Top 10 bệnh về mắt phổ biến thường gặp

Trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, mắt thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, khói bụi khiến các bệnh về mắt gia tăng.

Đôi mắt giúp con người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Cũng nhờ đó mà con người có thể hoàn thành các công việc và các hoạt động thường ngày. Khi mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì rất có thể mắt đã mắc phải một bệnh về mắt nào đó.

1. Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một trong những bệnh về mắt thường gặp nhất. Mắt con người có thể nhìn thấy được là do ánh sáng đi qua giác mạc và hội tụ đúng trên võng mạc của mắt. Khi mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), các tia sáng đi qua giác mạc sẽ hội tụ ở phía trước/phía sau võng mạc khiến hình ảnh không sắc nét.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thói quen sinh hoạt không hợp lý, bẩm sinh/di truyền,… Khi mắc tật khúc xạ, người bệnh sẽ thường gặp một số biểu hiện như:

  • Hay nheo mắt, dụi mắt, nhức đầu.
  • Không nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa/gần hoặc cả hai.
  • Nhìn ánh sáng thấy chói, thấy quầng sáng xung quanh ánh đèn.

Để có thể khắc phục tật khúc xạ, người dưới 18 tuổi có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau:

  • Đeo kính gọng.
  • Sử dụng kính áp tròng mềm.
  • Sử dụng kính áp tròng cứng (Ortho – K).

Với người trên 18 tuổi, nếu không muốn đeo kính thì có thể thực hiện phẫu thuật điều trị tật khúc xạ. ReLEx SMILE, Femtosecond Lasik, Phakic ICL đang là các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Người bệnh cần đi khám mắt chuyên sâu trước khi mổ để được kiểm tra và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

bac si thuc hien phau thuat dieu tri tat khuc xa

2. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc là bệnh lý về mắt xảy ra quanh năm và thường bùng phát thành dịch vào thời điểm cuối hè, đầu thu. Đau mắt đỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng,… Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng phổ biến như:

  • Đỏ, ngứa và thấy cộm ở mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mắt tiết nhiều dịch, chảy nước mắt nhiều.

Đau mắt đỏ là bệnh lý lành tính, ít gây biến chứng nếu điều trị đúng cách. Bệnh thường kéo dài trong vòng từ 1- 2 tuần. Người mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

3. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm với biểu hiện phổ biến là khô mắt, mí mắt sưng đỏ và có cảm giác nóng, rát. Tình trạng viêm bờ mi mắt có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn hoặc do sự bít tắc tuyến sản xuất dầu trên mí mắt.
Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu. Một số biện pháp điều trị bệnh phổ biến như: Chườm ấm, làm sạch mí mắt, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

mắt bị viêm bờ mi

4. Chắp, lẹo mắt

Chắp và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây cảm giác đau nhức, phù nề ở mi mắt. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu trong khi làm việc hay sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Người bị chắp mắt thường có một số dấu hiệu như: Mắt đỏ, sưng đau và có cảm giác khó chịu ở bề mặt kết mạc của mí mắt. Đối với lẹo, mắt sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, vùng mí mắt thường tấy đỏ và có thể kèm theo chảy nước mắt.

Bệnh thường tự khỏi sau 2-3 tuần nếu được vệ sinh đúng cách. Với các trường hợp nặng (chảy máu, mưng mủ), người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để khám và tư vấn điều trị.

5. Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là bệnh lý nguy hiểm có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra khi giác mạc của mắt bị trầy hoặc nhiễm trùng do các nguyên nhân như:

  • Nhiễm khuẩn, virus hoặc nấm.
  • Chấn thương mắt.
  • Biến chứng của một số bệnh lý: quặm mi, bướu cổ,…

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần tăng hiệu quả điều trị. Ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể cần tiến hành ghép giác mạc, thậm chí là khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn.

mắt bị viêm loét giác mạc

6. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một trong những bệnh về mắt gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể chủ yếu là do lão hóa hoặc do biến chứng các bệnh về mắt khác, chấn thương mắt, bẩm sinh,…

Bệnh đục thủy tinh thể thường được điều trị bằng phẫu thuật Phaco. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm: thời gian phẫu thuật ngắn, độ an toàn, chính xác cao, hạn chế biến chứng,… Đối với trẻ em, việc thực hiện phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh cần phải được thực hiện trước 6 tuần tuổi.

đục thủy tinh thể mắt trái

7. Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa vĩnh viễn trên thế giới, sau đục thủy tinh thể. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, người bị viễn thị, người trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng nhãn áp thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân chính của bệnh tăng nhãn áp là do sự gia tăng áp suất chất lỏng trong mắt gây tổn thương tới các dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Bệnh có thể xảy ra một cách bất ngờ mà không có bất cứ dấu hiệu nào. Một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến như: do thuốc (đặc biệt là corticoid), chấn thương mắt,… Do vậy, việc khám mắt định kỳ thường xuyên góp phần quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Hiện nay, bệnh tăng nhãn áp thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc và phẫu thuật nếu cần thiết.

8. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm xảy ra bên trong mắt khiến mắt sưng và đỏ. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm độc, chấn thương, viêm nhiễm do vi khuẩn,… Bệnh có thể nhanh chóng lan rộng và gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Một số biểu hiện phổ biến của viêm màng bồ đào như:
Mắt nhìn mờ như nhìn qua 1 lớp màn sương.
Đỏ mắt, đau nhức mắt.
Xuất hiện hiện tượng ruồi bay.

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.

bệnh viêm màng bồ đào ở mắt

9. Lác mắt

Lác mắt là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng khi nhìn vật. Đây là bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cả thị lực. Lác mắt xảy ra do một số nguyên nhân như: di truyền, tật khúc xạ,…

Nếu trẻ bị lác được phát hiện và điều trị sớm, khả năng phục hồi chức năng thị giác sẽ càng cao. Trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều chỉnh lác bằng kính. Việc này giúp mắt nhìn rõ hình ảnh và tạo điều kiện để 2 mắt phối hợp thị giác tốt hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phối hợp một số phương pháp khác như: bịt mắt, sử dụng thuốc,… thậm chí là phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng giữa 2 mắt.

10. Thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng có vai trò quan trọng đối với thị lực vùng trung tâm. Thoái hóa điểm vàng khiến mắt mất đi khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng thị giác, các hình ảnh trở méo méo, thiếu sự sắc nét.

Theo các nghiên cứu, có đến 50% các trường hợp suy giảm thị lực có nguyên nhân xuất phát từ thoái hóa điểm vàng. Bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi và thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy bệnh không gây mù hoàn toàn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng đọc, lái xe và nhận biết màu sắc.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc tiên tiến hàng đầu thế giới, bệnh viện Mắt Thiên Thanh tự tin mang đến cho trải nghiệm thăm khám và điều trị bệnh về mắt chuyên nghiệp và chu đáo cho tất cả các khách hàng.

khách hàng điều trị bệnh về mắt tại bệnh viện

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề các bệnh về mắt thường gặp. Đừng quên theo dõi website bệnh viện thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin nhãn khoa nhé!

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *