Cách phòng chống tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường hiệu quả

Biết cách phòng chống tật khúc xạ, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt, đảm bảo thị lực sáng rõ.

Theo thống kê mới nhất, cả nước có 5 triệu trẻ em mắc các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ ở mắt. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi và thường tập trung ở các thành phố lớn. Bởi vậy, việc phòng chống tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường đang là vấn đề được nhiều các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm.

1. Giới thiệu về tật khúc xạ

1.1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là bệnh lý liên quan đến mắt hay gặp nhất ở lứa tuổi học đường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực trên toàn thế giới. Khi hình ảnh đi qua nhãn cầu không hội tụ đúng trên võng mạc và thường đi kèm tình trạng mờ nhòe, không sắc nét,… được gọi là tật khúc xạ.

Các chuyên khoa nhãn khoa cho biết, tật khúc xạ không chỉ đơn giản gây suy giảm thị lực của trẻ mà còn khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức ở trường. Bên cạnh đó, với các trường hợp trẻ bị tật khúc xạ nặng, nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt sẽ cao hơn so với những người bình thường.

1.2. Các dạng tật khúc xạ thường gặp

Ở độ tuổi học đường, trẻ thường mắc một trong ba loại tật khúc xạ: cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Trẻ cũng có thể mắc kết hợp hai trong ba loại, chẳng hạn như: cận-viễn, cận-loạn,… Theo thống kê, trẻ mắc cận thị học đường chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 30-40%.

  • Cận thị: Trẻ có thể nhìn các vật thể ở gần rõ nhưng các vật ở khoảng cách xa lại mờ nhòe.
  • Viễn thị: Ngược lại với trẻ cận thị, khi bị viễn thị, trẻ sẽ thấy rõ các vật ở xa nhưng nhìn mờ với các vật ở gần.
  • Loạn thị: Trẻ mắc loạn thị dù nhìn xa hay gần thì các hình ảnh đều mờ nhòe và không sắt nét.

các dạng tật khúc xạ thường gặp

2. Nguyên nhân nào gây ra tật khúc xạ ?

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tật khúc xạ: bẩm sinh và mắc phải.

  • Nguyên nhân bẩm sinh: Thường là do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc tật khúc xạ thì khả năng con của họ mắc tật khúc xạ sẽ cao hơn.
  • Nguyên nhân mắc phải: Thường do quá trình học tập, sinh hoạt và thói quen thường ngày không hợp lý ( ngồi học không đúng tư thế, điều kiện học tập và làm việc không đủ ánh sáng, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, mắt không có thời gian nghỉ ngơi,…)

3. Tại sao cần phòng tránh tật khúc xạ?

Phòng tránh tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường sẽ giúp trẻ thoải mái vui chơi, học tập. Ngoài ra, còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt do biến chứng tật khúc xạ gây ra.

Tật khúc xạ ở mức độ nhẹ chỉ khiến tầm nhìn bị hạn chế. Bệnh sẽ được cải thiện sau khi đeo kính mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe thị lực. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng, tật khúc xạ sẽ gây ra những biến chứng, bệnh lý nguy hiểm như:

  • Nhược thị:

Thường xuất hiện ở người bị cận, loạn hay viễn thị nặng. Khi bị nhược thị, não bị mất một phần hay hoàn toàn tín hiệu từ mắt truyền đến. Do vậy mà người bệnh không thể nhìn rõ được nữa.

  • Lác mắt (mắt lé):

Thường xảy ra với người bị cận và viễn thị nặng, gây giảm thị lực và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trường hợp nặng sẽ cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

  • Bong võng mạc và xuất huyết dịch kính:

Biến chứng nguy hiểm này thường xuất hiện ở người bị cận thị nặng, khả năng phục hồi thị lực rất thấp và có thể dẫn tới mù lòa.

Xem thêm: Tật khúc xạ có chữa được không? 

lác mắt

4. Cách phòng chống tật khúc xạ hiệu quả

Có nhiều cách phòng chống tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:

4.1 Về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ chất là cách phòng chống tật khúc xạ hiệu quả. Cha mẹ có thể tăng cường bổ sung thực phẩm có chứa một số nhóm chất như vitamin C, vitamin A, vitamin E, omega-3,…cho trẻ để con có một đôi mắt sáng khỏe.

Theo các chuyên gia, các thực phẩm có màu sắc sặc sỡ như: ớt chuông, đu đủ, cà rốt, dâu tây,… rất dồi dào nguồn vitamin C. Đây là loại vitamin rất tốt cho các mạch máu ở vùng mắt. Trong khi đó, các loại rau màu xanh lá đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh,… chứa nhiều vitamin A và E. Hai loại vitamin này tốt cho mắt trong quá trình cải thiện, phục hồi và nâng cao thị lực.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ. Các gốc tự do trong các món ăn này sẽ tăng nhanh trong cơ thể gây tình trạng rối loạn mắt. Đặc biệt, chúng làm tăng tốc quá trình lão hóa mắt, suy giảm thị lực.

bổ sung đa dạng thực phẩm tốt cho mắt

4.2 Về thói quen sinh hoạt và học tập

Việc xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng là cách phòng chống tật khúc xạ hiệu quả. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại, xem tivi liên tục, quá 2 giờ mỗi ngày. Nguồn ánh sáng xanh ở các thiết bị này sẽ khiến mắt bị tổn thương. Đồng thời, ánh sáng xanh sẽ đẩy nhanh quá trình suy yếu mắt từ bên trong.

Cha mẹ cần để ý và điều chỉnh tư thế ngồi của con cho chuẩn, đúng cách. Bố trí môi trường học tập đủ ánh sáng cũng là cách đơn giản để phòng chống tật khúc xạ. Cha mẹ hãy dành thời gian hướng dẫn hay cùng con tập các bài tập thể dục, massage cho mắt. Các bài tập rất dễ thực hiện nhưng lại góp phần nâng cao sức khỏe cho đôi mắt.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ thăm khám mắt định kỳ 6 tháng một lần. Việc này giúp cha mẹ nắm bắt tình trạng thị lực của trẻ. Từ đó, có các phương thức phòng chống hiệu quả hơn hoặc kịp thời phát hiện và có kế hoạch điều trị phù hợp nếu chẳng may phát hiện trẻ mắc tật khúc xạ.

Xem thêm:

khám mắt định kỳ cho trẻ

Mong rằng với những chia sẻ của Bệnh viện mắt Thiên Thanh, các bậc cha mẹ đã bỏ túi thêm cho mình những kiến thức hữu ích, cùng con phòng chống tật khúc xạ để có một đôi mắt khỏe mạnh.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách phòng chống tật khúc xạ hay đặt lịch thăm khám mắt định kỳ, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 hoặc Fanpage Bệnh viện mắt Thiên Thanh.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *