Bệnh đau mắt đỏ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan thành dịch. Hiện tại bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Những tháng gần đây, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bệnh gây cảm giác giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng do đau mắt đỏ gây ra. Trong bài viết ngày hôm nay, bệnh viện Mắt Thiên Thanh xin chia sẻ thông tin chi tiết về bệnh đau mắt đỏ.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc do virus. Đây là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và phần kết mạc mi bị viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, từ người già cho đến trẻ em. Mặc dù bệnh xảy ra quanh năm nhưng dễ lan rộng thành dịch nhất trong khoảng thời gian chuyển mùa, từ mùa hè sang mùa thu. Tình trạng đau mắt đỏ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.

Khi mắc bệnh, phần tròng trắng (bề mặt nhãn cầu) ở mắt của người bệnh sẽ có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ, phần mí mắt có thể sưng húp và rủ xuống. Mắt bị bệnh có thể xuất hiện chất lỏng chảy ra hoặc đóng vảy trên lông mi hoặc mí mắt.

Đau mắt đỏ nếu không được điều trị đúng cách sẽ có có thể gây ra các biến chứng như: giả mạc, viêm giác mạc chấm, viêm giác mạc đốm, loét giác mạc,…

đau mắt đỏ

2. Có những nguyên nhân nào gây bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra do nhiễm virus. Theo các bác sĩ nhãn khoa, virus là nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp nhất. Hầu hết người bệnh bị đau mắt đỏ do virus adenovirus gây ra. Bên cạnh đó, còn có một số loại virus khác như: simplex virus, varicella-zoster virus, virus corona,…

Bên cạnh đó, bệnh còn do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bị đau mắt đỏ qua đường dịch mắt, nước mắt,… của họ tiết ra. Hoặc vô tình chạm vào đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng khiến người khỏe có có nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ.

virus gây đau mắt đỏ

3. Đau mắt đỏ có triệu chứng như thế nào?

Đau mắt đỏ có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Đỏ mắt: Lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh. Đau mắt đỏ nếu được điều trị đúng cách sẽ hạn chế biến chứng làm tổn thương mắt hay ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Ngứa mắt, cộm mắt: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu và nóng rát ở mắt như có vật gì kẹt lại ở bên trong mắt. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một mắt và sẽ lan sang mắt còn lại trong vài ngày tiếp theo.
    Mắt đóng màng, xuất hiện ghèn, gỉ mắt sau khi thức giấc: Trong quá trình ngủ, mắt tiết dịch nhầy và tích tụ làm hai mí dính nhau, người bệnh khó khăn khi mở mắt.
  • Tiết dịch nhầy trong và dính ở mắt: Nếu là do vi khuẩn thì thường tiết dịch nhầy màu xanh vàng. Sau khi ngủ dậy, mắt thường đóng màng, xuất hiện ghèn, gỉ mắt khiến người bệnh khó khăn khi mở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Khi bị đau mắt đỏ, mắt thường sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực,… thì có thể mắt đã bị nhiễm trùng nặng, xuất hiện biến chứng viêm giác mạc. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để điều trị.

đỏ mắt

4. Cách điều trị đau mắt đỏ

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Điều này sẽ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra kỹ càng, các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh để chỉ định điều trị phù hợp. Đau mắt đỏ do virus dễ lây lan, người bệnh có thể không cần dùng kháng sinh nếu không có bội nhiễm nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus hoặc kháng sinh chống viêm để điều trị tùy theo từng trường hợp.

Tại nhà, người bệnh cũng có thể thực hiện một số cách sau để giảm bớt sự khó khịu của bệnh như: chườm lạnh vùng mắt, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt,…

5. Cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ tuy dễ lây nhưng có thể phòng tránh bằng cách biện pháp đơn giản. Để có thể ngăn ngừa bệnh, mọi người nên lưu ý một số điều mà các bác sĩ tại bệnh viện Mắt Thiên Thanh đã chia sẻ như sau:

  • Duy trì vệ sinh mắt hằng ngày với nước muối sinh lý 0.9%.
  • Không sử dụng chung khăn mặt, các vật dụng cá nhân.
  • Tránh để các loại hóa chất như: sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm,… dính vào trong mắt.
  • Khi ra ngoài, nên sử dụng kính chắn gió, chắn bụi.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất tốt cho mắt.
  • Vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại nơi đông người, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Nếu đi bơi thì cần chọn lựa bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn. Luôn sử dụng kính bơi và vệ sinh mắt với nước muối sinh lý ngay sau khi bơi.
  • Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt cần chú ý vệ sinh tay thường xuyên hoặc ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật trong phòng người bệnh.
  • Khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa mắt để phòng ngừa biến chứng.

vệ sinh mắt với nước muối sinh lý

Tóm lại, bệnh đau mắt đỏ thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng nên mỗi người cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *