17 tuổi mổ mắt được không? Tìm hiểu từ A đến Z trước khi quyết định
17 tuổi mổ mắt được không? Tìm hiểu chi tiết giúp bạn hiểu rõ điều kiện, rủi ro và giải pháp phù hợp trước khi quyết định phẫu thuật mắt cận
Việc mổ mắt ở tuổi 17 là một vấn đề được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu cải thiện thị lực ngày càng cao. Tuy nhiên, độ tuổi vị thành niên vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nên cần đánh giá kỹ lưỡng về khả năng và mức độ phù hợp trước khi quyết định phẫu thuật. Vậy 17 tuổi mổ mắt được không? Bệnh viện Mắt Thiên Thanh sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ các điều kiện, rủi ro và lựa chọn thay thế phù hợp khi cân nhắc mổ mắt ở tuổi 17 trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Tổng quan về mổ mắt khúc xạ
1.1 Mổ mắt khúc xạ là gì?
Mổ mắt khúc xạ là phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật để điều chỉnh các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Mục tiêu của phẫu thuật là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc (hoặc bổ sung thấu kính nội nhãn) để ánh sáng đi mắt hội tụ đúng vào võng mạc, từ đó giúp mắt nhìn rõ mà không cần dùng kính gọng hay kính áp tròng.
1.2 Những ai nên mổ mắt khúc xạ?
Mổ mắt được coi là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ và được thực hiện theo nhu cầu cá nhân. Những người mong muốn không còn phải phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng trong sinh hoạt hằng ngày có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Đặc biệt, những ai dự định làm việc trong các ngành nghề yêu cầu thị lực tốt như phi công, công an, quân đội, vận động viên chuyên nghiệp,… cũng thường được khuyến khích mổ cận để đáp ứng điều kiện tuyển chọn. Tuy nhiên, để quyết định có nên mổ hay không, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
2. 17 tuổi có mổ mắt được không?
2.1 Độ tuổi tối thiểu để mổ mắt theo khuyến cáo
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa và tổ chức y tế, độ tuổi lý tưởng để mổ mắt khúc xạ là từ 18 tuổi trở lên, khi khúc xạ mắt đã ổn định. Việc mổ mắt trước 18 tuổi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro do mắt còn đang phát triển.
2.2 Trường hợp ngoại lệ có thể được xem xét mổ
Trong một số trường hợp đặc biệt như:
- Độ cận quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống
- Có lý do nghề nghiệp đặc thù (thi tuyển, du học…)
- Độ lệch giữa 2 mắt quá lớn không thể đeo kính gọng/kính áp tròng hoặc 1 mắt bình thường và 1 mắt cận quá lớn.
Bác sĩ vẫn có thể xem xét, đánh giá trên từng trường hợp cụ thể và chi định phẫu thuật nếu có đủ các điều kiện khắt khe cũng như tình trạng sức khỏe mắt.
2.3 Nguy cơ và rủi ro khi mổ mắt ở tuổi 17
Thực hiện mổ cận ở tuổi 17, người bệnh có thể gặp phải một số nguy cơ cao như:
- Khả năng tái cận cao do mắt chưa ổn định hoàn toàn
- Hiệu quả thị lực có thể không duy trì ổn định lâu dài
Vì vậy, nếu không có chỉ định đặc biệt thì người bệnh không nên mổ cận. Việc mổ cận tuổi 17 cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ lưỡng.
3. Mổ mắt ở tuổi vị thành niên: Nên hay không nên?
3.1 Góc nhìn từ chuyên gia nhãn khoa
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh chia sẻ rằng: việc mổ mắt khúc xạ nên được thực hiện sau 18 tuổi khi cơ thể đã bước vào giai đoạn trưởng thành và thị lực có xu hướng ổn định. Dưới 18 tuổi, trục nhãn cầu vẫn có thể tiếp tục dài ra làm độ cận tăng lên. Thực hiện phẫu thuật quá sớm có thể làm giảm hiệu quả lâu dài của ca mổ và tăng nguy cơ tái cận hoặc phải mổ lại trong tương lai.
