Bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mù màu là cụm từ mà nhiều người đã từng được nghe qua nhưng không phải ai cũng hiểu rõ mù màu là gì.

Bệnh mù màu khiến người mắc gặp bất tiện và khó khăn trong quá trình tham gia giao thông cũng như các hoạt động liên quan đến màu sắc. Trong bài viết ngày hôm nay, bệnh viện Mắt Thiên Thanh sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh mù màu là gì cũng như nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

1. Bệnh mù màu là gì?

Mù màu còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Đây là tình trạng mà khi nhìn các vật, mắt không thể phân biệt được các màu sắc. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà khả năng phân biệt một số màu sắc bị giảm hoặc mất khả năng nhận thức màu sắc.
Thông thường, hình ảnh mà mắt nhìn thấy sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc mắt có chứa 2 loại tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình que đảm nhiệm vai trò phản ứng với ánh sáng giúp ta nhìn rõ khi trời tối. Trong khi đó, tế bào hình nón đóng vai trò giúp mắt phân biệt màu sắc. Khi các tế bào hình nón không hoạt động sẽ gây ra mù màu.

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ mù màu ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Ước tính trên toàn thế giới, cứ 12 nam giới sẽ có 1 người mắc bệnh mù màu. Ở nữ giới thì tỉ lệ này là khoảng 1/200.

mù màu là gì

2. Phân loại mù màu

Mù màu có 3 loại chính: mù màu đơn sắc, mù màu đỏ – xanh lá cây, mù màu xanh – vàng. Trong đó, loại mù màu thường gặp nhất là màu đỏ – xanh lá cây. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mù màu dạng này ở nam giới Châu Á và Châu Phi là 3%, đối với nam giới Bắc u là 8%. Tỉ lệ mù màu đỏ – xanh lá cây ở nữ giới chỉ chiếm khoảng 0.5% tính trên toàn thế giới. Với dạng mù màu xanh – vàng, tỉ lệ này chỉ ở khoảng dưới 1/10.000. Số người bị mù màu hoàn toàn thì rất hiếm , chỉ khoảng 1/40.000.

các loại mù màu

2.1 Mù màu đỏ – xanh lá cây

Người bị mù màu dạng này sẽ gặp khó khăn khi phân biệt màu đỏ và xanh lá cây. Đây cũng là dạng mù màu thường gặp nhất. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mù màu dạng này ở nam giới Châu Á và Châu Phi là 3%, đối với nam giới Bắc Âu là 8%. Tỉ lệ mù màu đỏ – xanh lá cây ở nữ giới chỉ chiếm khoảng 0.5% tính trên toàn thế giới.

Mù màu đỏ – xanh lá cây có 4 loại sau:

  • Protanomaly: Nguyên nhân là do tế bào hình nón có sự bất thường về sắc tố đỏ. Khi đó, màu vàng, cam, đỏ qua mắt người bệnh sẽ biến thành màu xanh lục, kém sự tươi sáng.
  • Deuteranomaly: Đây là loại mù màu xanh lá cây – đỏ thường gặp. Bệnh xảy ra do có sự bất thường trong 1 sắc tố màu xanh lục ở tế bào hình nón. Người mắc bệnh sẽ nhìn màu xanh lá cây và màu vàng thành màu đỏ, đồng thời khó phân biệt được màu tím và màu xanh lam.
  • Protanopia: Xảy ra do các sắc tố đỏ ở tế bào hình nón ngừng hoạt động. Màu đỏ qua mắt người bệnh sẽ thành màu đen.
  • Deuteranopia: Xảy ra do các sắc tố màu xanh lá cây ở tế bào hình nón ngừng hoạt động. Qua mắt người mắc, màu đỏ sẽ giống màu vàng nâu và màu xanh lục thành vàng đậm.

2.2 Mù màu xanh – vàng

Dạng mù màu này ít phổ biến hơn. Tỉ lệ mù màu xanh – vàng chỉ khoảng dưới 1/10.000. Người mắc bệnh sẽ khó phân biệt được màu vàng – đỏ và xanh lá – xanh dương. Mù màu xanh – vàng có 2 loại sau:

  • Tritanomaly: Nguyên nhân là do các sắc tố màu xanh trong tế bào hình nón bị hạn chế chức năng khiến người bệnh khó phân biệt màu vàng – đỏ, màu xanh lam thành màu xanh lá cây.
  • Tritanopia: Do thiếu sắc tố xanh lam nên người bệnh sẽ nhìn màu xanh lam thành màu xanh lá cây, màu hồng giống nâu nhạt hoặc tím.

2.3 Mù màu đơn sắc

Người bị mù màu đơn sắc sẽ không nhìn thấy màu. Mù màu đơn sắc có 2 loại:

  • Mù màu do tế bào hình que: Đây là một dạng rối loạn võng mạc di truyền gen lặn khá hiếm gặp. Do trong tế bào hình que không chứa bất kỳ sắc tố nào nên người bệnh chỉ nhìn thấy 3 màu: xám, trắng, đen. Bệnh cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi ở trong không gian quá nhiều ánh sáng.
  • Mù màu do tế bào hình nón: Xảy ra khi ở tế bào hình nón có hai trong số ba sắc tố không hoạt động. Điều này khiến não không nhận được tín hiệu dẫn đến người bệnh khó phân biệt được các màu sắc.

mù màu đơn sắc

3. Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Bệnh mù màu thường xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Rối loạn do di truyền: Nguyên nhân này liên quan đến gen di truyền và là mù màu do bẩm sinh. Theo một số nghiên cứu, mù màu bẩm sinh xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Các trường hợp mù màu bẩm sinh thường mất khả năng nhìn thấy màu xanh, trường hợp mất khả năng nhìn thấy màu vàng thì hiếm gặp hơn.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc tim mạch, nhiễm trùng, huyết áp, rối loạn cương dương, rối loạn thần kinh,… có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết cũng như phân biệt màu sắc của mắt.
  • Biến chứng của một số bệnh lý: Bệnh đái tháo đường, tim mạch, nhãn áp, Alzheimer, Parkinson,… có khả năng ảnh hưởng đến mắt và gây bệnh mù màu.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu

Tùy theo từng tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, bệnh mù màu thường có một số dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Gặp khó khăn hoặc không phân biệt được một số màu sắc như xanh lá cây – đỏ, vàng – xanh dương,…
  • Chỉ nhìn thấy được 3 màu: đen, trắng, xám (mù màu đơn sắc).
  • Sử dụng sai màu trong khi vẽ tranh.
  • Cảm thấy đau đầu, đau mắt khi nhìn màu.

màu sắc qua mắt người bệnh

5. Điều trị bệnh mù màu như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu mù màu là gì thì vấn đề điều trị bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh, trường hợp mù màu bẩm sinh không có cách điều trị. Nếu nguyên nhân mù màu xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng bệnh lý thì có thể điều trị được. Khi ngưng sử dụng thuốc hoặc các bệnh lý đã được điều trị ổn định thì tình trạng mù màu sẽ được cải thiện hoặc phục hồi. Người bệnh cần gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân.

Hiện nay, người mù màu có thể sử dụng kính lọc màu sắc để phân biệt các màu sắc một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nhờ người thân đánh dấu màu sắc trên quần áo hay đồ vật để thuận tiện hơn khi sinh hoạt. Đối với người lái xe thì cần ghi nhớ vị trí màu sắc của đèn giao thông cũng như các biển báo giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Song song đó, người bệnh có thể sử dụng một số ứng dụng hỗ trợ phân biệt màu sắc trên các thiết bị điện thoại.

kính lọc màu sắc

Như vậy, bệnh viện Mắt Thiên Thanh đã cùng bạn tìm hiểu xem mù màu là gì cùng các nguyên nhân gây bệnh. Bệnh mù màu dù không nguy hiểm nhưng nó lại gây ra cho người mắc những bất tiện trong cuộc sống thường ngày.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *