Đục giác mạc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Đục giác mạc là gì? Đục giác mạc là vấn đề về mắt có thể gây ra những ảnh hưởng đến chức năng thị giác của người bệnh.

Đục giác mạc là gì? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu nghe đến tình trạng này. Đục giác mạc khá nguy hiểm khi ảnh hưởng đến tầm nhìn của người mắc và có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh viện Mắt Thiên Thanh xin chia sẻ thông tin chi tiết về bệnh lý này trong bài viết sau đây!

1. Đục giác mạc là gì?

Giác mạc ở con người là một lớp màng trong suốt, giống như thủy tinh. Giác mạc bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, tia UV và các tác nhân có hại khác. Đặc biệt, giác mạc cho phép các tia sáng có thể đi qua để tập trung tại võng mạc.

Đục giác mạc được hiểu đơn giản là tình trạng giác mạc mất đi sự trong suốt ban đầu. Điều này khiến các tia sáng không khúc xạ như bình thường, gây ảnh hưởng đến thị lực của người mắc. Người bệnh có thể nhận thấy sự bất thường của giác mạc khi nhìn vào gương. Vùng đồng tủ mắt có thể có màu trắng hoặc xuất hiện các vết mờ giống như đám mây. Tình trạng đục giác mạc có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai bên mắt.

Đục giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ tư trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 1,45 triệu người trên toàn thế giới bị mù cả hai bên mắt. Trong đó, số người bị mù do bệnh lý liên quan đến giác mạc là 6 – 8 triệu người. Đặc biệt, tại một số khu vực châu Phi, gần 90% số lượng người bị mù là do bệnh lý giác mạc.

đục giác mạc là gì

2. Nguyên nhân gây đục giác mạc

Đục giác mạc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

2.1 Đục giác mạc bẩm sinh

Đục giác mạc bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra. Điều này có thể liên quan đến các dị tật ở phần trước của mắt. Bên cạnh đó, tăng nhãn áp bẩm sinh, loạn lưỡng giác mạc di truyền,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

trẻ bị đục giác mạc bẩm sinh

2.2 Đục giác mạc mắc phải

Bệnh thường đến từ các chấn thương hay nhiễm trùng giác mạc.

Chấn thương giác mạc

Bất kỳ dị vật nào rơi vào mắt đều có thể gây ra những tổn thương về mặt vật lý cho giác mạc. Chúng khiến bề mặt giác mạc bị trầy xước, có vết cắt, sẹo. Thông thường các vết thương nhẹ sẽ tự lành nhanh chóng. Nhưng với vết thương sâu, chúng cần nhiều thời gian hơn và có thể để lại sẹo, tổn thương cho giác mạc. Chấn thương giác mạc thường xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Mắt tiếp xúc với hóa chất.
  • Các hạt sạn, bụi bẩn, cát rơi vào trong mắt.
  • Các tia bức xạ có hại, tia hàn,…
  • Chấn thương giác mạc khi đeo/tháo kính áp tròng không đúng cách.

Nhiễm trùng giác mạc

Nhiễm trùng giác mạc rất hiếm khi dẫn đến đục giác mạc. Tuy nhiên, nhiễm trùng nếu không được điều trị thì nguy cơ gây đục giác mạc rất cao. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây đục giác mạc phổ biến như:

  • Viêm kết mạc: Bệnh do vi khuẩn hoặc virus ở kết mạc gây ra. Viêm giác mạc thường không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể gây nhiễm trùng.
  • Bệnh zona: Bệnh nhiễm virus này do cùng một virus gây ra như bệnh thủy đậu. Đôi khi bệnh zona có thể ảnh hưởng đến mặt và cổ hoặc giác mạc.
  • Viêm giác mạc: Bệnh nhiễm trùng mắt này chủ yếu do sinh vật Acanthamoeba gây ra. Bệnh lây lan qua kính áp tròng hoặc nước bẩn. Nếu không được điều trị thì bệnh có thể gây đục giác mạc, thậm chí là dẫn đến mù lòa.
  • Nhiễm Herpes: Đây là bệnh nhiễm trùng Herpes ở mắt. Nó có thể xảy ra trên mí mắt và có thể tiến triển đến giác mạc. Điều này có thể gây mờ đục giác mạc.

viêm kết mạc có thể gây đục giác mạc

3. Dấu hiệu nhận biết đục giác mạc

Các bệnh nhân đục giác mạc có nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh cụ thể. Một số triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên. Trong khi đó, một số triệu chứng khác chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Mặc dù vậy, đục giác mạc có thể nhận biết được thông qua các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Tầm nhìn mờ: Hiện tượng này thường liên quan đến giác mạc bị mờ. Người bệnh có thể cảm nhận hiện tượng này xảy ra không quá thường xuyên.
  • Kích ứng mắt: Hiện tượng kích ứng mắt có thể xuất hiện cùng với hiện tượng đục giác mạc. Hầu hết mọi kích ứng mắt đều liên quan đến vấn đề nhiễm trùng hoặc chấn thương.
  • Mắt có thể chảy nước mắt.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng: Ánh sáng khiến người bị đục giác mạc cảm thấy khó chịu.
  • Giác mạc không còn trong suốt, có thể có màu trắng hoặc đục. Hiện tượng này thường mất thời gian để phát triển và không phải là dấu hiệu ban đầu của bệnh.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Giảm trường thị giác: Độ mờ của giác mạc gây giảm trường thị giác.

đục giác mạc khiến tầm nhìn mờ

4. Chẩn đoán đục giác mạc

Để chẩn đoán đục giác mạc, các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh thường tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Khám mắt bằng phương pháp giãn đồng tử: Nhỏ thuốc giãn đồng tử để có thể kiểm tra rõ tình trạng bên trong mắt.
  • Kiểm tra đèn khe: Bằng việc sử dụng đèn khe, bác sĩ có thể tập trung ánh sáng vào mắt để đánh giá giác mạc và sự khuyết tật của các bộ phận khác ở mắt (nếu có).
  • Kiểm tra thị lực: nhằm đánh giá độ mờ đục của giác mạc.
  • Nhuộm huỳnh quang: Nhằm xác định độ mài mòn hay các vết trầy xước có thể gây đục giác mạc.

kiểm tra thị lực

5. Phương pháp điều trị đục giác mạc

Việc điều trị đục giác nhằm mục đích ngăn ngừa các tổn thương thêm cho giác mạc. Đồng thời, điều này cũng tập trung bảo vệ chức năng thị lực còn lại cho mắt. Phương pháp điều trị đục giác mạc sẽ là khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Bác sĩ có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

5.1 Sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Ở một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt chứa steroid để giảm viêm và hạn chế khả năng sẹo.

Người bệnh nên tuân thủ liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc nhỏ mắt điều trị đục giác mạc với các loại thuốc nhỏ mắt khác. Người bệnh nên dùng cách nhau khoảng 10 phút hoặc tham khảo thêm tư vấn của chuyên gia nhãn khoa.

nhỏ thuốc nhỏ mắt điều trị đục giác mạc

5.2 Tiến hành phẫu thuật

Một số trường hợp đục giác mạc có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Có 3 phương pháp phẫu thuật điều trị đục giác mạc được áp dụng phổ biến như:

  • Phẫu thuật đục giác mạc tia laser: Phương pháp này giúp loại bỏ nhẹ nhàng vết sẹo tồn tại nông bằng phẫu thuật cắt lớp sừng nhờ quang trị liệu.
  • Phẫu thuật cắt mống mắt quang học: Thường áp dụng với trường hợp đục giác mạc trung tâm không làm ảnh hưởng đến toàn bộ giác mạc. Điều này giúp người bệnh chỉ cần cắt mống mắt thay vì toàn bộ giác mạc.
  • Phẫu thuật ghép giác mạc: Các trường hợp đục giác mạc nặng, người bệnh có thể cần được ghép giác mạc. Ghép giác mạc giúp cải thiện thị giác và độ đục giác mạc. Người bệnh sẽ được loại bỏ giác mạc cũ và được cấy ghép một phần hoặc toàn bộ giác mạc của người hiến tặng.

Phẫu thuật giác mạc hầu hết có tỉ lệ thành công khá cao. Bởi giác mạc không chứa mạch máu nên nguy cơ đào thải giác mạc ghép khá thấp. Sau phẫu thuật, khả năng phục hồi ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

phẫu thuật điều trị đục giác mạc

6. Làm thế nào để phòng tránh đục giác mạc?

Tình trạng đục giác mạc có thể được phòng tránh thông qua một số cách sau:

  • Đeo kính bảo vệ mắt trong mọi hoạt động có nguy cơ tiềm tàng: chật gỗ, hàn, xử lý hóa chất,…
  • Xử lý đúng cách khi có dị vật rơi vào trong mắt.
  • Đeo và tháo kính áp tròng đúng cách. Cần chú ý vệ sinh và bảo quản theo đúng hướng dẫn.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: cà chua, ớt chuông, cà rốt,…
  • Thường xuyên khám và điều trị các bệnh lý tổng quát về mắt (nếu có) một cách kịp thời, tránh để lại sẹo, tổn thương cho mắt.

nhóm thực phẩm có lợi cho mắt

Xem thêm: Viêm kết mạc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viện Mắt Thiên Thanh vừa cùng bạn tìm hiểu đục giác mạc là gì. Hy vọng, với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã thêm kiến thức bổ ích để giúp mình bảo vệ một đôi mắt sáng khỏe. Nếu bạn cần hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc về sức khỏe mắt, hãy liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Hotline: 038 8967 699 – 0243 2265 999 
  • Địa chỉ: 168 – 170 Thái Thịnh, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội
  • Email: info@matthienthanh.com
Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *