Tật khúc xạ bẩm sinh: Triệu chứng và cách điều trị
Tật khúc xạ bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến thị lực của trẻ.
Cụm từ tật khúc xạ tuy không còn xa lại gì với nhiều người nhưng khi nhắc đến tật khúc xạ bẩm sinh thì hẳn nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu hết về nó. Cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Nội dung
1. Tật khúc xạ bẩm sinh là gì?
Ở người không mắc tật khúc xạ, ánh sáng sẽ đi vào mắt sẽ được hội tụ đúng trên võng mạc mắt giúp hình ảnh nhìn thấy được rõ ràng, sắc nét. Tuy nhiên, ở mắt bị tật khúc xạ, ánh sáng sẽ hội tụ ở phía trước hoặc phía sau giác mạc khiến cho hình ảnh mà não nhận được mờ nhòe. Khi trẻ vừa sinh ra và bị mắt tật khúc xạ thì được gọi là tật khúc xạ bẩm sinh.
Khác với các loại tật khúc xạ khác, tình trạng này thường khiến trẻ tăng độ nhanh và cận rất nặng. Bệnh cũng khó phát hiện do trẻ còn quá nhỏ để có thể nhận biết và nói lại với cha mẹ.
Khi không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhược thị, lác mắt, bong võng mạc mắt, thâm chí là mù lòa.
2. Triệu chứng của tật khúc xạ bẩm sinh
Triệu chứng của tật khúc xạ bẩm sinh không có sự khác biệt so với các loại tật khúc xạ khác. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng này ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau:
- Trẻ thường xem tivi ở khoảng cách gần.
- Trong quá trình đọc viết, trẻ thường có xu hướng cúi sát để nhìn rõ.
- Khi ngồi học trên lớp, trẻ thường nheo mắt để nhìn rõ bảng.
- Trẻ hay dụi mắt khi đọc sách hoặc quan sát vật gì đó.
- Trẻ hay kêu nhức đầu, nhức mắt, chảy nước mắt sống.
3. Phân loại tật khúc xạ bẩm sinh
3.1 Cận thị bẩm sinh
Cận thị là một trong những dạng tật khúc xạ phổ biến nhất. Ở người cận thị, trục nhãn cầu ở mắt thường dài hơn bình thường. Lúc này, hình ảnh qua mắt sẽ hội tụ phía trước võng mạc, khiến mắt nhìn gần rõ nhưng khó khăn khi nhìn xa.
Tỉ lệ trẻ mắc cận thị do di truyền lên đến 30% khi cả cha và mẹ đều bị cận thị. Ngay cả khi cha mẹ không mắc bệnh thì trẻ sinh ra bị cận thị cũng chiếm từ 6% – 15%.
3.2 Viễn thị bẩm sinh
Ngược lại với cận thị, viễn thị là tình trạng hình ảnh qua mắt hội tụ phía sau võng mạc mắt. Điều này khiến người bệnh có khả năng nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém. Trục nhãn cầu ở người viễn thị thường ngắn hơn so với bình thường. Hầu hết mọi trẻ em khi mới sinh ra đều gặp tình trạng viễn thị sinh lý nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện dần khi trẻ lớn lên.
3.3 Loạn thị bẩm sinh
Ở mắt loạn thị, hình ảnh qua mắt sẽ hội tụ tại nhiều điểm cả phía trước và phía sau võng mạc. Vậy nên người bệnh thường không nhìn rõ vật dù là khoảng cách xa hay gần. Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.
3.4 Lệch khúc xạ
Lệch khúc xạ mắt được hiểu đơn giản là tình trạng chênh lệch khúc xạ giữa hai bên mắt. Chẳng hạn như một bên mắt bị cận thị, mắt còn lại bị viễn thị hoặc hai mắt cùng cận(viễn) nhưng ở mức độ khác nhau. Tình trạng này thường gây ra nhược thị ở mắt do có tật khúc xạ lớn thường phát triển bất thường.
4. Phương pháp điều trị
Hiện nay, trong ngành nhãn khoa có nhiều phương pháp giúp điều trị tật khúc xạ bẩm sinh một cách hiệu quả, an toàn.
4.1 Sử dụng kính
Phương pháp điều trị bằng kính là một lựa chọn phổ biến được nhiều người ưa chuộng để điều trị các tật khúc xạ bẩm sinh. Có 3 loại kính được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
- Kính gọng: Kính gọng thường phù hợp với các trường hợp nhẹ. Người cận nặng khi mang kính gọng sẽ rất nặng do tròng kính khá dày. Không những vậy, kính gọng có một số nhược điểm như: hấp hơi nước, vướng víu khi chơi thể thao,…
- Kính áp tròng mềm: So với kính gọng, kính áp tròng mềm mang tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng loại kính này cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn để tránh gây viêm nhiễm mắt.
- Kính áp tròng cứng Ortho K: Đây là một loại kính có thiết kế đặc biệt được sử dụng vào ban đêm. Người bệnh cần đeo kính trong khi ngủ đủ từ 6-8 tiếng. Sau khi tháo kính, bệnh nhân có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần thêm sự hỗ trợ. Kính Ortho – K được các bác sĩ đánh giá cao trong việc kiểm soát cận thị ở trẻ em. Tuy nhiên, kính chỉ có tác dụng điều chỉnh giác mạc tạm thời. Người bệnh cần duy trì việc đeo kính đều đặn để giữ được tầm nhìn tốt.
4.2 Phẫu thuật
Hiện nay, phẫu thuật được xem là phương pháp giúp điều trị tật khúc xạ một cách hiệu quả, nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Đồng thời người bệnh cũng cần khám chuyên sâu, đáp ứng các tiêu chí phẫu thuật thì mới có thể mổ cận.
Hai phương pháp xóa cận được sử dụng nhiều nhất hiện nay, bao gồm:
- Phẫu thuật lasik: Sử dụng tia laser để điều chỉnh lại độ cong giác mạc. Từ đó, giúp người bệnh tìm lại thị lực sắc nét. ReLEx SMILE và Femtosecond Lasik là hai công nghệ hiện đại đang được áp dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Đặt thấu kính nội nhãn: Bác sĩ sẽ đặt một thấu kính nội nhãn được thiết kế riêng theo thông số mắt của bệnh nhân vào trong mắt. Thấu kính này trong suốt, có độ tương thích cao với cơ thể người và có thể tháo ra khi có chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về tật khúc xạ bẩm sinh. Nếu có bất cứ thắc mắc, băn khoăn gì, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Mắt Thiên Thanh qua hotline 038 8967 699 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!