Giải đáp: Viêm màng bồ đào kiêng ăn gì để mau khỏi?

Viêm màng bồ đào kiêng ăn gì để mau khỏi là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều người khi được chẩn đoán mắc bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ thì một chế độ dinh dưỡng cũng góp phần giúp rút ngắn thời gian điều trị, tránh tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Vậy viêm màng bồ đào kiêng ăn gì và nên chăm sóc như thế nào? Tìm hiểu ngay lời giải đáp của chuyên gia qua bài viết ngày hôm nay.

1. Viêm màng bồ đào là bệnh gì?

Màng bồ đào là lớp màng được cấu tạo bởi 3 thành phần: hắc mạch, thể mi và mống mắt. Đây là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ, có vai trò duy trì sức khỏe và chức năng của mắt. Một số chức năng chính của màng bồ đào:
  • Cung cấp máu cũng như các chất dinh dưỡng cho mắt
  • Điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt bằng cách co giãn đồng tử, giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói cũng như giúp mắt nhìn rõ hơn trong điều kiện thiếu sáng.
  • Hấp thụ ánh sáng tán xạ, ngăn chặn sự phản xạ ánh sáng bên trong mắt, làm cho hình ảnh rõ ràng hơn.
Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm của một, hai hoặc cả 3 lớp: thể mi, mống mắt và hắc mạch. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng viêm bồ đào xảy ra ở thể mi, chiếm 75% trong các ca bệnh. Viêm màng bồ đào có thể bắt gặp ở tất cả các độ tuổi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Viêm màng bồ đào được phân thành hai dạng chính sau:
  • Viêm màng bồ đào cấp tính: Đây là dạng phổ biến nhất, thường xuất hiện đột ngột.
  • Viêm màng bồ đào mãn tính: Thường không có các triệu chứng rầm rộ, thời gian điều trị dài hơn.
Bên cạnh cách phân chia này thì viêm màng bồ đào có thể được phân chia dựa trên vị trí viêm, tính chất khởi phát, thời gian.
viêm màng bồ đào kiêng ăn gì

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm màng bồ đào xảy ra thường do một số nguyên nhân phổ biến sau:
  • Nhiễm trùng: Các tác nhân gây viêm nhiễm màng bồ đào phải kể đến như: vi khuẩn (tụ cầu vàng, phế cầu, lao,…), virus (herpes,…), nấm, ký sinh trùng,…
  • Chấn thương mắt: Va đập mạnh, tai nạn, vật sắc nhọn,… có thể gây tổn thương màng bồ đào dẫn đến viêm nhiễm.
  • Bệnh lý toàn thân: bệnh tự miễn, bệnh da liễu, bệnh máu,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng bồ đào.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là corticosteroid dạng uống hoặc tiêm, có thể gây ra tác dụng phụ là viêm màng bồ đào.

3. Triệu chứng phổ biến

  • Đau nhức mắt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của viêm màng bồ đào. Cơn đau có thể dữ dội, nhói buốt hoặc âm ỉ, lan ra vùng đầu và thái dương. Mức độ đau có thể tăng lên khi mắt tập trung chú ý vào một điểm nhìn.
  • Đỏ mắt: Điều này xuất phát từ việc các mạch máu ở màng bồ đào bị giãn nở. Tình trạng đỏ có thể từ nhẹ cho đến nặng.
  • Mờ mắt:Thị lực giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa, nhìn gần hoặc cả hai. Triệu chứng này thường gặp ở viêm màng bồ đào trước.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Tiếp xúc với ánh sáng khiến mắt càng đau nhức và khó chịu. Người bệnh có thể cảm thấy cộm mắt, chảy nước mắt và nhức đầu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
  • Xuất hiện tình trạng ruồi bay (các chấm đen) trong tầm nhìn.

triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào

4. Viêm màng bồ đào kiêng ăn gì?

Trả lời câu hỏi viêm màng bồ đào kiêng ăn gì, các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh khuyến cáo bệnh nhân bị viêm màng bồ đào cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm sau để tránh làm kích thích, nặng thêm tình trạng viêm nhiễm ở mắt:
  • Nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm: Đồ chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn và thực phẩm cay nóng.
  • Thịt chó: Thịt chó là thực phẩm giàu nitrit. Chất này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm ở mắt.
  • Ngũ cốc tinh chế: Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống,… là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp, có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thay vào đó, người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch,…
Bên cạnh việc kiêng khem nhóm thực phẩm trên, người bệnh nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm sau giúp mắt khỏe mạnh hơn, rút ngắn thời gian điều trị:
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giúp phục hồi niêm mạc mắt. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ,… hoặc các loại rau lá xanh.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh có thể lựa chọn một số hoa quả như: cam, ổi, chanh, dứa, kiwi…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá mòi,… chứa nhiều omega-3 và các thành phần dưỡng chất tốt cho mắt, hỗ trợ chống viêm và cải thiện sức khỏe mắt.

thực phẩm nhiều dầu mỡ

5. Lưu ý khi chăm sóc mắt bị viêm màng bồ đào

Để việc điều trị viêm màng bồ đào đạt hiệu quả, nhanh phục hồi, người bệnh cần chú ý một số điều sau khi chăm sóc mắt:
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Vệ sinh mắt bằng khăn mềm, nước muối sinh lý, không chạm tay vào mắt.
  • Sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh, giảm sự khó chịu cho mắt.
  • Thăm khám mắt định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra, theo dõi tình trạng hồi phục của mắt, tránh các biến chứng không mong muốn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được câu trả lời cho băn khoăn “viêm màng bồ đào kiêng ăn gì”. Viêm màng bồ đào có thể tái phát nhiều lần và cần được phát hiện, điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến thị lực. Hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nhé!
Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *