Cận thị giả là gì? Nhận biết cận thị giả như thế nào?

Tình trạng cận thị giả hay cận thị tạm thời cũng có những biểu hiện giống với cận thị thật nên thường khiến người bệnh nhầm tưởng.

Việc tự ý sử dụng kính cận mà không thăm khám kỹ càng có thể khiến người cận thị giả bi đeo kính không đúng. Hãy cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu về tình trạng cận thị giả qua bài viết dưới đây!

1. Cận thị giả là gì?

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, cận thị giả cũng được xem là một dạng bệnh lý về mắt. Tuy nhiên, chúng không mang tính cố hữu mà chỉ là sự rối loạn về mắt một cách thoáng qua.

Cận thị giả được hiểu là sự thay đổi khúc xạ tạm thời, không liên tục ở mắt. Các tia sáng đi vào mắt bị cận thị giả cũng sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc mắt giống như cận thị thật.Hiện tượng này được lý giải là do sự co thắt thoáng qua ở cơ thể mi khiến công suất khúc xạ ở mắt tăng lên.

Cận thị giả hay cận thị tạm thời được phân chia thành 2 dạng sau:

  • Cận thị giả thực thể: Do sự kích động quá mức ở hệ thần kinh phó giao cảm.
  • Cận thị giả cơ năng: Do cảm giác mệt mỏi hay những khó chịu nhất thời ở mắt.

Hai dạng cận thị này thường bắt gặp ở những trường hợp có thời gian làm việc quá lâu, mắt phải điều tiết liên tục hoặc tâm lý căng thẳng.

cận thị giả

2. Phân biệt cận thị giả và cận thị thật

Cận thị giả và cận thị giả có thể phân biệt thông qua một số cách sau:

  • Tại nhà: Theo dõi thời gian hồi phục thị lực của mắt. Khi thấy mắt có dấu hiệu suy giảm thị lực nhưng sau thời gian từ 4 – 8 tiếng nghỉ ngơi, thư giãn, thị lực có sự phục hồi thì đó có thể là cận thị giả.
  • Tại bệnh viện: Việc thực hiện chẩn đoán cận thị giả hay thật tại bệnh viện sẽ cho kết quả chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành nhỏ thuốc liệt điều tiết để làm liệt cơ thể mi. Từ đó, có thể giúp các bác sĩ kiểm tra xem mắt có thật sự mắc tật khúc xạ hay không.

Một số trường hợp, người bệnh mắc cận thị giả nhưng thay vì tới gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám kĩ càng thì lại tới các cửa hàng bán kính để đo và cắt kính ngay. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc cận thị thật sau một thời gian đeo kính cận.

3. Nguyên nhân gây cận thị giả

Tình trạng cận thị này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau:

  • Làm việc, học tập ở khoảng cách gần trong thời gian dài khiến mắt phải liên tục điều tiết dẫn đến tình trạng mỏi nhức mắt, đau đầu, chảy nước mắt.
  • Bản thân gặp phải chấn thương vùng mắt hay mắc một số bệnh lý như: viêm thể mi hoặc do sử dụng Atropine Sulfate 0.01% trong thời gian dài….
    .

mỏi mắt do làm việc quá lâu

4. Cách nhận biết cận thị giả

Triệu chứng của bệnh khá tương tự như như triệu chứng của cận thị thông thường. Do vậy nên không ít người đã nhầm tưởng giữa cận thị thật và giả. Người mắc cận thị giả thường có một số dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Mắt có dấu hiệu nhức mỏi, chảy nước mắt.
  • Tầm nhìn xa kém, phải nheo mắt, dụi mắt để nhìn rõ vật.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên sẽ cải thiện sau khi mắt được nghỉ ngơi hợp lý, thị lực sẽ khôi phục lại bình thường. Nếu các tình trạng trên không thuyên giảm, người bệnh cận tới gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra xem mắt có mắt tật cận thị thông thường hay không.

5. Cách điều trị

Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi và chế độ ăn uống hợp lý.
  • Mức độ nặng: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kính chuyên dụng giúp mắt điều tiết một cách nhẹ nhàng. Người bệnh sẽ dừng sử dụng kính sau khi thị lực đã hồi phục trở lại.

khám và điều trị cận thị tạm thời

6. Cách phòng tránh

Để phòng tránh tình trạng này, mỗi người cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Sử dụng quy tắc 20-20-20 giúp mắt được nghỉ ngơi, tránh tình trạng co thắt cơ thể mi: 20 phút làm việc để mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).
  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc/học tập hoặc khi xem tivi, tránh để mắt nhìn vật quá gần.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, C, E,… trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời với thời gian khuyến cáo nhiều hơn 2 giờ/ngày.
  • Dành thời gian massage và tập thể dục cho mắt.
  • Tra thêm các thuốc chống mỏi điều tiết và nước mắt nhân tạo để tránh tình trạng mắt khô, mỏi.

Tóm lại, cận thị giả chỉ là sự rối loạn về khúc xạ ở mắt một cách tạm thời. Tuy nhiên, mỗi người cần thăm khám kỹ càng khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, tránh việc tự ý điều trị gây ra những ảnh hưởng đến thị lực.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *