Bệnh cận thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh cận thị ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ước tính đến năm 2050, trên thế giới có một nửa dân số mắc bệnh.
Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà kéo theo đó là sự bất tiện, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, làm việc của người mắc. Vậy bệnh cận thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cận thị như thế nào? Cùng bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Tìm hiểu khái niệm bệnh cận thị là gì?
Bệnh cận thị là một trong các dạng tật khúc xạ phổ biến khiến người mắc khó có thể nhìn rõ các vật ở xa. Khi mắc cận thị, hình ảnh qua giác mạc sẽ được hội tụ trước võng mạc mắt thay vì trên võng mạc như bình thường. Cận thị thường gặp ở độ tuổi học đường hoặc các bạn thanh thiếu niên, nhất là từ 8 – 15 tuổi.
Cận thị có 3 mức độ như sau:
- Cận thị nhẹ: dưới 3 đi-ốp.
- Cận thị trung bình: từ 3 đi-ốp đến dưới 6 đi-ốp.
- Cận thị nặng: trên 6 đi-ốp.
- Cận thị rất nặng: trên 9 đi-ốp.
Người mắc cận thị không chỉ gặp các khó khăn, bất tiện trong cuộc sống mà còn gặp còn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt cao hơn người bình thường.
2. Phân loại cận thị
Trong y khoa, cận thị được chia thành 4 dạng như sau:
- Cận thị đơn thuần: Đây là loại cận thị thường gặp nhất. Bệnh thường do yếu tố di truyền hoặc mắc phải trong quá trình sinh hoạt, làm việc không điều độ. Cận thị đơn thuần thường có xu hướng tiến triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.
- Cận thị thứ phát: Bệnh thường xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc hay một số bệnh lý như: đái tháo đường, sơ hóa thủy tinh thể,…
- Cận thị giả: Thường xảy ra do mắt phải điều tiết quá nhiều khiến thị lực suy giảm tạm thời. Cận thị giả có các dấu hiệu tương tự cận thị bình thường nhưng thị lực sẽ dần hồi phục sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Cận thị thoái hóa: Người bị cận thị thoái hóa thường có độ cận cao kèm theo sự thoái hóa võng mạc nằm ở bán cầu sau của nhãn cầu. Bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực ở mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây bệnh cận thị
Các bác sĩ bệnh viện Mắt Thiên Thanh cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị:
Di truyền
Cha mẹ bị cận thị thì nguy cơ con bị cận thị cũng sẽ cao hơn, dao động từ 23% đến 40%. Ở các trường hợp cha mẹ không bị cận thị thì tỉ lệ này cũng ở mức từ 6% đến 15%.
Thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu lành mạnh, khoa học
Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, học tập tại nơi không đủ ảnh sáng, nhìn gần trong khoảng thời gian dài,…. đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến cận thị.
Bẩm sinh
Bố mẹ cận thị rất nặng hoặc trẻ sinh non, thiếu tháng có nguy cơ mắc cận thị khi vừa sinh ra. Các trường hợp này, độ cận ở trẻ thường khá cao và thường tiến triển khá nhanh, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm về mắt như: nhược thị, lác mắt,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Các triệu chứng của bệnh cận thị
Cận thị có thể nhận biết dễ dàng thông qua một số biểu hiện sau:
- Mờ mắt khi nhìn các vật ở khoảng cách xa như: biến báo giao thông, biển quảng cáo,…
- Nheo mắt, chớp mắt nhiều để nhìn rõ vật hơn.
- Mỏi mắt, đau nhức đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu.
Đối với trẻ con, cha mẹ có thể phát hiện những triệu chứng cận thị ở trẻ thông qua một số dấu hiệu như:
- Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc đọc sách ở khoảng cách gần.
- Trẻ nheo mắt, dụi mắt hoặc nghiêng đầu thường xuyên khi nhìn bảng.
- Trẻ hay chảy nước mắt, thường xuyên kêu nhức/đau đầu.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra mắt sớm. Bởi khi trẻ quá nhỏ tuổi sẽ khó có thể nhận biết các dấu hiệu cận thị để nói với cha mẹ.
5. Phương pháp điều trị bệnh cận thị hiệu quả
Để điều trị cận thị, người bệnh có thể lựa chọn một trong số các biện pháp sau đây: đeo kính gọng, đeo kính áp tròng mềm, sử dụng kính Ortho – K hoặc phẫu thuật.
5.1 Sử dụng kính
Đây là giải pháp được hầu hết người bệnh lựa chọn bởi sự nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng kính khiến người bệnh gặp một số bất tiện khi chơi thể thao hay tham gia giao thông khi trời mưa,… Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn sử dụng kính áp tròng mềm để khắc phục yếu tố thẩm mỹ. Khi sử dụng kính áp tròng mềm, người bệnh cần chú ý sử dụng, vệ sinh và bảo quản kính đúng cách. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng hay những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
Ngoài 2 loại kính trên, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K. Đây là loại kính có thiết kế đặc biệt, được sử dụng riêng vào ban đêm. Sau khi tháo kính, người bệnh có thể nhìn rõ vật mà không cần phụ thuộc vào kính gọng. Người bệnh cần đeo kính Ortho-K tối thiểu 6 tiếng ban đêm để kính phát huy hiệu quả. Đặc biệt, do có tác dụng định hình giác mạc tạm thời nên người bệnh cần duy trì sử dụng để tầm nhìn luôn sáng rõ. Ngoài ra, kính Ortho-K còn được các bác sĩ nhãn khoa đánh giá cao trong việc kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ.
5.2 Phẫu thuật
Đến nay, phẫu thuật điều trị cận thị và các tật khúc xạ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để phẫu thuật, người bệnh cần đáp ứng một số điều kiện như: từ 18 tuổi trở lên, độ khúc xạ ổn định,… Đây được xem là phương pháp xóa cận thị an toàn, nhanh chóng và có hiệu quả lâu dài. Các phương pháp phẫu thuật cũng rất đa dạng nhưng Femtosecond Lasik, ReLEx SMILE và Phakic ICL đang là 3 phương pháp hiện đại, tiến tiến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng mắt của mỗi người. Người bệnh cần thăm khám mắt chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được kiểm tra và lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tự tin là đơn vị y tế chuyên khoa mắt sở hữu đội ngũ bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc tân tiến nhất trên thế giới. Tại đây, người bệnh không chỉ được thăm khám và tư vấn kỹ càng mà còn nhận được sự chăm sóc tận tâm, chu đáo từ đội ngũ nhân viên bệnh viện.Kể từ khi thành lập, bệnh viện Mắt Thiên Thanh đã tiếp đón hơn 15.000 lượt khách hàng tới sử dụng dịch vụ, thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật bệnh lý về mắt.
Như vậy, nhìn chung bệnh cận thị khiến người mắc gặp khó khăn khi nhìn xa. Cận thị có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bẩm sinh, di truyền, thói quen không lành mạnh,… Tùy theo từng nhu cầu mà người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.