Lão thị và viễn thị khác nhau ra sao? Cách điều trị

Lão thị và viễn thị khác nhau ở những điểm nào? Câu hỏi được nhiều người băn khoăn khi nghĩ viễn thị và lão thị là một.

Không ít người nhầm lẫn giữa hai tình trạng lão thị và viễn thị. Vậy viễn thị là gì và lão thị là gì? Điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh lý này. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt lão thị và viễn thị khác nhau ra sao và cách điều trị hiệu quả từng bệnh lý.

1. Tìm hiểu về lão thị và viễn thị

1.1 Lão thị là gì?

Lão thị xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt khiến cho việc nhìn gần trở nên khó khăn. Theo thời gian, cấu trúc của mắt, đặc biệt là thủy tinh thể và các cơ mắt, dần thay đổi. Thủy tinh thể là một thấu kính được điều khiển bởi các dây chằng zin. Càng về già, các dây chằng này bị mất dần khả năng co dãn, đàn hồi. Điều này khiến thủy tinh thể khó điều chỉnh hình dạng để tập trung vào các vật thể ở gần. Đồng thời, các cơ mắt cũng yếu đi, khiến cho việc điều tiết trở nên khó khăn hơn.

Lão thị thường xuất hiện ở những người có độ tuổi ngoài 40 và đi kèm với một số triệu chứng sau:

  • Không nhìn rõ các chi tiết ở khoảng cách gần.
  • Không thể đọc sách ở điều kiện ánh sáng yếu, muốn nhìn rõ phải đưa ra xa.
  • Mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu.

người mắc lão thị

1.2 Viễn thị ở mắt là gì?

Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ phổ biến ở mắt, bên cạnh loạn thị và cận thị. Ở người mắc viễn thị, các hình ảnh qua mắt đều được hội tụ tại 1 điểm nằm phía sau giác mạc. Viễn thị khiến người mắc không nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần mà chỉ nhìn rõ các vật ở vị trí xa. Triệu chứng của viễn thị cũng khá tương đồng với lão thị. Viễn thị có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Di truyền, bẩm sinh: Trẻ có cha mẹ bị viễn thị thì có nguy cơ bị viễn thị cao hơn.
  • Cấu tạo giác mạc phẳng hơn do với bình thường.
  • Trục nhãn cầu của mắt quá ngắn. Nếu trực nhãn cầu ngắn đi 1mm thì sẽ tương ứng với 3 độ viễn.

người mắc viễn thị

2. Lão thị và viễn thị khác nhau ra sao?

Lão thị và viễn thị khác nhau ra sao là thắc mắc của không ít bệnh nhân khi tới gặp bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh. Thực tế, lão thị và viễn thị đều ảnh hưởng đến khả năng nhìn gần của người bệnh. Tuy nhiên, đây là 2 tình trạng khác nhau. Cụ thể:

Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh

  • Viễn thị: có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi thậm chí là trẻ sơ sinh, thường gặp ở trẻ đang trong độ tuổi đi học.
  • Lão thị: thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi trở đi.

Cơ chế hoạt động của mắt

  • Viễn thị: Dù nhìn xa hay nhìn gần thì mắt đều cần phải điều tiết.
  • Lão thị: Mắt chỉ cần điều tiết khi nhìn gần, nhìn xa thì không cần điều tiết.

Nguyên nhân

  • Viễn thị: là một dạng tật khúc xạ xảy ra do yếu tố di truyền khiến mắt có sự sai lệch khúc xạ.
  • Lão thị: liên quan đến vấn đề tuổi tác, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

3. Cách điều trị viễn thị và lão thị

3.1 Điều trị viễn thị

Để điều trị tình trạng viễn thị ở mắt, trong nhãn khoa đang áp dụng 3 phương pháp phổ biến sau:

Kính thuốc/kính áp tròng

Phương pháp tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí được nhiều người lựa chọn nhất. Tròng kính người viễn thị sử dụng là một dạng thấu kính lồi giúp điều chỉnh lại sự khúc xạ để các hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc.

Phẫu thuật tật khúc xạ

Phẫu thuật là biện pháp nhiều bệnh nhân lựa chọn để giải phóng khỏi cặp kính gọng dày cộp. Hiện nay, có ba phương pháp phẫu thuật hiện đại, được áp dụng phổ biến như:

  • Femtosecond lasik: sử dụng 100% bằng tia laser để điều trị tật khúc xạ mà không sử dụng dao vi phẫu, đem lại độ chính xác cao, loại bỏ biến chứng khi tạo vạt giác mạc bằng dao.
  • Phakic ICL: điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp đặt thấu kính nội nhãn. Thấu kính được sản xuất theo thông số riêng của từng bệnh nhân và có độ tương thích sinh học cao với cơ thể người.
    Để thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần đủ 18 tuổi cũng như đáp ứng các điều kiện phẫu thuật khác. Người bệnh nên thăm khám mắt chuyên sâu tại các cơ sở nhãn khoa uy tín để được tư vấn, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng mắt của bản thân.

phẫu thuật điều trị viễn thị

3.2 Điều trị lão thị

Sử dụng kính gọng

Đeo kính gọng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lão thị lựa chọn. Với trường hợp bệnh nhân chỉ mắc lão thị (không đi kèm các tật khúc xạ khác) thì thường chỉ cần sử dụng 1 kính nhìn gần. Kính này giúp người lão thị có thể nhìn thấy các chi tiết trong các hoạt động nhìn gần như: đọc sách báo, may vá,… Trường hợp đi kèm với các tật khúc xạ thì người bệnh cần sử dụng kính đa tròng để có tầm nhìn tốt hơn trong mọi khoảng cách.

Phẫu thuật lão thị

Người mắc lão thị có thể lựa chọn phẫu thuật nếu không muốn đeo kính. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nhìn rõ ở mọi khoảng cách. Phương pháp phẫu thuật lão thị đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Femtosecond Presbyond. Phương pháp này cũng sử dụng hoàn toàn tia laser trong suốt quá trình tạo vạt và khử độ cận mà không cần dùng dao vi phẫu.

đeo kính lão thị

Tóm lại, mạc dù có một vào điểm tương đồng nhưng lão thị và viễn thị khác nhau không chỉ ở nguyên nhân, cơ chế hoạt động của mắt mà còn cả ở độ tuổi thường mắc. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn phân biệt được lão thị và viễn thị. Đừng quên liên hệ ngay hotline 038 8967 699 nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn nhé!

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *