Viễn thị đeo kính gì? Cần lưu ý gì khi chọn kính viễn thị?

Viễn thị đeo kính gì? Người mắc viễn thị muốn cải thiện tầm nhìn có thể đeo một trong ba loại: kính gọng, kính áp tròng và kính Ortho – K.

Viễn thị là một tật khúc xạ nhưng tỉ lệ người mắc không cao như tật cận thị. Viễn thị cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn, khiến người mắc gặp một số khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người băn khoăn không biết viễn thị đeo kính gì để cải thiện tầm nhìn. Cách lựa chọn kính viễn thị như thế nào? Bệnh viện Mắt Thiên Thanh xin chia sẻ thông tin chi tiết về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

1. Viễn thị là gì?

Ở mắt người mắc viễn thị, các hình ảnh khi đi qua nhãn cầu sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Khi đó, các tín hiệu hình ảnh được gửi về não bộ sẽ bị mờ nhòe, không sắc nét. Trái ngược với tật cận thị, người mắc viễn thị khó có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng hình ảnh vật ở khoảng cách xa không bị ảnh hưởng.

Viễn thị có ba mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: dưới 1 độ viễn
  • Mức độ trung bình: từ 1 đến 4 độ viễn
  • Mức độ nặng: trên 4 độ viễn

bệnh viễn thị ở mắt

1.1. Nguyên nhân gây viễn thị

Yếu tố bẩm sinh là một trong những nguyên nhân gây viễn thị. Người sinh ra có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, không đủ độ cong so với bình thường sẽ có nguy cơ mắc viễn thị cao.

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ mắc viễn thị thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc viễn thị cũng cao hơn bình thường. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều gen di truyền liên quan đến tật khúc xạ nói chung. Tỷ lệ di truyền cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của cha mẹ, cha mẹ mắc tật khúc xạ càng cao thì tỉ lệ di truyền sang con cũng càng lớn.

Thói quen sinh hoạt là yếu tố tiếp theo gây ra viễn thị. Người thường xuyên có thói quen nhìn xa hoặc làm các công việc yêu cầu nhìn xa nhiều thì sẽ có nguy cơ mắc viễn thị. Bởi khi mắt nhìn xa nhiều, thể thủy tinh sẽ luôn trong tình trạng dãn, dần dần khả năng đàn hồi sẽ bị suy giảm, khiến thủy tinh thể không thể phồng lên được nữa.

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng có thể khiến mắt bị suy giảm thị lực, mắc viễn thị. Ở người càng lớn tuổi, khả năng đàn hồi của thể thủy tinh sẽ kém dần đi, lâu dần sẽ không thể phồng lên được nữa.

Yếu tố cuối cùng gây viễn thị liên quan đến các bệnh lý về giác mạc hoặc các u ở mắt. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường khá hiếm gặp ở người mắc viễn thị.

1.2. Người mắc viễn thị có những triệu chứng nào?

Người mắc viễn thị có thể xuất hiện một hoặc nhiều các biểu hiện sau đây tùy theo cơ địa mỗi người:

  • Thường xuyên có biểu hiện đau đầu, đặc biệt là vùng thái dương.
  • Có cảm giác nặng trán, nhức mỏi mắt.
  • Gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần, để nhìn rõ thường phải nheo mắt hoặc đưa vật ra khoảng cách xa.
  • Mắt xuất hiện các dấu hiệu lác, đặc biệt là lác trong.

Khi mắt gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng kiểm tra mắt để xác định chính xác tình trạng mắt và có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm:

mỏi mắt là triệu chứng của viễn thị

2. Viễn thị đeo kính gì? Lưu ý gì khi chọn kính viễn thị

Nhiều người chưa mắc viễn thị hoặc đã mắc viễn thị nhưng cũng chưa rõ viễn thị đeo kính gì. Trên thực tế, kính của người viễn thị là một thấu kính hội tụ. Thông qua thấu kính hội tụ này, các hình ảnh thu về sẽ được hội tụ đúng trên võng mạc mắt giúp hình ảnh nhìn thấy trở nên rõ nét hơn.

Kính viễn thị giúp cải thiện tầm nhìn nhưng không phải ai bị viễn thị cũng đều bắt buộc phải sử dụng kính. Thông thường, người có độ viễn dưới 1 đi-ốp có thể không cần sử dụng kính nếu tầm nhìn vẫn được đảm bảo và mắt không bị khó chịu nhiều. Với độ viễn từ 1 đi-ốp trở nên, người bệnh cần sử dụng kính để hỗ trợ và giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều khiến mắt khô, dễ nhức mỏi.

Ngoài ra, trẻ em mắc viễn thị cũng không nhất thiết phải sử dụng kính nếu viễn thị không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình học tập, vui chơi của trẻ. Bởi theo các bác sĩ, tình trạng viễn thị của trẻ có thể được cải thiện dần khi trẻ lớn lên. Người bệnh nên gặp các bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và nhận được sự tư vấn chi tiết nhất về tình trạng mắt của bản thân.

Kính dành cho người viễn thị hiện nay có 3 loại chủ yếu như sau: kính gọng, kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng Ortho – K.

2.1. Kính gọng viễn thị

Kính gọng luôn là một trong những cách khắc phục viễn thị được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp giúp cải thiện tầm nhìn an toàn, nhanh chóng và có mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, với một số người hay trang điểm thì kính gọng ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ. Việc sử dụng kính gọng cũng có một số phiền toái như: kính hay bị mờ khi di chuyển trong thời tiết mưa, bất tiện khi hoạt động thể thao,…

Để có một chiếc kính gọng thoải mái khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi chọn kính:

  • Độ viễn của kính: Người bệnh cần chọn kính có độ viễn phù hợp để không gây tình trạng nhức mỏi mắt hay lóa mắt trong khi sử dụng kính.
  • Độ chiết suất của kính: Độ chiết suất của kính ảnh hưởng đến độ dày mỏng của tròng kính. Những người mắc viễn thị nặng nên chọn kính có độ chiết suất cao để kính không quá dày, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. đồng thời, kính mỏng giúp giảm bớt tác động trọng lượng của kính nên tai và sống mũi.
  • Các yếu tố khác: Một số loại kính gọng có thêm khả năng chống lóa, phản quang, chống ánh sáng xanh, chống trầy xước… Người bệnh có thể cân nhắc để lựa chọn loại kính phù hợp, giúp việc cải thiện tầm nhìn tốt hơn cũng như bảo vệ mắt khỏi một số tác nhân có hại.

viễn thị đeo kính gọng

2.2. Kính áp tròng mềm viễn thị

Để khắc phục nhược điểm thiếu thẩm mỹ của kính gọng, nhiều người lựa chọn đeo kính áp tròng mềm. Kính áp tròng mềm có dạng hình chảo, được thiết kế ôm sát vào giác mạc. Không chỉ cải thiện thị lực, kính áp tròng mềm có nhiều màu sắc thời trang, nâng cao tính thẩm mỹ.

Với những người mới, việc sử dụng kính sẽ gặp một số khó khăn. Bên cạnh đó, với một số người nhạy cảm, kính có thể gây cộm mắt, khó chịu và thậm chí là tổn thương giác mạc. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra mắt và nhận sự tư vấn chi tiết từ những người có đủ chuyên môn trước khi sử dụng.

Trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp kính áp tròng mềm nên người bệnh cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những đơn vị uy tín, đảm bảo an toàn cho mắt. Người bệnh cũng cần lưu ý thời hạn sử dụng của kính sao cho phù hợp với nhu cầu. Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối tuân thủ cách vệ sinh, bảo quản kính để tránh làm viêm nhiễm mắt.

2.3. Kính áp tròng cứng viễn thị

Kính áp tròng cứng Ortho – K là loại kính cuối cùng mà người viễn thị có thể sử dụng. Kính có thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh lại giác mạc một cách tạm thời. Người bệnh trước khi đi ngủ cần đeo kính, đảm bảo thời gian đeo từ 6 – 8 tiếng. Sau khi tháo kính, người mắc viễn thị có thể nhìn rõ mà không cần sử dụng kính gọng. Bên cạnh việc điều chỉnh thị lực tạm thời, kính Ortho – K giúp hạn chế tăng độ vô cùng hiệu quả.

Mặc dù có giá thành cao nhưng Ortho – K vẫn được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những người không thích sự vướng víu của kính gọng. Với trẻ em, kính Ortho – K giúp trẻ tự tin và thoải mái trong mọi hoạt động vui chơi, học tập. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần khám và tư vấn sử dụng kính tiếp xúc cứng chi tiết với các bác sĩ nhãn khoa hoặc những người có đủ chuyên môn. Và vì kính chỉ có tác dụng mang tính chất tạm thời nên người bệnh cần đeo kính đều đặn để đảm bảo thị lực sắc nét khi tháo kính. Nếu ngừng sử dụng kính, tình trạng viễn thị của mắt sẽ khôi phục lại như ban đầu.

Xem thêm: Tìm hiểu về các cách khắc phục viễn thị phổ biến hiện nay

người mắc viễn thị đeo kính ortho k

4. Địa chỉ khám và cắt kính viễn thị uy tín tại Hà Nội

Bên cạnh việc quan tâm viễn thị đeo kính gì thì việc lựa chọn một địa chỉ khám và cắt kính uy tín cũng quan trọng không kém. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt nói chung uy tín tại Hà Nội. Với hệ thống máy móc hiện đại giúp đánh giá chính xác và nhanh chóng tình trạng mắt. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Ngoài ra, khu vực quầy kính của bệnh viện cũng được đầu tư với đa dạng các loại gọng kính, tròng kính đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Quy trình khám và cắt kính viễn thị tại bệnh viễn cũng rất chuyên nghiệp, bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ bệnh nhân
  • Bước 2: Bệnh nhân được mời tầng 2 để khám khúc xạ: đo khúc xạ mắt, đo nhãn áp, kiểm tra thị lực không kính và khi chỉnh kính,…
  • Bước 3: Tiến hành tra thuốc liệt điều tiết (nếu cần) để đánh giá chính xác tình trạng của mắt.
  • Bước 4: Tiến hành cấp đơn kính.

địa chỉ khám và cắt kính viễn thị

Như vậy, để trả lời câu hỏi viễn thị đeo kính gì thì người mắc viễn thị có thể sử dụng kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng. Người bệnh cần thăm khám cẩn thận trước khi sử dụng bất kì loại kính nào để đảm bảo an toàn.

4.9/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *