Sụp mí mắt có tự khỏi không? Điều trị sụp mí như thế nào?

Sụp mí mắt có tự khỏi không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mí ở mắt.

Sụp mí mắt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Sụp mí không chỉ cản trở đến tầm nhìn mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Vậy sụp mí mắt có tự khỏi không? Tìm hiểu ngay câu trả lời qua bài viết dưới đây của Bệnh viện Mắt Thiên Thanh nhé!

1. Tìm hiểu về sụp mí mắt

1.1 Sụp mí mắt là gì?

Sụp mí mắt là tình trạng mí mí mắt trên bị sụp xuống thấp hơn vị trí bình thường, che khuất một phần hoặc toàn bộ nhãn cầu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả một hoặc hai bên mắt, gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ và thị lực.
sụp mí mắt có tự khỏi không

1.2 Nguyên nhân gây sụp mí

Mắt bị sụp mí do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính như:
  • Bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có sụp mí do không phát triển đầy đủ các cơ nâng mí mắt. Đây là một tình trạng di truyền và thường được phát hiện ngay từ khi sinh hoặc trong những năm đầu đời.
  • Lão hóa: Theo thời gian, cơ và dây thần kinh điều khiển mí mắt trở nên yếu hơn, dẫn đến mí mắt bị sụp xuống. Da mí mắt cũng trở nên chùng nhão và chảy xệ, góp phần vào tình trạng sụp mí.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng mắt có thể làm hỏng cơ hoặc dây thần kinh điều khiển mí mắt, dẫn đến sụp mí.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng sụp mí mắt như: Bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh số III, hội chứng myasthenia gravis (bệnh cơ ăn mòn), bệnh Graves, u não,…
  • Nguyên nhân khác: người mắc viêm kết mạc, viêm bờ mi,… có thể bị sụp mí tạm thời.

1.3 Các mức độ sụp mí mắt

Tình trạng sụp mí mắt được phân chia thành các mức độ như sau:
Sụp mí nhẹ 
  • Mí mắt sa xuống che lấp ít hơn 1/3 của đồng tử.
  • Thường không ảnh hưởng đáng kể đến tầm nhìn.
  • Có thể không cần can thiệp nếu không gây ra vấn đề về thị lực hoặc thẩm mỹ.
Sụp mí trung bình
  • Mí mắt che phủ từ 1/3 đến 2/3 của đồng tử.
  • Có thể bắt đầu ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt khi nhìn lên hoặc khi cố gắng có tầm nhìn rộng.
  • Người bệnh thường cần phải nhướm mi, nâng đầu lên để nhìn rõ hơn, và đôi khi cần can thiệp y tế để cải thiện chức năng thị lực.
Sụp mí nặng
  • Mí mắt sa xuống che phủ hơn 2/3 của đồng tử hoặc thậm chí che kín toàn bộ đồng tử.
  • Thường ảnh hưởng đáng kể đến tầm nhìn, có thể gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
  • Can thiệp phẫu thuật thường được khuyến nghị để phục hồi thị lực và cải thiện chất lượng cuộc sống (tùy trường hợp).

1.4 Nhận biết sụp mí mắt như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết sụp mí mắt rõ ràng nhất là mí mắt trên và da mí bị sa xuống, che khuất một phần hoặc toàn bộ đồng tử. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, với mức độ sụp mí khác nhau.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của sụp mí mắt bao gồm:
  • Khó mở mắt: Do mí mắt bị sụp xuống, bạn có thể gặp khó khăn khi mở mắt hoàn toàn.
  • Mỏi mắt: Việc phải cố gắng mở mắt thường xuyên có thể khiến mắt bạn bị mỏi và căng thẳng.
  • Nhức đầu: Sụp mí mắt có thể gây ra nhức đầu do cơ mi phải hoạt động nhiều hơn để mở mắt.
  • Cổ bị cong: Một số người bị sụp mí mắt có thể có xu hướng ngẩng cao đầu hoặc nhăn trán để nhìn rõ hơn, dẫn đến việc cổ bị cong.
  • Tầm nhìn bị hạn chế: Trong trường hợp sụp mí nặng, mí mắt có thể che khuất hoàn toàn đồng tử, ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
mắt bị sụp mí

2. Sụp mí mắt có tự khỏi không?

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, sụp mí mắt có thể tự khỏi hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây sụp mí. Trong trường hợp sụp mí do chấn thương hoặc viêm, tình trạng sụp mí có thể cải thiện khi vết thương lành hoặc viêm giảm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp do yếu tố bẩm sinh hoặc lão hóa, sụp mí thường không tự khỏi mà cần đến sự can thiệp y tế để cải thiện.

3. Điều trị sụp mí như thế nào?

Trong trường hợp sụp mí mắt do bẩm sinh, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh lại vị trí cơ. Từ đó, mí mắt được nâng lên, trở về vị trí bình thường. Phẫu thuật sụp mí có nhiều kỹ thuật khác nhau và được áp dụng tùy theo mức độ sụp. Nếu sụp mí mắt do lão hóa, cắt mí hoặc nâng mí sẽ là hai phương pháp thường được sử dụng. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý khác thì người bệnh sẽ điều trị các bệnh lý ổn định rồi mới tính đến việc phẫu thuật sụp mí hay không.
Nhìn chung, việc điều trị sụp mí mắt được các bác sĩ áp dụng linh hoạt các phương pháp dựa trên nguyên nhân gây sụp mí mắt cũng như mức độ sụp mí. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắt bị sụp mí, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
phẫu thuật điều trị sụp mí mắt
Tóm lại, sụp mí mắt có tự khỏi không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây sụp mí. Dựa trên nguyên nhân và các yếu khác, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu cho từng trường hợp. Việc thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín là bước quan trọng giúp quá trình điều sụp mí đạt hiệu quả tốt nhất. Đừng quên chia sẻ bài viết tới người thân và bạn bè nếu thấy những thông tin mà Bệnh viện Mắt Thiên Thanh vừa chia sẻ hữu ích nhé!
Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *