Tật khúc xạ có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả
Tật khúc xạ không chỉ gây suy giảm thị lực mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu tiến triển nặng. Vậy tật khúc xạ có chữa được không ?
Nội dung
1.Tìm hiểu chung về tật khúc xạ
Tật khúc xạ là bệnh lý về mắt phổ biến ở nước ta và đang có chiều hướng tăng cao. Theo số liệu thống kê mới nhất, có 14-36 triệu người ở nước ta mắc tật khúc xạ, trong đó phần lớn là trẻ em từ 6-15 tuổi.
Tật khúc xạ là từ ngữ chuyên ngành nhãn khoa dùng để chỉ các rối loạn về mắt thường gặp như: cận thị, loạn thị, viễn thị hay lão thị. Một người được coi là mắc tật khúc xạ khi các hình ảnh đi vào mắt không hội tụ đúng trên võng mạc khiến hình ảnh truyền về não mờ nhòe, không sắc nét.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở mắt nhưng nhìn chung thì có hai nhóm nguyên nhân chính là: bẩm sinh, di truyền và do thói quen sinh hoạt còn thiếu hợp lý. Theo nghiên cứu, số lượng người mắc tật khúc xạ bẩm sinh di truyền chiếm đến 60%.
Về cơ bản, ở mức độ nhẹ, tật khúc xạ chỉ làm hạn chế tầm nhìn chứ không đe dọa quá nhiều đến sức khỏe thị lực. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng, tật khúc xạ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt như: nhược thị, lác mắt, bong rách võng mạc,…thậm chí là mù lòa.
2. Tật khúc xạ có chữa được không? Cách điều trị tật khúc xạ
Tật khúc xạ không thể điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện nay, tật khúc xạ có thể chữa được bằng hai phương pháp phổ biến: sử dụng kính và tiến hành phẫu thuật. Nếu tật khúc xạ được phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp thì cơ hội lấy lại thị lực sẽ càng rộng mở.
Xem thêm: Cách phòng chống tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường hiệu quả
2.1. Sử dụng kính
- Đeo kính gọng:
Đây được xem là phương pháp vừa an toàn, hiệu quả lại phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp người mắc tật khúc xạ có thể cải thiện tầm nhìn với mức chi phí hợp lý.
Bệnh nhân cần đến các đơn vị chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám, xác định chính xác tình trạng tật khúc xạ và cắt kính đúng số.
- Đeo kính tiếp xúc cứng Ortho-K:
Loại kính này được sử dụng để điều chỉnh tạm thời hình dạng của giác mạc vào ban đêm trong khi ngủ (từ 6 đến 8 tiếng). Sau khi tháo kính, mắt sẽ có thể rõ mọi thứ mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng và tình trạng này có thể duy trì trong suốt cả một ngày.
Kính Ortho-K được thiết kế đặc biệt giúp người sử dụng không cảm thấy bị cộm, vướng, tạo sự thoải mái trong suốt quá trình ngủ. Kính được các chuyên gia khuyến khích để kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ bởi độ hiệu quả cũng như giúp trẻ tự tin vận động và học tập.
2.2. Thực hiện phẫu thuật
So với việc sử dụng kính, phẫu thuật điều trị tật khúc xạ được xem là phương pháp tiên tiến và triệt để hơn cả. Nhiều người lo lắng về các rủi ro không mong muốn khi tiến hành phẫu thuật nhưng với nền y học phát triển như hiện nay, tỉ lệ xảy ra biến chứng này là vô cùng thấp.
Các phương pháp phẫu thuật đều được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nên có độ chính xác và an toàn cực kỳ cao. Ba phương pháp phẫu thuật hiện đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:
- Femtosecond Lasik: Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng dao, mà sử dụng tia laser femtosecond cắt và tạo vạt giác mạc và tia laser excimer chiếu lên nhu mô giác mạc để điều trị tật khúc xạ.
- ReLEx SMILE: Đây là phương pháp phẫu thuật laser tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, sử dụng tia laser femtosecond để tạo hai mặt phân cách dưới bề mặt giác mạc và thông qua vết mổ siêu nhỏ để loại bỏ phần nhu mô cần thiết, định hình lại giác mạc.
- Phakic ICL: Phương pháp này sử dụng thấu kính có độ an toàn và tương thích cao. Loại kính này được thiết kế riêng theo thông số mắt của từng người, đặt trực tiếp vào sau mống mắt và trước thủy tinh thể. Đây được xem là “vị cứu tinh” của những người có giác mạc mỏng hay mắc tật khúc xạ cực nặng.
Xem thêm: Chăm sóc mắt sau phẫu thuật tật khúc xạ đúng cách
3. Chăm sóc mắt bị tật khúc xạ đúng cách
Khi mắc các tật khúc xạ, người bệnh cần có chế độ chăm sóc mắt đúng cách để hạn chế sự tiến triển của tật khúc xạ:
- Thăm khám mắt định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt cũng như có kế hoạch điều trị phù hợp.
- Học tập và làm việc ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời và tập các bài tập giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe cho mắt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A: cà rốt, ớt chuông, các loại rau màu xanh lá đậm,…
Xem thêm: Khám tật khúc xạ ở đâu? Địa chỉ khám tật khúc xạ uy tín.
Hy vọng , bài viết trên đã giúp bạn giải đáp đù đủ những thắc mắc xoay quanh chủ đề tật khúc xạ có chữa được không. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích cũng như ghé thăm website Bệnh viện mắt Thiên Thanh thường xuyên để bỏ túi thêm các thông tin nhãn khoa mới nhất.
Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tật khúc xạ, vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 hoặc fanpage Bệnh viện mắt Thiên Thanh.