Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Tình trạng đục thủy tinh thể có nguy hiểm không là điều mà bất cứ ai cũng thắc mắc khi tìm hiểu về bệnh lý này.
Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường phổ biến hơn ở những người ngoài 60 tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, phương pháp điều trị là gì,… Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Mắt Thiên Thanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nội dung
1. Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể
1.1 Tình trạng đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể có cấu tạo giống như một loại thấu kính trong suốt với 2 mặt cong, nằm phía sau mống mắt. Nhờ có độ đàn hồi cao, thủy tinh thể có thể thay đổi hình dạng để ánh sáng đi qua hội tụ đúng trên giác mạc, giúp mắt nhìn thấy mọi vật. Bên cạnh đó, thủy tinh thể cũng giúp lọc một số ánh sáng có hại, bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng mạnh.
Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể dần trở nên mờ đục, mất dần sự trong suốt. Điều này khiến ánh sáng đi qua bị cản trở, tán xạ và không thể hội tụ đầy đủ trên võng mạc. Từ đó, thị lực người bệnh suy giảm dần, tầm nhìn trở nên không rõ nét.
1.2 Nguyên nhân nào gây đục thủy tinh thể?
- Lão hóa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đục thủy tinh thể. Khi tuổi tác càng tăng cao thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ càng lớn. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên và thường bắt đầu bắt gặp ở người lớn tuổi.
- Chấn thương mắt
Chấn thương trực tiếp vào mắt hoặc vùng đầu có thể gây tổn thương thủy tinh thể, dẫn đến đục thủy tinh thể. Những vết thương này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của thủy tinh thể hoặc thúc đẩy quá trình lão hóa sớm.
- Bệnh lý
Người mắc bệnh lý như: tiểu đường, viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc,… cũng có thể bị đục thủy tinh thể do biến chứng của các bệnh lý này.
- Sử dụng thuốc chứa steroid dài hạn
Việc sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài, không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến đục thủy tinh thể. Lý do là vì steroid ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong thủy tinh thể, khiến nó trở nên mờ đục.
- Bẩm sinh, di truyền
Trẻ sinh ra đã bị đục thủy tinh thể do sự rối loạn di truyền hoặc một số bệnh lý mẹ đã mắc phải trong quá trình mang thai.
- Yếu tố khác
Tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương thủy tinh thể và dẫn đến đục thủy tinh thể. Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như hút thuốc lá, uống rượu quá mức, và tiếp xúc với chất độc hại cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
1.3 Triệu chứng phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể
Ở giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể thường không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:
Mờ mắt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Mờ mắt có thể bắt đầu từ nhẹ và dần trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đọc sách, lái xe. Người bệnh có thể thấy như đang nhìn qua một lớp sương hay kính bẩn, khiến các hình ảnh không rõ nét.
Khó chịu với ánh sáng: Người bệnh có xu hướng nhạy cảm hơn với ánh sáng chói, đặc biệt là ánh sáng mặt trời hay ánh sáng từ đèn pha xe ô tô.
Màu sắc nhạt nhòa: Màu sắc của các vật thể trở nên kém tươi tắn, nhạt nhòa hơn và mất đi độ sáng.
Thị lực không cải thiện dù đã thay kính nhiều lần: Đây chính là dấu hiệu cho thấy đục thủy tinh thể đang tiến triển nặng dần.
Nhìn đôi hoặc nhìn thấy nhiều hình ảnh: Một số người bệnh có thể nhìn đôi hoặc thấy nhiều hình ảnh của một vật chồng lên nhau.
2. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Để trả lời câu hỏi đục thủy tinh thể có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Theo bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ sơ sinh.
Trước hết, đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh làm giảm khả năng nhìn rõ các vật thể và chi tiết, khiến các hoạt động hàng ngày như: đọc sách, lái xe, xem TV và làm việc trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là với người tham gia phương tiện giao thông vào ban đêm. Thị lực suy giảm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn không mong muốn, ảnh hưởng đến bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác.
Bên cạnh đó, bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù hoàn toàn. Đồng thời, bệnh còn là tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như: tăng nhãn áp, tổn thương võng mạc,… gây nhiều khó khăn trong việc điều trị, cải thiện tầm nhìn. Ở trẻ sơ sinh, nếu mắc đục thủy tinh thể toàn phần mà không được điều trị trước 6 tuần tuổi thì trẻ có nguy cơ cao bị nhược thị và rung giật nhãn cầu.
3. Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm về mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Trong số đó, phải kể đến phương pháp phẫu thuật Phaco với công nghệ tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay. Một ca phẫu thuật Phaco chỉ kéo dài 10 – 15 phút, người bệnh có thể khám, phẫu thuật và xuất viện ngay trong ngày. Phương pháp này không gây đau đớn, không chảy máu và có tốc độ phục hồi nhanh.
Bên cạnh đó với một số trường hợp được phát hiện ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần sử dụng kính để cải thiện tầm nhìn. Dựa trên kết quả thăm khám của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng với những thông tin mà Bệnh viện Mắt Thiên Thanh cung cấp, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?”. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của đục thủy tinh thể như mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng, khó chịu với ánh sáng, hãy đến khám mắt ngay để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời. Đừng quên ghé thăm website của bệnh viện thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức nhãn khoa bổ ích khác nhé!