Ngoài ra, các bác sĩ còn nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý và khả năng hợp tác của người bệnh trong quá trình chăm sóc hậu phẫu – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và độ an toàn sau mổ. Điều này càng cần được chú trọng hơn ở đối tượng là vị thành niên.
3.2 Ưu – nhược điểm nếu thực hiện mổ sớm
Ưu điểm:
- Không còn phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng ở độ tuổi đang học tập, luyện thi, thi đấu thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều.
- Cải thiện sự tự tin, giảm cảm giác tự ti với ngoại hình khi đeo kính, đặc biệt trong độ tuổi có nhiều sự thay đổi trong tâm sinh lý.
Nhược điểm:
- Nguy cơ tái cận cao do độ khúc xạ chưa ổn định, người bệnh có thể phải mổ bổ sung hoặc tiếp tục sử dụng kính sau một thời gian ngắn phẫu thuật.
- Hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp mổ nếu mắt chưa phát triển hoàn toàn hoặc giác mạc còn quá mỏng.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý chủ quan, không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc hậu phẫu, từ đó dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
4. Điều kiện cần thiết để mổ mắt cận thị
4.1 Kiểm tra & đánh giá trước phẫu thuật
Để được mổ mắt, bạn cần thực hiện các kiểm tra chuyên sâu bao gồm nhiều bước như:
- Đo khúc xạ mắt và đánh giá độ ổn định
- Kiểm tra độ dày giác mạc
- Chụp bản đồ giác mạc và đo áp lực nội nhãn
- Khám tổng thể về tình trạng mắt
Từ đó, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám, xác định bạn có đủ điều kiện mổ hay không và tư vấn phương pháp tối ưu nhất cho từng trường hợp.
4.2 Các phương pháp mổ mắt phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ mắt cận khác nhau nhưng phổ biến nhất là 3 phương pháp sau:
- Femto LASIK: Sử dụng tia laser để tạo vạt giác mạc và điều chỉnh tật khúc xạ.
- ReLEx SMILE: Không tạo vạt giác mạc, hạn chế tối đa tác động đến đến giác mạc. có độ phục hồi nhanh.
- Phakic ICL: Phương pháp đặt thấu kính nội nhãn, phù hợp cho người có giác mạc mỏng, độ cận cao.
5. Giải pháp thay thế khi chưa thể mổ
5.1 Đeo kính gọng, kính áp tròng
Đây vẫn là giải pháp an toàn và hiệu quả trong giai đoạn chưa đủ điều kiện phẫu thuật. Kính gọng giúp điều chỉnh thị lực mà không can thiệp trực tiếp vào cấu trúc mắt.
5.2 Ortho-K – Giải pháp tạm thời không phẫu thuật
Ortho-K là kính áp tròng cứng đeo ban đêm, giúp định hình lại giác mạc tạm thời để ban ngày không cần đeo kính. Tuy nhiên, phương pháp này cần duy trì liên tục và có chi phí khá cao so với việc đeo kính gọng hay kính áp tròng. Người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định lựa chọn giải pháp này.
6. Kết luận
Như vậy, để trả lời rằng “17 tuổi mổ mắt được không” thì câu trả lời là có thể nhưng cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng cụ thể của mắt và lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ nhãn khoa. Nếu chưa thật sự cần thiết hoặc mắt chưa đủ điều kiện, bạn nên chờ đến tuổi trưởng thành và độ cận ổn định hơn để phẫu thuật an toàn, hiệu quả và lâu dài. Trong thời gian chờ, bạn vẫn có thể sử dụng các giải pháp thay thế như kính gọng, kính áp tròng hoặc Ortho-K để cải thiện thị lực.
Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Bệnh viện Mắt Thiên Thanh để được hỗ trợ nhanh chóng:
Hotline: 038 8967 699
Website: https://matthienthanh.com
Fanpage Facebook: Bệnh viện Mắt Thiên Thanh
*Bài viết trên mang nội dung tham khảo, không dùng thay thế cho việc chẩn đoán bệnh hay điều trị chuyên sâu.