Hiểu rõ về cận thị ban đêm: Triệu chứng và phương pháp điều trị
Cận thị ban đêm là một trong những dạng tật khúc xạ tuy không quá phổ biến nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người mắc.
Ngoài việc gây suy giảm thị lực thì tình trạng này cũng khiến người mắc gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông. Cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu chi tiết về cận thị ban đêm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Cận thị ban đêm là gì?
Đây là một trong năm dạng của bệnh cận thị (cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thứ phát, cận thị thoái hóa). Đúng như tên gọi, bệnh khiến người mắc bị suy giảm tầm nhìn và khả năng nhìn vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng. Tuy nhiên vào ban ngày, thị lực của người bệnh vẫn bình thường.
Theo các bác sĩ, để có thể nhìn rõ các vật xung quanh vào ban đêm cơ mắt phải hoạt động nhiều hơn.Lúc này, đồng tử mắt sẽ cần giãn ra để lấy được nhiều ánh sáng hơn. Điều này dẫn đến việc võng mạc bị mờ khiến hình ảnh bị biến dạng khi đi vào mắt.
Một số thống kê cho thấy rằng, người mắc cận thị ban đêm thường liên quan đến các vụ tai nạn nhiều hơn so với người bình thường. Đối tượng mắc cận thị ban đêm cũng tập trung nhiều ở lứa tuổi thiếu niên hơn là người lớn tuổi.
2. Triệu chứng của cận thị ban đêm
Triệu chứng rõ nét nhất của bệnh chính là tình trạng suy giảm thị lực trong môi trường tối hoặc không đủ ánh sáng.
Bên cạnh đó, cận thị ban đêm còn có một số triệu chứng khác như:
- Thường xuyên nheo mắt.
- Mắt có dấu hiệu nhức mỏi, rát do phải điều tiết nhiều trong môi trường thiếu sáng.
- Nhìn các vật không rõ nét, bị mờ do mắt không thể điều tiết đủ lượng ánh sáng cần thiết để tập trung trên võng mắt mắt. Đặc biệt là trong các trường hợp nhìn biển báo giao thông, đèn giao thông vào buổi tối.
- Thấy bóng mờ của các vật khi nhìn.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, người bệnh cần tới các cơ sở y tế nhãn khoa để được kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời.
3. Nguyên nhân gây cận thị ban đêm
Trên thực tế, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây cận thị ban đêm. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được xem là nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh:
- Thiếu hụt vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền và tạo hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các sắc tố cần thiết giúp mắt nhìn rõ các vật trong môi trường ánh sáng yếu.
- Di truyền
Khi bố mẹ có mắc cận thị càng cao thì khả năng di truyền bệnh cho con cũng càng lớn. Trong trường hợp bố mẹ không bị cận thị thì tỉ lệ con mắc bệnh nằm trong khoảng từ 6% -15%.
4. Phương pháp điều trị
Bệnh không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người mắc vào ban ngày. Tuy nhiên, làm sao để khắc phục tình trạng này vào ban đêm là điều khiến nhiều người bệnh băn khoăn. Người mắc bệnh cần cẩn thận và chú ý hơn khi làm việc, tham gia giao thông khi trời trở tối hoặc trong môi trường ánh sáng yếu. Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh cho biết, hiện nay có 2 cách điều trị cận thị ban đêm chủ yếu:
- Sử dụng kính gọng
Đây được xem là phương pháp điều trị cận thị ban đêm đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, sử dụng kính gọng cũng mang lại cho người bệnh một số bất tiện như: khó khăn khi tham gia giao thông khi trời mưa, kính hấp hơi,…
- Sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng có tác dụng tương tự kính gọng và tính thẩm mỹ cao hơn. Để sử dụng kính áp tròng an toàn, người bệnh cần tuân thủ quy trình vệ sinh, bảo quản kính đúng cách.
Việc sử dụng kính gọng hay kính áp tròng là tùy theo lựa chọn của mỗi người. Người bệnh cần cân nhắc ưu nhược điểm của mỗi loại cũng như tham khảo sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. để có lựa chọn phù hợp.
Hy vọng, những thông tin mà Bệnh viện Mắt Thiên Thanh vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng cận thị ban đêm. Đừng quên ghé thăm website của bệnh viện thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích về nhãn khoa nhé!