi-ốp. Ở mức độ này, người bệnh cần đeo kính để cải thiện tầm nhìn. Đồng thời, mắt cũng sẽ gặp tình trạng mỏi, khô mắt.
- Viễn thị mức độ nặng: trên 4 đi-ốp. Khi ở mức trên 4 đi-ốp, người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng nguy hiểm do viễn thị tiến triển nặng gây ra.
1.2 Phân biệt viễn thị và lão thị
Viễn thị và lão thị đều có khả năng nhìn xa rõ, nhìn gần bị mờ nhòe. Bởi vậy, không ít người nhầm lẫn lão thị và viễn thị là một. Tuy nhiên,trên thực tế lại không phải như vậy.
Lão thị là tình trạng khả năng điều tiết ở mắt bị suy giảm khiến thị lực bị giảm sút. Lão thị xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người khi về già. Tương tự như hiện tượng tóc bạc hay da có nếp nhăn xảy ra ở người lớn tuổi. Trong khi đó, viễn thị là một dạng tật khúc xạ ở mắt. Viễn thị có thể bắt gặp ở cả nhưng người trẻ tuổi nhưng lão thị thường chỉ xảy ra với người trên 40 tuổi.
2. Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra viễn thị
2.1 Các triệu chứng thông thường của viễn thị
Viễn thị có khá nhiều triệu chứng khác nhau. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể gặp phải một số biểu hiệu sau:
Có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa nhưng khi nhìn các vật ở gần bị mờ nhòe.
- Hay bắt gặp tình trạng nhức mắt, mỏi mắt khi đọc sách báo.
- Thường xuyên cảm thấy đau nhức các vùng xung quanh mắt như thái dương,…
- Đôi khi có cảm giác đau nhức đầu, thấy nặng ở vùng trán.
- Mắt có dấu hiệu bị lác.
- Hay phải nheo mắt, cảm thấy mệt mỏi khi làm các công việc cần nhìn ở cự ly gần.
Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn khúc xạ với cử nhân khúc xạ nhãn khoa. Từ đó, xác định chính xác tình trạng của mắt và có phương hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Triệu chứng của viễn thị
2.2. Nguyên nhân gây viễn thị ở mắt
Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng viễn thị ở mắt là sự sai lệch khúc xạ. Cụ thể là do trục trước và sau của giác mạc quá ngắn hoặc do giác mạc không đủ độ cong như bình thường. Điều này dẫn đến việc khi nhìn gần, mắt viễn thị sẽ khó điều tiết để đưa hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Từ đó, hình ảnh vật ở khoảng cách gần truyền về não bộ sẽ mờ nhòe, không sắc nét.
Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng là nguyên nhân dẫn đến viễn thị:
- Yếu tố bẩm sinh, di truyền: Khi cha mẹ mắc viễn thị thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc viễn thị.
- Yếu tố lão hóa: Khi càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc viễn thị cũng cao hơn. Bởi khi đó, thủy tinh thể bị lão hóa, bị mất dần tính đàn hồi.
- Yếu tố bệnh lý: Một số bệnh nhãn khoa như bệnh võng mạc, khối u ở mắt,… cũng là có thể gây ra viễn thị ở mắt.
- Thói quen sinh hoạt: Mắt nhìn xa thường xuyên khiến thủy tinh thể phải đàn hồi liên tục. Về lâu dài, khả năng điều tiết và đàn hồi của thủy tinh thể bị ảnh hưởng, gây viễn thị ở mắt.
Xem thêm: Bệnh viễn thị bẩm sinh là gì? Có thể chữa được không?
3. Một số biến chứng của viễn thị
Viễn thị khiến tầm nhìn của người mắc bị hạn chế, gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Với trẻ em mắc viễn thị, việc học tập và khả năng tập trung của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, viễn thị khi tiến triển nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến thị lực.
Một số biến chứng phổ biến có thể gặp ở người mắc viễn thị nặng như:
- Mắt lác: Mắt viễn thị có xu hướng quay vào phía bên trong. Về lâu dần mắt mất khả năng điều tiết và quy tụ gây tình trạng lác mắt xong.
- Nhược thị: Nhược thị là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở mắt, khó có thể cải thiện thị lực bằng kính. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí là mù lòa.
- Các rối loạn cấu trúc về nhãn cầu: Người mắc viễn thị thường có nhãn cầu kém phát triển gây ra các rối loạn cấu trúc nhãn cầu. Điều này dẫn đến một số tổn thương nơi đáy mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
4. Cách điều trị viễn thị ở mắt
Viễn thị có thể điều trị bằng 3 cách chủ yếu sau: đeo kính, sử dụng kính Ortho – K và phẫu thuật.
4.1 Điều trị viễn thị bằng kính gọng
Kính gọng là biện pháp khắc phục viễn thị phổ biến được nhiều người lựa chọn. Khi sử dụng kính viễn thị, điểm hội tụ của hình ảnh được điều chỉnh về đúng trên võng mạc mắt. Từ đó, người mắc viễn thị có thể cải thiện được tầm nhìn sắc nét hơn.
Khi chọn kính, người bệnh nên lựa chọn kính có chiết suất cao, chống lóa và phản quang. Điều này giúp tầm nhìn được cải thiện một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng kính cũng gây ra một số bất tiện khi di chuyển trong thời tiết mưa hoặc khi vận động thể thao mạnh.
Đặc biệt, ở trẻ em, viễn thị thường không cần điều trị bởi mắt trẻ còn khá linh hoạt. Bệnh viễn thị của trẻ cũng sẽ được cải thiện dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhìn của trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định trẻ đeo kính để cải thiện.
Xem thêm: Viễn thị đeo kính gì? Cần lưu ý gì khi chọn kính viễn thị?
4.2 Sử dụng kính Ortho – K điều trị viễn thị
Kính Ortho – K là dạng kính áp tròng có thiết kế đặc biệt. Kính được sử dụng vào ban đêm để điều chỉnh tạm thời giác mạc. Sau khoảng 6 – 8 tiếng đeo kính khi ngủ, người bệnh có thể nhìn rõ vật ở mọi khoảng cách gần/xa mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng.
Ortho – K được khuyến khích sử dụng cho trẻ, giúp trẻ tự tin, thoải mái hơn trong quá trình học tập và vui chơi. Kính cũng được FDA kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả vào năm 2002. Khi quyết định sử dụng kính Ortho – K, người viễn thị cần tới bệnh viện uy tín để được tư vấn cách sử dụng kính an toàn, hiệu quả.
4.3 Phẫu thuật điều trị viễn thị
Ở người mắc viễn thị đủ 18 tuổi trở lên, khi không muốn đeo kính thì có thể tiến hành phẫu thuật điều trị viễn thị. Đến nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị các tật khúc xạ nói chung một cách hiệu quả và triệt để nhất.
Trong phẫu thuật điều trị viễn thị hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có 3 phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất đang được áp dụng phổ biến hiện nay:
- Femtosecond lasik: Phương pháp phẫu thuật sử dụng hoàn toàn tia laser để tạo vạt giác mạc mà không sử dụng dao vi phẫu.
- ReLEx SMILE: Đây được xem là bước đột phá trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ nói chung bằng tia laser. ReLEx SMILE có thời gian điều trị nhanh chóng, hạn chế nhiều biến chứng sau phẫu thuật.
- Phakic ICL: Phương pháp hoàn hảo dành cho người có giác mạc mỏng, độ viễn cao. Phakic ICL giúp bảo toàn tối đa cấu trúc giác mạc và có thời gian hồi phục nhanh chóng.
Đây cũng là 3 phương pháp đang được bệnh viện Mắt Thiên Thanh triển khai. Cùng với hệ thống máy móc mới và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bệnh viện đã giúp nhiều bệnh nhân lấy lại thị lực sắc nét.
Xem thêm: Tìm hiểu về các cách khắc phục viễn thị phổ biến hiện nay
5. Phòng ngừa viễn thị ở mắt
Không có biện pháp nào giúp ngăn chặn hoàn toàn tật viễn thị ở mắt. Tuy nhiên, khi xây dựng một chế độ chăm sóc và sinh hoạt khoa học, nguy cơ mắc viễn thị ở mắt cũng sẽ được giảm xuống. Một số cách đơn giản giúp phòng ngừa viễn thị một cách hiệu quả như:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C,… tốt cho mắt.
- Xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho mắt hợp lý.
- Nếu mắt các bệnh lý về tiểu đường hay huyết áp cao thì cần kiểm soát nghiêm ngặt, tránh gây ảnh hưởng đến thị lực.
- Dành thời gian massage và tập thể dục cho mắt giúp mắt được thư giãn.
- Tuân thủ việc khám mắt định kỳ để theo dõi, kiểm soát sức khỏe đôi mắt.
Thông qua bài viết, mọi băn khoăn liên quan đến viễn thị là gì đã được giải đáp. Việc phòng ngừa viễn thị là điều quan trọng nhất để giữ gìn một đôi mắt luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mắt xuất hiện các dấu hiệu của viễn thị, người bệnh cần nhanh chóng khám mắt chuyên sâu để kiểm tra và có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.