Triệu chứng tăng nhãn áp. Dấu hiệu và cách nhận biết.
Triệu chứng tăng nhãn áp thường khác nhau, tùy thuộc theo mỗi loại tăng nhãn áp, đôi khi không có dấu hiệu rõ ràng.
Bệnh liên quan tới nhãn quan nghiêm trọng nhất là một trong những bệnh tăng nhãn áp. Các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây ra triệu chứng và không gây đau cho đến khi mất thị lực đáng kể. Cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh trả lời những triệu chứng tăng nhãn áp qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực nội nhãn tăng cao hơn mức bình thường (do thủy dịch trong mắt không thoát ra ngoài được hoặc sản xuất quá nhiều) có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Nếu không được kiểm soát hoặc không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh tăng nhãn áp có thể gây tình trạng giảm thị thực nhanh chóng và có thể mất thị lực.
2. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tăng nhãn áp
Triệu chứng tăng nhãn áp thường rất khó phát hiện vì chúng không rõ ràng. Dấu hiệu bệnh còn tùy thuộc vào một số loại tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải. Trong đó 4 dạng phổ biến nhất: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn bẩm sinh, tăng nhãn áp cấp tính.
2.1. Tăng nhãn áp góc mở
Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng tăng nhãn áp góc mở, chúng thường xảy ra khi thủy dịch tràn từ vùng bè với tốc độ chậm hơn bình thường. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể chưa nhận thấy bất kỳ triệu chứng tăng nhãn áp nào cho tới lúc thị lực đã giảm sút đáng kể. Khi bệnh đang trong tiến triển người bệnh có thể sẽ chỉ nhìn thấy phần trung tâm giống như nhìn hình ảnh qua một đường hầm tối.
2.2. Tăng nhãn áp góc đóng
Tăng nhãn áp góc đóng là một dạng thường gặp ở người châu á hơn góc mở, chúng ta không thể bỏ qua những triệu chứng thường gặp của dạng tăng nhãn áp góc đóng. Bệnh chủ yếu là cấp tính gây ra đau mắt dữ đội đi kèm:
- Mờ mắt, mắt đỏ.
- Đau nhức mắt nghiêm trọng.
- Đau nhức đầu và buồn nôn.
- Tầm nhìn mờ hoặc sương mù.
Nhìn chung người bệnh dễ phát hiện các triệu chứng của tăng nhãn áp góc đóng trong giai đoạn đầu tiên, dạng bệnh này đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhắm ngăn ngừa mất thị lực.
2.3. Tăng nhãn áp bẩm sinh
Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh lại không phải là một dạng hiếm gặp, nếu không may mắc bệnh, em bé sẽ khá nhạy cảm khi gặp ánh sáng chiếu vào mắt. Giác mạc của trẻ mắc bệnh thường to hơn bình thường, giai đoạn sớm sẽ trong thường sẽ chuyển sang màu đục, đây là dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết tình trạng của trẻ. Ngoài ra bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt và chảy nước mắt liên tục.
2.4. Tăng nhãn áp do nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng tăng nhãn áp có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
– Chấn thương vùng mắt.
– Viêm màng bồ đào.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh tăng nhãn áp
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những người trên 60 tuổi, điều này một phần là do quy trình lão hóa tự nhiên.
- Di truyền, bẩm sinh: Người thân trong gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp, di truyền cũng tăng lên đáng kể. Nếu có tiền sử gia đình, việc thăm khám mắt định kỳ là rất cần thiết.
- Các yếu tố Y Tế khác: Có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mắc các vấn đề về mạch máu,…
4. Điều trị tăng nhãn áp
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp hiệu quả để kiểm soát tăng nhãn áp:
- Thuốc nhỏ mắt: làm giảm áp lực trong mắt, kiểm soát bớt tình trạng tăng nhãn áp. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Phẫu thuật Laser hoặc truyền thống: đối với những trường hợp nặng, phẫu thuật có thể là một sự lựa chọn. Nên đi khám và tham khảo bác sĩ chuyên khoa mắt.
- Theo dõi định kỳ: Theo dõi định kỳ theo bác sĩ chuyên khoa mắt là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Điều này giúp theo dõi tiến triển của bệnh và điều trị hợp lý.
Như vậy triệu chứng tăng nhãn áp có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đôi mắt, vì vậy mọi người không nên chủ quan. Nhớ rằng, việc chăm sóc đôi mắt là việc phòng ngừa và bảo vệ thị lực cho tương lai.
×