Viêm giác mạc có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh.

Viêm giác mạc có lây không là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân khi tới gặp bác sĩ.

Ngày nay, bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng, trong đó có viêm giác mạc…Vậy viêm giác mạc có lây không? Cùng Bệnh Viện mắt Thiên Thanh giải đáp ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen), là một màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Lớp biểu mô là lớp nhẹ nhất ở phía trên như lớp da, nếu viêm thì sẽ mọc lại ở phía trên, càng mỏng càng không để lại sẹo.
Vậy nên khi giác mạc viêm càng vào lớp sâu thì càng nguy hiểm và có thể dẫn đến mất thị lực.
viêm giác mạc có lây không

2. Nguyên nhân gây viêm giác mạc

Một số nguyên nhân tiêu biểu gây viêm giác mạc ở dưới đây:
– Do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây nên, trong số đó sự xâm nhập của virus gây nên viêm giác mạc là phổ biến nhất. Các loại virus gây nên viêm giác mạc theo thống kê thường gặp là: Adenovirus, Herpes simplex type 1 và Varicella zoster. Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỉ lệ ít hơn và nguyên nhân do nấm hoặc ký sinh trùng đều rất hiếm gặp.
– Chấn thương lên giác mạc hoặc những dị vật, bụi bay găm vào giác mạc gây viêm.
– Người đeo kính áp tròng không đúng có nguy cơ viêm giác mạc nếu không tuân thủ đúng quy trình.
– Môi trường ô nhiễm có khói, bụi, tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
– Ngoài ra khi bị thiếu hụt vitamin A, đặc biệt ở trẻ em có thể gây viêm và nặng hơn nữa là viêm loét giác mạc.
sử dụng kính áp tròng có thể gây viêm giác mạc

3. Viêm giác mạc có lây không?

Bệnh viêm giác mạc có khả năng lây nhiễm, đặc biệt hơn nếu nguyên nhân bắt nguồn từ vi sinh vật. Người bị bệnh có thể truyền bệnh khi dụi mắt và sau đó tiếp xúc với đồ vật hoặc người xung quanh, làm lan truyền mầm bệnh. Hơn nữa, cũng có thể lây nhiễm viêm giác mạc khi bệnh nhân rửa mặt hoặc lau mặt và sau đó người khác sử dụng chung lại các vật dụng mà bệnh nhân đã tiếp xúc như khăn mặt, khăn tắm. Việc giữ vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với các vật dụng đã từng tiếp xúc với người bệnh rất là quan trọng để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh.
Tuy nhiên viêm giác mạc có nhiều dạng khác nhau, kèm theo đó là những con đường lây lan cũng sẽ khác nhau.

4. Triệu chứng bệnh viêm giác mạc

Viêm giác mạc thường sẽ thấy các triệu chứng cơ bản như sau:
– Mắt bị đỏ, đau nhức mắt hoặc bị kích ứng khó chịu.
– Mắt nhìn mờ, thị lực giảm.
– Chảy nước mắt nhiều.
– Nhạy cảm khi gặp ánh sáng, chói.
– Mắt có nhiều ghèn hơn, màu vàng hoặc trắng vàng.
– Mắt bị vướng như có dị vật trong mắt.

5. Cách phòng tránh viêm giác mạc

Để giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan viêm giác mạc, lời khuyên của các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh có một số biện pháp phòng ngừa mà chúng ta có thể thực hiện.

5. 1 Đối với những người đang bị bệnh

– Sử dụng riêng tất cả vật dụng cá nhân trong gia đình hoặc tại nơi làm việc như khăn mặt, khăn tắm, khăn lau tay.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, hạn chế dụi mắt, đặc biệt không nên đụng chạm nhiều vào mắt, duy trì rửa tay thường xuyên.
– Cần sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, tránh khói, bụi.
– Nên ngừng đeo kính áp tròng, bạn cần làm theo hướng dẫn chăm sóc mắt của bác sĩ, chỉ đeo lại kính áp tròng khi có chỉ định của bác sĩ.
– Nghỉ ngơi và tuân thủ lượng thuốc.
– Đối với một số loại viêm giác mạc gây ra di virus như virus Herpes, có thể tránh tái phát bằng cách rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi đụng chạm tay vào vùng xung quanh mắt hoặc mắt. Hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
không dụi mắt

5.2 Đối với những người chưa bị bệnh

– Giữ vệ sinh tay, hạn chế đụng chạm, dụi mắt.
– Bảo vệ cho đôi mắt ở môi trường nhiều khói, bụi.
– Có thể duy trì vệ sinh cho đôi mắt bằng cách nhỏ nước muối 2 lần/ ngày.
– Cung cấp đầy đủ vitamin A cho cơ thể bằng cách ăn hoa quả.
– Khi sử dụng kính áp tròng cần vệ sinh sạch sẽ, nên sử dụng nước chuyên dụng để vệ sinh, không đeo khi đi ngủ và thay kính định kỳ theo hướng dẫn sử dụng.
Hy vọng dựa vào bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về vấn đề viêm giác mạc có lây không, nguyên nhân, cách phòng tránh. Đây là căn bệnh gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và dễ lây nhiễm. Vậy nên mỗi người cần chủ động phòng tránh, thăm khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *