U mí mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

U mí mắt có rất nhiều loại nên khi phát hiện khối u, người bệnh cần thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh lý u mí mắt không quá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu ngay về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là u mí mắt?

U mí mắt là các khối u hoặc cục u phát triển trên mí mắt, có thể xuất hiện ở mí trên, mí dưới, hoặc cả hai. U có thể lành tính hoặc ác tính, tùy thuộc vào tính chất và nguồn gốc của chúng. Các khối u có kích thước nhỏ, từ vài milimet cho đến đến vài centimet. U ở mí mắt có thể mềm hoặc cứng và thường có màu trắng hoặc vàng, nhưng đôi khi cũng có màu đỏ hoặc nâu.
Mặc dù nhiều loại u không gây nguy hiểm nhưng một số loại u có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
u mí mắt

2. Các loại u thường gặp trên vùng mí mắt

 U trên mí mắt thường được chia thành 2 loại chính: u lành tính và u ác tính. Để các thể xác định khối u là lành tính hay ác tính, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.1 U lành tính

U lành tính thường không gây ra nguy hiểm và không lan rộng sang các bộ phận khác của mắt. Một số loại u lành tính phổ biến bao gồm:
  • U nang: Các túi chứa dịch hoặc mỡ tích tụ dưới da mí mắt, thường không đau và có thể di chuyển khi chạm vào.
  • U mỡ (lipoma): Khối u mỡ mềm phát triển dưới da, thường không gây đau đớn. U dễ di chuyển dưới da và thường phát triển ở mí mắt trên.
  • U nhú (papilloma): Các khối u nhỏ trên bề mặt da, thường có màu da hoặc màu trắng, không gây đau nhưng có thể gây khó chịu nếu phát triển lớn.

2.2 U ác tính

U ác tính có thể lan rộng và xâm lấn các mô xung quanh, đòi hỏi phải điều trị kịp thời. Một số loại u ác tính phổ biến bao gồm:
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: Đây là loại ung thư da phổ biến nhất trên mí mắt,. U này thường là những nốt nhỏ sần có màu hồng hoặc đỏ và có thể loét hoặc chảy máu. Bệnh thường phát triển chậm, rất hiếm khi lan rộng nhưng cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa các tổn thương.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Dạng u này ít phổ biến hơn nhưng nguy hiểm hơn, có thể lan rộng và gây hại cho các mô xung quanh. Biểu hiện của loại u này thường là các nốt sần cứng, có thể bị lở loét hoặc chảy máu.
  • U ác tính khác: Các loại u ác tính như u hắc tố thường rất hiếm gặp nhưng có mức nguy hiểm cao. Bệnh thường có triệu chứng là các nốt sần màu nâu đen, không đều nhau và phát triển rất nhanh chóng.

u ác tính

3. Nguyên nhân gây u ở mí mắt

U phát triển ở mí mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

3.1 Nhiễm virus, vi khuẩn

Virus herpes simplex và vi khuẩn chlamydia trachomatis là những tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm mí mắt, có thể dẫn đến hình thành bệnh:
  • Virus Herpes simplex thường gây ra bệnh Herpes simplex, có thể dẫn đến viêm giác mạc, viêm kết mạc và hình thành u mí mắt.
  • Vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường gây ra bệnh Chlamydia trachomatis. Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc và hình thành u.

3.2 Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là corticosteroid, có thể gây ra tác dụng phụ là làm phát triển u ở vùng mí mắt. Corticosteroid là một loại thuốc chống viêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và viêm da. Khi sử dụng corticosteroid, đặc biệt là dạng bôi hoặc dạng tiêm, có thể dẫn đến tăng áp lực nội nhãn, tích tụ dịch trong mí và hình thành u trên mí mắt.

3.3 Dị ứng

Dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm,… có thể khiến mí mắt bị kích ứng và hình thành các cục u trên mí mắt. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra histamin, một chất dẫn đến các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng và viêm. Viêm mí mắt do dị ứng có thể dẫn đến tắc nghẽn các tuyến tiết dầu hoặc tuyến lệ, tạo điều kiện cho hình thành bệnh.

3.4 Chấn thương

Chấn thương do va đập, tai nạn,… có thể làm tổn thương mí mắt và dẫn đến các khối u trên mí mắt. Khi bị chấn thương, các mô mí mắt có thể bị tổn thương, dẫn đến chảy máu, sưng nề. Chấn thương nặng có thể làm tắc nghẽn các tuyến tiết dầu hoặc tuyến lệ, tạo điều kiện cho việc hình thành u mí mắt.

3.5 Yếu tố di truyền

Một số người có nguy cơ mắc u mí mắt cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh. Bởi yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các tuyến tiết dầu và tuyến lệ, khiến bạn dễ bị tắc nghẽn và hình thành u mí mắt hơn.
triệu chứng u ở mí mắt

4. Các biểu hiện của u trên mí mắt

Tùy từng dạng u mà các mỗi loại sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu phổ biến như:
  • Mí mắt có dấu hiệu sưng đỏ, cộm mắt.
  • Xuất hiện các nốt hoặc khối u bất thường trên vùng mí mắt.
  • Các khối u cảm thấy đau, khó chịu, thậm chí là lở loét hay chảy máu.
  • Các khối u, nốt sần lớn gây cản trở tầm nhìn, nhìn mờ.

5. Điều trị bệnh như thế nào?

Các bác sĩ tại Bệnh viện mắt Thiên Thanh cho biết, việc điều trị bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: loại u, kích thước, vị trí và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến thẩm mỹ hay chức năng của mắt. Một số phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến như:
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Laser: Sử dụng tia laser để điều trị thường áp dụng với các loại u lành tính và có kích thước nhỏ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Thường được bác sĩ chỉ định với các u lành tính có kích thước lớn hoặc u ác tính để ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp thêm xạ trị, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính nếu cần thiết.
Tóm lại u mí mắt có 2 loại chính là u ác tính và u lành tính. Tùy theo từng loại mà các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng mí mắt, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *