Những thông tin quan trọng cần biết về đo khúc xạ mắt

Đo khúc xạ mắt là bước không thể thiếu trong quy trình thăm khám mắt hay kiểm tra mắt định kỳ.

Việc đo khúc xạ mắt được bác sĩ chỉ định đối với bất cứ ai chứ không chỉ riêng với các trường hợp mắc tật khúc xạ. Vậy mục đích của việc làm này là gì, quy trình đo diễn ra như thế nào,…Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây!

1. Đo khúc xạ mắt là gì?

Đo khúc xạ mắt là phương pháp được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra tình trạng khúc xạ của mắt đang bình thường hay mắc các tật khúc xạ, đồng thời xác định độ khúc xạ nếu có.

Thông thường, khi khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần, các bác sĩ sẽ chỉ định đo khúc xạ mắt để kiểm tra thị lực. Bạn sẽ được kiểm tra thị lực bằng các thiết bị đo khúc xạ mắt hiện đại. Tuy nhiên, chỉ định này cũng được thực hiện trong một số trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc tật khúc xạ.

đo khúc xa mắt

2. Mục đích của việc đo khúc xạ

Việc đo khúc xạ có 2 mục đích chính sau:

Kiểm tra thị lực của mắt: đo khúc xạ mắt giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ ở mắt. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cũng như tư vấn các phương pháp cải thiện thị lực và cách chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt.

Hỗ trợ tầm soát và xác định các bệnh lý về mắt: thông qua kiểm tra khúc xạ mắt, các bác sĩ sẽ loại trừ nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt bắt nguồn từ tật khúc xạ. Từ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm một số kiểm tra khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, đo khúc xạ mắt cũng là bước không thể thiếu trong quy trình thăm khám phẫu thuật tật khúc xạ.

3. Những ai cần đo khúc xạ mắt?

Việc kiểm tra khúc xạ mắt là bước cơ bản trong quá trình thăm khám mắt định kỳ, được các chuyên gia khuyến khích ở mọi đối tượng. Đặc biệt là người già, trẻ em và người mắc tật khúc xạ nên thường xuyên đo khúc xạ để tầm soát và bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Bên cạnh đó, những người đang có ý định hoặc đã phẫu thuật điều trị tật khúc xạ cũng là đối tượng cần kiểm tra khúc xạ định kỳ. Việc này giúp các bác sĩ xác định xem bạn có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không hoặc theo dõi tình trạng thị lực mắt sau phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau thì bạn cũng cần sắp xếp thời gian để kiểm tra khúc xạ mắt càng sớm càng tốt:

  • Nhìn mờ, nhìn không rõ hoặc bị hạn chế vào ban đêm.
  • Hay mỏi mắt, nheo mắt,chớp mắt liên tục khi đọc sách hoặc làm việc trên máy tính.
  • Mắt nhạy cảm hơn ánh sáng.

4. Quy trình đo khúc xạ mắt

Quy trình đo khúc xạ gồm 2 bước chính là đo thị lực bằng bảng thị lực và đo độ khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động.
Trước hết, bạn sẽ được ngồi ở một khoảng cách phù hợp để nhìn bảng thị lực, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nhìn của bạn thông qua các ký hiệu có trên bảng. Nếu thị lực dưới 20/80, các bác sĩ sẽ cho bạn thử kính lỗ. Trong trường hợp thị lực của bạn qua kính lỗ tăng lên đồng nghĩa với việc bạn có khả năng đã mắc tật khúc xạ.

Tiếp theo, bạn sẽ được kiểm tra thị lực lại với máy đo khúc xạ tự động để xác định chính xác xem bạn có mắc tật khúc xạ hay không. Với đối tượng trẻ em dưới 9 tuổi có lực điều tiết lớn sẽ cần nhỏ thuốc giãn đồng tử để liệt điều tiết trong thời gian 5 ngày. Sau đó, các bác sĩ sẽ thực hiện soi bóng đồng tử để xác định chính xác trẻ có bị mắc tật khúc xạ hay không rồi mới tiến hành đo độ khúc xạ ở mắt trẻ.

Xem thêm: Top 5 máy đo khúc xạ mắt hiện đại nhất trên thị trường hiện nay.

đo khúc xạ với máy đo khúc xạ tự động

5. Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt chính xác nhất

Kết thúc quá trình đo khúc xạ mắt, bạn sẽ nhận được kết quả đo với những kí hiệu khó hiểu. Để có thể hiểu và tự đọc được kết quả về tình trạng thị lực mắt của bản thân, bạn cần nắm được ý nghĩa của một số ký hiệu cơ bản sau:

  • R hoặc OD (Oculus Dexter): ký hiệu dành cho mắt phải.
  • L hoặc OS (Oculus Sinister): ký hiệu dành cho mắt trái.
  • SPH (Sphere): ký hiệu dành cho độ cầu. Độ cầu thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Độ cầu mang dấu trừ (-) tức là mắt bị cận thị. Độ cầu mang dấu cộng (+) tức là mắt bị viễn thị.
  • CYL (Cylinder): ký hiệu dành cho độ trụ. Độ trụ cho biết độ loạn của mắt. Độ trụ mang dấu trừ (-) thể hiện cho độ cận loạn. Độ trụ mang dấu (+) thể hiện cho độ viễn loạn.
  • AX (Axis): đây là ký hiệu trục của độ loạn và chỉ số này xuất hiện trong các trường hợp loạn thị.
  • ADD: Ký hiệu chỉ độ tăng thêm giữa nhìn xa và gần, chỉ số này xuất hiện trong các trường hợp lão thị.
  • Diopters: đơn vị đo lường xác định công xuất quang học của kính.
  • PD: ký hiệu cho khoảng cách đồng tử. Khoảng cách đồng tử được tính từ giữa sống mũi đến đồng tử của mắt theo đơn vị mm.

kết quả đo khúc xạ mắt

Để hình dung rõ hơn về cách đọc kết quả này, bạn có thể tham khảo thêm hai ví dụ minh họa dưới đây:

  • Ví dụ 1: thông số trên phiếu đo độ khúc xạ của có ghi: OD: -3,00, OS: +2,0 có nghĩa mắt phải cận 3 độ, mắt trái bị viễn 2,0 độ.
  • Ví dụ 2: (R) -300 (-110 x 17), ADD 110 PD 31 có nghĩa mắt phải độ cận thị là -300 diops, độ loạn thị là -110 và trục của loạn thị là 17°, độ tăng thêm khi nhìn gần là 110, khoảng cách đồng tử là 31.

Hy vọng với những thông tin về chủ đề đo khúc xạ mắt mà Bệnh viện mắt Thiên Thanh chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch kiểm tra khúc xạ mắt nhanh chóng, quý khách vui lòng liên hệ hotline 038 8967 699 – 0243 2265 999 hoặc nhắn tin qua Fanpage Bệnh viện mắt Thiên Thanh.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *