Phẫu thuật sụp mi: Giải đáp những thắc mắc thường gặp
Phẫu thuật sụp mi là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng sụp mí, được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh một vài phương pháp điều trị khác, phẫu thuật sụp mi là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được đầy đủ những thông tin về phương pháp này. Vậy hãy cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Nội dung
1. Tìm hiểu về tình trạng sụp mi mắt
1.1 Sụp mi mắt là gì?
Sụp mi hay sụp mí mắt là tình trạng phần bờ mi và da mi bị sa trễ xuống, che khuất một phần con ngươi mắt. Tình trạng sụp mí có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc là cả hai bên mắt với nhiều cấp độ từ nhẹ tới nặng khác nhau. Ở người bình thường, phần mi trên chỉ che qua vùng rìa giác mạc khoảng 2mm (giác mạc là ranh giới giữa lòng đen và lòng trắng của mắt). Khi vượt quá khoảng cách 2mm này thì được gọi là sụp mi mắt.
Trong hầu hết các trường hợp, sụp mí ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp trong cuộc sống. Tuy nhiên, sụp mi cũng là nguyên nhân gây tình trạng lác mắt, nhược thị, cong vẹo cột sống,… Ngoài ra, tình trạng này cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như: nhược cơ, liệt dây thần kinh số III,…. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Mắt sụp mí là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
1.2 Nguyên nhân gây sụp mi mắt
Các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh cho biết, có nhiều nguyên nhân gây sụp mi như:
- Bẩm sinh
Tình trạng sụp mi do yếu tố bẩm sinh chiếm khoảng 50% – 70% trong số các trường hợp sụp mi. Có những trẻ sinh ra đã bị sụp mi, tỉ lệ này chiếm khoảng 1,8%. Bên cạnh đó, sụp mi bẩm sinh ở một bên mắt chiếm khoảng 75%. Càng lớn lên, tình trạng sụp mi mắt sẽ càng rõ và dễ dàng nhận thấy.
- Lão hóa
Khi bước vào độ tuổi lão hóa, làn da trở nên nhăn nheo, chảy xệ. Bên cạnh đó, tình trạng sụp mi có thể xuất hiện kèm theo các nếp chân chim đuôi mắt. Sụp mí mắt do lão hóa thường gặp ở người già hoặc người thừa cân, béo phì.
- Liệt cơ do tổn thương dây thần kinh
Một số bệnh lý như: đỉnh hốc mắt, xoang hang, mắt khe dơi,…làm tổn thương các dây thần kinh gây ra liệt cơ. Theo thời gian, cơ nâng mi không còn đảm bảo tốt chức năng của nó dẫn đến tình trạng sụp mi.
- Nhược cơ
Ở độ tuổi từ 40 – 60, một số người có thể bị nhược cơ. Một trong những triệu chứng ban đầu của nhược cơ chính là sụp mi. Nếu bệnh không tiến triển nặng hơn trong vòng 5-10 năm thì bệnh chỉ dừng lại ở việc sụp mi.
- Tai nạn
Một số tai nạn ngoài ý muốn gây chấn thương ở vùng mắt và ảnh hưởng đến vùng mí mắt có thể gây sụp mi.
- Một số nguyên nhân khác
Sụp mi mắt có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác như: bệnh mắt hột, người bị u hạch,…
1.3 Dấu hiệu nhận biết sụp mi mắt
Không khó để nhận biết tình trạng sụp mi mắt. Dấu hiệu rõ ràng nhất của sụp mi là phần mi mắt trên cùng da mi bị sa trễ xuống phía dưới. Người sụp mí sẽ gặp khó khăn khi mở mắt, đặc biệt là khi mở lớn. Đôi lúc để nhìn rõ, người bệnh cần ngẩng cao đầu hoặc nhăn trán.
Trong một số trường hợp sụp mi nặng, phần mi trên sẽ sa xuống che phủ cả đồng tử mắt. Tình trạng này khiến trục nhìn của mắt bị che lại. Về lâu dài sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn, gây cản trở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
2. Phẫu thuật sụp mi là gì?
Phẫu thuật sụp mi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng sụp mi mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phẫu thuật sụp mi. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cần tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Mục đích của phẫu thuật sụp mi là giúp người bệnh cải thiện thẩm mỹ, dễ dàng mở mắt cũng như hạn chế các biến chứng. Căn cứ vào các yếu tố như: cơ chế gây sụp mi, mức độ sụp mi, chức năng của cơ nâng mi,… mà bác sĩ có thể tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Một số kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong phẫu thuật sụp mi như: cắt cơ nâng mi, treo cơ nâng mi, cắt cơ Muller và sụn kết mạc,…
Ngoài ra, thời điểm thực hiện phẫu thuật cũng sẽ tùy theo từng trường hợp. Ở các trường hợp bẩm sinh, người bệnh có thể phẫu thuật sụp mi khi lên 5 – 6 tuổi. Đặc biệt, nếu sụp mi mức độ nặng có nguy cơ gây nhược thị, lệch vẹo đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Ở các trường hợp khác khi tình trạng sụp mi đã ổn định, người bệnh sẽ có thể tiến hành phẫu thuật sụp mi.
Xem thêm: TOP 5 cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà, dễ thực hiện
3. Giải đáp các thắc mắc thường gặp về phẫu thuật sụp mi
3.1 Quy trình phẫu thuật sụp mi diễn ra như thế nào?
Một ca phẫu thuật sụp mi mắt thường kéo dài khoảng 60 phút. Quy trình phẫu thuật sụp mi thường bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Người bệnh kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành đo vẽ vị trí phẫu thuật sụp mí và nếp gấp mi mới theo như tư vấn và sự đồng ý trước đó của người bệnh.
- Bước 3: Tiến hành gây tê và gây mê (nếu cần).
- Bước 4: Bác sĩ sẽ sử các dụng cụ y khoa và tiến hành phẫu thuật theo kỹ thuật phù hợp giúp khắc phục tình trạng sụp mi mắt. Sau cùng, bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mỹ để khâu lại đường mổ ban đầu.
- Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc mắt và hẹn lịch tái khám.
3.2 Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật sụp mi
Bất cứ dạng phẫu thuật nào cũng đều có nguy cơ xảy ra biến chứng, bao gồm cả phẫu thuật sụp mi. Tuy nhiên đây là một dạng tiểu phẫu đơn giản nên nguy cơ xảy ra biến chứng không cao. Một số biện chứng có thể gặp sau phẫu thuật sụp mi như:
- Hở mi: Phần kết mạc (lòng trắng) và giác mạc (lòng đen) bị hở trong khi ngủ. Điều này có thể gây tình trạng viêm kết giác mạc, nếu mức độ hở không nhiều thì có thể hết sau một thời gian sau phẫu thuật. Nếu phần kết mạc phía trên giác mạc hở nhiều, khi nhắm mắt lộ giác mạc sẽ cần phải theo dõi và điều trị kịp thời.
- Viêm loét giác mạc: tình trạng này do nguyên nhân mi hở gây ra. Đây là một dạng biến chứng nặng cần được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
3.3 Lưu ý chăm sóc mắt sau phẫu thuật
Quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật đóng vai trò quan trọng không kém. Không chỉ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cho mắt mà còn hạn chế các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Trong quá trình chăm sóc, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh xung quanh vùng mắt thường xuyên với nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.
- Không để nước bẩn, mồ hôi, chất tẩy rửa hóa học,… dính vào vết thương.
- Trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật, tiến hành chườm mát để làm tan máu bầm. Sau 3 ngày chườm mát, có thể chườm ấm để làm giảm tình trạng sưng và thâm tím.
- Bôi thuốc chống sẹo, uống giảm đau,… theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ
- Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,… theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Sử dụng kính râm, mũ rộng vành khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có hại.
- Tuyệt đối không dùng tay gãi, dụi, chà xát quanh vùng mí mắt.
- Không đi bơi hay tham gia các môn thể thao vận động mạnh.
- Tránh thức khuya, làm việc quá sức, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Không ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục như: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống,…
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường.
4. Địa chỉ phẫu thuật sụp mi uy tín
Bệnh viện Mắt Thiên Thanh là cơ sở y tế khám và phẫu thuật điều trị các bệnh lý mí mắt uy tín, trong đó bao gồm sụp mi mắt. Người bệnh sẽ được thăm khám và kiểm tra tình trạng mắt trên hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới. Không những vậy, các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cũng sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và thực hiện phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật sụp mi sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
Để đặt lịch thăm khám và phẫu thuật sụp mi, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Xem thêm: Bị sụp mí mắt phải làm sao? Cùng chuyên gia giải đáp
Như vậy, bệnh viện Mắt Thiên Thanh đã cùng bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp về phẫu thuật sụp mi. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã bỏ túi thêm cho mình những thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website bệnh viện để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác nhé!