Song thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Song thị là gì mà không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới tầm nhìn của người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về mắt.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mới cả thể điều trị hiệu quả. Tìm hiểu ngay về song thị là gì thông qua bài viết dưới đây.

1. Song thị là gì?

Song thị còn hay được gọi là nhìn đôi. Mắt song thị khi nhìn cùng 1 vật sẽ thấy xuất hiện hai hình ảnh. Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Theo các nhà nghiên cứu, song thị chính là hệ quả của việc các cơ vận nhãn và dây thần kinh bị tổn thương một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Tình trạng này thường đi kèm với một số bệnh lý như: tiểu đường, nhược cơ,…

Song thị thường có 2 dạng: song thị ngang (hai hình nằm cạnh nhau) và song thị đứng (hai hình chồng lên nhau).

song thị

2. Nguyên nhân gây song thị

Nguyên nhân gây ra song thị thường gặp là do bẩm sinh, sau chấn thương, các bệnh lý về mắt hoặc thần kinh như: lác (lé)mắt, rối loạn chức năng tuyến giáp, liệt dây thần kinh vận nhãn,…

Ngoài ra, tình trạng song thị tạm thời ở mắt thường liên quan đến nhiễm độc rượu, opioid hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… Đôi khi, song thị tạm thời chỉ là dấu hiệu cảnh báo mắt mỏi do phải hoạt động quá tải.

3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Bệnh thường có một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Nhìn thấy hai ảnh của cùng một vật.
  • Đau nhức đầu, đau quanh mắt hoặc vùng thái dương hay lông mày.
  • Buồn nôn, sụp mí,…

nhận biết song thị

4. Điều trị song thị như thế nào?

Điều trị tình trạng này cần dựa trên nguyên nhân của bệnh. Tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân có thể khiến quá trình điều trị mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì, tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến như:

  • Đeo lăng kính: Phương pháp này thường phù hợp với người bệnh bị song thị do lác (lé) mắt. Kính sẽ giúp điều chỉnh lại hình ảnh đi vào mắt giúp chúng hội tụ đúng trên võng mạc mắt.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị song thị do lác hoặc do các bệnh lý mắt.
  • Thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để điều trị song thị có nguyên nhân từ bệnh lý thần kinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

5. Phòng ngừa

Để phòng ngừa song thị, mỗi người cần bắt đầu từ việc phòng ngừa các nguyên nhân làm tổn thương đến tầm nhìn như:

  • Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, tuân thủ luật giao thông khi lái xe để tránh những tổn thương không đáng có đặc biệt là ở vùng đầu. Từ đó ngăn ngừa song thị do các chấn thương gây ra.
  • Xây dựng một quy trình làm việc, học tập và sinh hoạt hợp lý để mắt có thời gian thư giãn, phục hồi.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe mắt cũng như sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời, tránh biến chứng xấu.

khám mắt định kỳ với bác sĩ nhãn khoa

Tóm lại, song thị có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *