Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Triệu chứng của viễn thị

Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Viễn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành hay người già.

Bên cạnh tật cận thị, viễn thị cũng là một loại tật khúc xạ nhiều người mắc phải. Viễn thị khiến tầm nhìn giảm sút, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Bởi vậy nên viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào hay triệu chứng của viễn thị là băn khoăn của rất nhiều người. Cùng Bệnh viện Mắt Thiên Thanh tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về viễn thị

Bình thường, khi các hình ảnh đi qua mắt sẽ hội tụ trên võng mạc mắt. Tuy nhiên, trên mắt viễn thị, hình ảnh sau khi qua nhãn cầu sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Do đó, các tín hiệu hình ảnh truyền về não bộ đều mờ nhòe, không sắc nét. Trái ngược với người cận thị, người mắc viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa và gặp khó khăn với các vật ở vị trí gần.

Về cơ bản, viễn thị được chia thành 3 mức độ sau:

  • Mức độ nhẹ: Độ viễn dưới 1 đi-ốp.
  • Mức độ trung bình: Độ viễn từ 1 – 4 đi-ốp.
  • Mức độ nặng: Độ viễn trên 4 đi-ốp.

1.1. Nguyên nhân gây viễn thị ở mắt

Viễn thị ở mắt xảy ra là do sự bất thường của cấu trúc giác mạc.Giác mạc mắt không đủ độ cong, trục phía trước hoặc phía sau của giác mạc không đủ dài,… đều sẽ dẫn đến tình trạng viễn thị.

Ngoài ra, tật viễn thị ở mắt cũng có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Vấn đề bẩm sinh, di truyền: Trẻ sinh ra có trục nhãn cầu quá ngắn thường sẽ mắc viễn thị ở mức độ khá nặng (viễn thị bẩm sinh). Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ bị mắc viễn thị thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc viễn thị cũng cao hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Khoảng cách nhìn của mắt khi làm việc không hợp lý, hay nhìn xa,…
  • Lão hóa tự nhiên: Càng lớn tuổi thể thủy tinh bị mất dần tính đàn hồi khiến mắt mắc tật viễn thị.
  • Do một số bệnh lý: khối u ở mắt, bệnh về võng mạc,…

lão hóa tự nhiên là nguyên nhân gây viễn thị

1.2. Các triệu chứng thường gặp ở viễn thị

Các triệu chứng của viễn thị mà người bệnh có thể gặp:

  • Thường xuyên thấy nhức đầu, đau mỏi mắt.
  • Cảm thấy nặng phần trán, đau hai bên thái dương.
  • Cảm thấy nhìn xa dễ hơn nhìn gần, hình ảnh khi nhìn gần mờ, không sắc nét.
  • Mắt có tình trạng bị lác trong.

Mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau do yếu tố cơ địa. Để xác định chính xác tình trạng viễn thị hay sức khỏe mắt nói chung, người bệnh cần khám và nhận sự tư vấn khúc xạ với cử nhân khúc xạ nhãn khoa hoặc bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm:

2. Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào?

Để trả lời câu hỏi viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào, các bác sĩ nhãn khoa cho biết mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc viễn thị. Độ tuổi mắc viễn thị phổ biến là ngoài 40 tuổi và thường sẽ phát triển nặng khi bước vào độ tuổi 65 trở đi.

2.1. Viễn thị ở trẻ em

Trẻ em thường có xu hướng mắc tật cận thị nhiều hơn là viễn thị. Tuy nhiên, số trẻ em mắc viễn thị vẫn khá cao, chủ yếu là do bẩm sinh, di truyền từ cha mẹ. Ở trường hợp này, giác mạc của trẻ thường bị dẹt quá mức hoặc các trục có độ dài ngắn hơn bình thường.

Các bác sĩ sẽ không đánh giá độ viễn ở trẻ ngay lúc này bởi trục nhãn cầu vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Theo thời gian trẻ lớn lên, mắt cũng dần tăng trưởng và hoàn thiện, tình trạng viễn thị ở trẻ có thể được cải thiện dần. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến mắt không phát triển được nữa thì trẻ sẽ mắc viễn thị bẩm sinh. Tình trạng viễn thị ở trẻ thường được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học cấp 1.

viễn thị ở trẻ em

2.2. Viễn thị ở người trưởng thành

Khi bước vào độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), tình trạng viễn thị ở mắt sẽ trở nên ổn định hơn. Chiều dài nhãn cầu ít có sự thay đổi, độ viễn cũng không có chiều hướng tăng lên nữa.

Ở khoảng thời gian này, người bệnh có thể biết được chính xác độ viễn của mắt. Từ đó, lựa chọn các phương pháp chăm sóc, luyện tập và điều trị hiệu quả giúp cải thiện tầm nhìn và nâng cao sức khỏe đôi mắt.

2.3. Viễn thị ở người ngoài 40 tuổi

Ngoài 40 tuổi là độ tuổi có khả năng mắc viễn thị cao nhất. Việc kiểm tra mắt định kỳ là điều cần thiết ngay cả khi mắt vẫn khỏe mạnh. Một khi mắt xuất hiện tình trạng suy giảm thị lực, người bệnh cần có phương pháp khắc phục phù hợp để ngăn chặn sự tiến triển của viễn thị.

Bước vào độ tuổi ngoài 65, viễn thị có thể gây ra những tổn thương cho mắt khi ở mức độ nặng. Về lâu dài, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, mắt có thể bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

3. Điều trị viễn thị như thế nào?

Cũng giống như cận thị, để điều trị tình trạng viễn thị, trong ngành nhãn khoa đang sử dụng 3 phương pháp phổ biến sau:

3.1. Sử dụng kính gọng để điều trị viễn thị

Kính gọng luôn là giải pháp nhanh chóng, tiện lợi được nhiều người lựa chọn. Với mức chi phí phù hợp với tài chính của đại đa số, người mắc viễn thị đã có thể cải thiện tầm nhìn một cách dễ dàng.

Người mắc viễn thị cần thăm khám cẩn thận để lựa chọn kính có độ viễn phù hợp với mắt. Ngoài ra, kính viễn thị cũng cần có chiết suất cao, độ phản quang hay chống lóa để tầm nhìn được cải thiện tốt nhất. Mặc dù vậy, kính gọng cũng có một số bất tiện khi sử dụng như: khó khăn khi di chuyển trong trời mưa hay khi vận động mạnh,…

Đối với trẻ em mắc viễn thị thì không nhất thiết phải đeo kính. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp trẻ mắc cận thị nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ đeo kính để cải thiện tầm nhìn.

Xem thêm: Viễn thị đeo kính gì? Cần lưu ý gì khi chọn kính viễn thị?

người viễn thị đeo kính

3.2. Sử dụng kính Ortho – K điều trị viễn thị

Kính Ortho – K với thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh tạm thời giác mạc trong khi ngủ ( từ 6 -8 tiếng ban đêm). Kính Ortho – K mặc dù cũng là kính áp tròng nhưng cứng hơn loại kính áp tròng mềm thông thường. Sau khi tháo kính, mắt có thể nhìn rõ vật mà không cần sử dụng thêm kính gọng.

Kính áp tròng cứng Ortho – K đã được FDA chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng. Mọi đối tượng mắc viễn thị đều có thể sử dụng kính. Tuy nhiên, Ortho – K được khuyến khích sử dụng cho trẻ, những người không muốn phẫu thuật mổ cận hoặc chưa đủ 18 tuổi. Để sử dụng kính đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn, người bệnh cần khám và tư vấn sử dụng kính tiếp xúc cứng một cách chi tiết từ người có đủ chuyên môn.

3.3. Phẫu thuật điều trị viễn thị

Phẫu thuật là cách tốt nhất để có thể điều trị dứt điểm viễn thị. Tuy nhiên, người bệnh cần đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện phẫu thuật cơ bản khác. Với sự tiên tiến trong y khoa, các phương pháp phẫu thuật hiện nay đều có thời gian thực hiện ngắn, tốc độ phục hồi nhanh và hạn chế nhiều biến chứng sau mổ.

Femtosecond Lasik, ReLEx SMILE và Phakic ICL là 3 phương pháp phẫu thuật tiên tiến được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những điểm ưu việt riêng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Để kiểm tra xem bản thân có đủ điều kiện phẫu thuật và phù hợp với phương pháp nào, người bệnh cần tiến hành khám mắt chuyên sâu trước mổ cận. Dựa theo các kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra sự tư vấn phù hợp và an toàn nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu về các cách khắc phục viễn thị phổ biến hiện nay

bác sĩ phẫu thuật điều trị viễn thị

4. Chăm sóc mắt viễn thị đúng cách

Viễn thị có tiến triển mạnh, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:lác mắt, nhược thị,… đe dọa nghiêm trọng tới thị lực. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh, chăm sóc mắt viễn thị đúng cách sẽ phần nào giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế sự tăng độ viễn ở mắt.

Người mắc viễn thị có thể thay đổi, xây dựng các hoạt động, thói quen lành mạnh sau đây:

  • Làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, hạn chế thức khuya.
  • Giữ đúng tư thế ngồi, khoảng cách nhìn khi làm việc, học tập, giải trí.
  • Dành thời gian 4 -5 phút cho mắt nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút làm việc.
  • Bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cho mắt như: vitamin A, E,C, axit béo,…
  • Dành thời gian tập thể dục, massage mắt giúp mắt khỏe hơn, thư giãn hơn.
  • Tái khám mắt viễn thị định kỳ hoặc theo yêu cầu của bác sĩ.

Như vậy, băn khoăn viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào của nhiều người đã được các bác sĩ giải đáp chi tiết. Việc nắm rõ đối tượng thường mắc viễn thị cùng các triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chăm sóc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

4.9/5 - (8 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *